Lập bảng tóm tắt những thành tựu tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc của Việt Nam

259

Với giải Luyện tập 1 trang 26 Chuyên đề Lịch Sử 11 Cánh diều chi tiết trong Chuyên đề Nghệ thuật thời Lê trung hưng và thời Nguyễn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Lập bảng tóm tắt những thành tựu tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc của Việt Nam

Luyện tập 1 trang 26 Chuyên đề Lịch Sử 11: Lập bảng tóm tắt những thành tựu tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc của Việt Nam dưới thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng và Nguyễn theo mẫu sau:

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Nghệ thuật thời Lê trung hưng và thời Nguyễn (ảnh 10)

Lời giải:

(*) Lưu ý: Học sinh điền các thông tin sau vào bảng

♦ Thời Lý

- Kiến trúc

+ Kinh thành Thăng Long là công trình nổi bật nhất trong loại hình kiến trúc cung đình.

+ Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian có sự phát triển. Nhiều đình, chùa, miếu được xây dựng.

+ Đặc điểm: loại hình phong phú; quy hoạch thống nhất, cân xứng; trang trí tinh xảo và có sự hài hòa với cảnh quan thiên nhiên xung quanh; có sự kế thừa nghệ thuật truyền thống của người Việt và sự tiếp thu những yếu tố văn hóa bên ngoài.

- Điêu khắc

+ Chủ yếu sử dụng các chất liệu như: đá, gốm, gỗ, đất nung,…

+ Hình tượng điêu khắc chủ yếu là: cảnh thiên nhiên và các linh vật.

+ Nghệ thuật đúc đồng phát triển.

+ Đặc điểm: khắc họa chân thực, đơn giản, uyển chuyển, mềm mại và mang đậm tính bản địa.

♦ Thời Trần

- Kiến trúc

+ Kiến trúc cung đình: ngoài hệ thống cung điện tại Kinh thành Thăng Long, nhà Trần còn xây dựng thêm các cung điện, lăng mộ ở một số nơi khác.

+ Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển: nhiều đền, chùa, đình, miếu,… được trùng tu hoặc xây mới.

+ Đặc điểm: loại hình phong phú; quy hoạch thống nhất, cân xứng; trang trí tinh xảo và có sự hài hòa với cảnh quan thiên nhiên xung quanh; có sự kế thừa nghệ thuật truyền thống của người Việt và sự tiếp thu những yếu tố văn hóa bên ngoài.

- Điêu khắc

+ Chủ yếu sử dụng những vật liệu như: đá, đồng, gỗ,…

+ Hình tượng điêu khắc chủ yếu là: cảnh thiên nhiên; các linh vật; tượng hình người và các loài động vật….

+ Đặc điểm: cách tạo hình hiện thực, khoáng đạt, khoẻ khoắn và thể hiện khá rõ tinh thần thượng võ cùng dấu ấn vương quyền.

♦ Thời Lê sơ

- Kiến trúc

+ Kiến trúc cung đình phát triển mạnh, với nét độc đáo là: có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách truyền thống đã định hình thời Lý - Trần với phong cách kiến trúc uy nghi, bề thế ảnh hưởng từ tinh thần Nho giáo. Tuy nhiên, hầu hết các công trình kiến trúc đều có quy mô vừa phải, toát lên tính cần kiệm.

+ Kiến trúc tôn giáo kém phát triển so với thời Lý - Trần, chủ yếu dừng lại ở việc sửa sang, tu bổ các công trình đã xây dựng từ trước đó.

- Điêu khắc

+ Hình tượng điêu khắc chủ yếu là: tượng linh vật, tượng thú, tượng quan hầu, cảnh sinh hoạt của nhân dân,…

+ Các dòng tranh khắc gỗ ra đời.

+ Đặc điểm: kế thừa những tinh hoa thời Lý, Trần đồng thời có những bước tiến mới, như: đề tài và hình tượng điêu khắc có sự đa dạng, phong phú; phong cách điêu khắc có sự thay đổi theo hướng hoa mĩ, cầu kì hơn.

♦ Thời Mạc

- Kiến trúc

+ Do bối cảnh nội chiến kéo dài nên kiến trúc cung đình thời Mạc không có điều kiện phát triển. Tính chất phòng thủ là đặc điểm chi phối kiến trúc cung đình thời kì này.

+ Kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng dân gian có sự hưng khởi, phát triển mạnh mẽ hơn so với thời Lê sơ.

- Điêu khắc

+ Hoạt động tạc tượng khá phát triển với chất liệu và loại hình khá phong phú. Một số loại hình tượng tiêu biểu là: tượng tam thế; tượng Quan Âm; tượng chân dung,…

+ Ngoài ra, điêu khắc thời Mạc còn hướng tới một số chủ đề khác, như: cảnh sắc thiên nhiên; cảnh sinh hoạt của nhân dân; hay các linh vật…

+ Đặc điểm: tả thực, gần gũi với cuộc sống đời thường; bố cục phóng khoáng, tự nhiên.

♦ Thời Lê trung hưng

- Kiến trúc

+ Kiến trúc cung đình về cơ bản vẫn tiếp nối thời Lê sơ và thời Mạc, nhưng được xây dựng với quy mô lớn hơn, lộng lẫy hơn.

+ Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian có sự phát triển mạnh mẽ.

- Điêu khắc

+ Điêu khắc cung đình gắn với quá trình xây dựng và trang trí cung vua, phủ chúa, xây dựng lăng mộ....

+ Điêu khắc dân gian phát triển đa dạng hơn so với điêu khắc cung đình.

♦ Thời Nguyễn

- Kiến trúc

+ Kiến trúc cung đình phát triển mạnh mẽ: xây dựng Kinh thành Huế; hệ thống thành lũy ở các địa phương,…

+ Kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng không nở rộ như giai đoạn Lê trung hưng, chủ yếu dừng lại ở việc trùng tu, tôn tạo các công trình đình, chùa đã xây dựng từ trước đó.

+ Đặc điểm: có sự kế thừa truyền thống của các thời kì trước đó, đồng thời tiếp thu những nét đặc sắc kiến trúc của Trung Hoa và vận dụng hiệu quả kiểu kiến trúc xây thành quân sự phỏng ngự Vau-ban của Pháp.

- Điêu khắc

+ Sử dụng các chất liệu như: gỗ, đá, đồng,… hoặc các chất liệu quý như: vàng, ngọc,…

+ Điêu khắc cung đình nổi bật với nghệ thuật khảm sành, sứ và đắp vữa gắn sành, sứ.

+ Nghệ thuật điêu khắc dân gian về cơ bản vẫn tiếp nối phong cách thời Lê trung hưng.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá