Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Chiến tranh và hòa bình nửa đầu thế kỉ XX hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Chuyên đề Lịch sử 11 từ đó học tốt môn Lịch sử 11.
Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Chiến tranh và hòa bình nửa đầu thế kỉ XX
Lời giải:
- Các cuộc chiến tranh thế giới đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nhân loại:
+ Lôi cuốn nhiều nước tham gia vào vòng khói lửa.
+ Khiến cho hàng triệu người chết hoặc phải mang thương tật suốt đời.
+ Phá hủy hàng triệu thành phố, làng mạc, nhà máy, xí nghiệp,… thiệt hại về vật chất lên tới hàng trăm tỉ USD.
- Trong thế kỉ XX, cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới diễn ra sôi nổi, dưới nhiều hình thức, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và đạt được nhiều thành tựu.
1. Hai cuộc chiến tranh thế giới
- Giải thích nguyên nhân cơ bản dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Lời giải:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Một số đế quốc “già” như Anh, Pháp chiếm nhiều thuộc địa, tuy nhiên nền kinh tế phát triển ngày càng chậm lại. Trong khi đó, những để quốc “trẻ" như Mỹ, Đức có ít thuộc địa nhưng nhờ tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật nên phát triển vượt bậc.
+ Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt, hình thành hai phe đối lập là phe Liên minh và phe Hiệp ước. Cả hai phe ra sức chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chia lại thế giới.
- Nguyên nhân trực tiếp: lợi dụng sự kiện ngày ngày 28/6/1914 thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a, giới cầm quyền Đức đã kích động Áo - Hung gây chiến với Xéc-bi. Sau đó, Đức tuyên chiến với Nga và Pháp, Anh tuyên chiến với Đức.
=> Tháng 8/1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
- Đánh giá hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Lời giải:
- Hậu quả: Chiến tranh thế giới thứ nhất là một cuộc chiến khốc liệt, lan rộng ra toàn thế giới với hơn 30 nước tham gia. Sau hơn 4 năm chiến tranh, phe Hiệp ước giành chiến thắng. Tuy vậy, nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả nặng nề:
+ Hơn 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương.
+ Phá hủy hàng vạn làng mạc, thành phố, nhà máy, xí nghiệp,… thiệt hại về vật chất lên tới 338 tỉ đô-la.
- Tác động: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã tác động mạnh mẽ đến tình hình thế giới. Cụ thể là:
+ Làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới, trong đó có sự sụp đổ của các đế quốc Đức, Nga, Áo - Hung, Ốt-tô-man, phân chia lại đường biên giới và thành lập nhiều quốc gia mới ở châu Âu.
+ Là cơ sở cho các Hòa ước xác lập trật tự thế giới nhằm duy trì hòa bình, tuy nhiên cũng khiến xung đột giữa chính quốc với thuộc địa, giữa các giai cấp trong xã hội tư bản ngày càng sâu sắc.
+ Thay đổi vị thế của các cường quốc trong trật tự quốc tế xác lập sau chiến tranh. Mỹ cạnh tranh với Anh để vươn lên thành cường quốc số một thế giới.
+ Thúc đẩy phong trào cách mạng và đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân thế giới, tiêu biểu là Cách mạng tháng Mười Nga; phong trào cách mạng 1918 - 1923 dẫn tới sự ra đời của các đảng cộng sản và các chính phủ cộng hoà tiến bộ ở châu Âu.
=> Cách mạng tháng Mười Nga cùng với sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ nhất đã khép lại thời kì cận đại và mở ra giai đoạn mới của lịch sử thế giới: thời kì hiện đại.
- Giải thích nguyên nhân cơ bản dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
Lời giải:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Hệ thống Hòa ước Vécxai - Oasinhtơn ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra nhiều xung đột và bất mãn giữa các đế quốc thắng trận và bại trận.
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 - 1933 đẩy nhiều nước tư bản vào con đường phát xít hoá (Đức, Italia, Nhật Bản,…), chủ trương phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.
+ Mâu thuẫn giữa các nước tư bản với Liên Xô, đặc biệt là chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp của Anh, Pháp với phe phát xít nhằm chống Liên Xô và chính sách ngoại giao trung lập của Mỹ.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Năm 1938, Hít-le đưa ra yêu cầu sáp nhập vùng Xuyđét của Tiệp Khắc vào Đức. Anh và Pháp nhượng bộ, Đức tràn vào chiếm đóng Tiệp Khắc và đòi chiếm lãnh thổ Ba Lan.
+ Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan. Ngày 3/9/1945, Pháp và Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
- Đánh giá hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Lời giải:
- Hậu quả: Chiến tranh thế giới thứ hai có quy mô và tính chất ác liệt chưa từng có trong lịch sử, ra nhiều hậu quả thảm khốc đối với nhân loại. Cụ thể là:
+ Lôi cuốn 76 quốc gia vào vòng khói lửa.
+ Khiến hơn 60 triệu người chế, 90 triệu người bị thương.
+ Phá hủy hàng triệu làng mạc, thành phố, nhà máy, xí nghiệp,…
+ Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 4000 tỉ USD.
- Tác động: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tác động mạnh mẽ đến tình hình thế giới. Cụ thể là:
+ Làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới, tạo cơ sở cho quá trình phân chia lại đường biên giới và hình thành nhiều quốc gia mới.
+ Thay đổi vị thế của các cường quốc trong trật tự quốc tế xác lập sau chiến tranh, đưa Mỹ và Liên Xô trở thành hai siêu cường thế giới.
+ Làm thay đổi vị thế của Liên Xô, đưa đến sự ra đời của các nước xã hội chủ nghĩa. Thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mỹ Latinh.
+ Là cơ sở xác lập trật tự thế giới mới: trật tự hai cực Ianta; đưa đến sự thành lập của tổ chức Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
2. Cuộc đấu tranh vì hòa bình giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
Lời giải:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những hậu quả thảm khốc cho nhân loại. Quần chúng nhân dân lao động là đối tượng chủ yếu phải gánh chịu những hậu quả của chiến tranh, do đó, hơn ai hết, các tầng lớp nhân dân lao động đều thấm thía nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh gây ra, cũng như thấu hiểu giá trị của hòa bình. Từ đó, họ đã có nhiều hoạt động đấu tranh thể hiện khát vọng, sự mong muốn duy trì và bảo vệ nền hòa bình thế giới.
- Thấu hiểu được khát vọng, mong muốn hòa bình của nhân dân, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế tiến bộ đã ban hành và thực hiện các chính sách, hoạt động tích cực nhằm góp phần đấu tranh, củng cố, gìn gìn nền hòa bình. Tiêu biểu như:
+ Chính quyền Nga Xô viết đã thông qua Sắc lệnh Hòa bình (năm 1917): kêu gọi các nước chấm dứt chiến tranh, đàm phán để kí kết một hòa ước công bằng, không thôn tính, sáp nhập, không bồi thường chiến phí.
+ Nước Nga Xô viết kí với Đức Hòa ước Brét Li-tốp, đưa nước Nga ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Ngay từ buổi đầu thành lập, Liên Xô đã xác lập những nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại là hòa bình, bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cùng tồn tại hòa bình giữa các quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
+ Trong bối cảnh chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước, Quốc tế Cộng sản đã kêu gọi thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh tại nhiều nước.
Lời giải:
♦ Những nỗ lực của các cường quốc phương Tây để xây dựng hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, được thể hiện thông qua việc:
- Tổ chức các hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 - 1920) và Oasinhtơn (1920 - 1921) để kí kết các hòa ước và hiệp ước phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới đã được thiết lập thông qua các văn kiện được kí kết tại Vécxai và Oasinhtơn, thường được gọi là hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.
- Trong khuôn khổ của hệ thống Vécxai - Oasinhtơn, tổ chức Hội quốc liên đã được thành lập nhằm thúc đẩy phát triển hợp tác, bảo đảm hòa bình và an ninh cho các dân tộc theo nguyên tắc cơ bản là: không dùng chiến tranh để giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ quốc tế mà dựa trên các cam kết quốc tế.
- Bên cạnh đó, trong thập niên 20, 30 của thế kỉ XX, ở châu Âu cũng diễn ra hàng loạt các hội nghị quốc tế về hòa bình và giải trừ quân bị. Tiêu biểu như:
+ Hội nghị Giê-nô-va (Italia) tháng 4 và 5/1922 với sự tham gia của 29 nước, bàn về các vấn đề của châu Âu;
+ Hội nghị Lô-các-nô (Thụy Sỹ) tháng 10/1925 bàn về an ninh tập thể ở châu Âu;
+ Hiệp ước Bri-ăng Ken-lốt-giơ tháng 8/1928 với 57 quốc gia tham gia, cam kết từ bỏ chiến tranh;
+ Hội nghị giải trừ quân bị ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ) từ năm 1932 đến 1935 với 63 quốc gia tham gia, đưa ra vấn đề loại trừ chiến tranh, bảo đảm hòa
Câu hỏi trang 35 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 7, cho biết:
- Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh đã diễn ra như thế nào?
Lời giải:
- Trước sự bành trướng của Đức, Italia, Nhật Bản, Quốc tế Cộng sản đã phát động phong trào chống phát xít, chống chiến tranh ở nhiều nước. Những người cộng sản, công nhân quốc tế và lực lượng yêu nước tiến bộ đã thống nhất hành động với các đảng xã hội dân chủ thành lập Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít ở Pháp, Italia, Hy Lạp, Tây Ban Nha,..
+ Ở Pháp, Mặt trận nhân dân Pháp (1936 - 1939) đã giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử năm 1936, đưa tới sự ra đời của Chính phủ Lê-ông Bơ-lum.
+ Tại Tây Ban Nha, dù Mặt trận nhân dân giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 1936 nhưng thế lực quân phiệt do Phơrăngcô đứng đầu được sự ủng hộ của Đức và Italia đã tiến hành cuộc nội chiến (1936 -1939) nhằm tiêu diệt nền cộng hòa. Các lực lượng tiến bộ trong đó có Liên Xô đã hỗ trợ những người cách mạng. Tuy nhiên, do chênh lệch lực lượng nên cuối cùng phe phát xít đã lên nắm quyền tại Tây Ban Nha.
Câu hỏi trang 35 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 7, cho biết:
- Những lực lượng nào có vai trò quan trọng trong việc hình thành Mặt trận nhân dân chống phát xít?
Lời giải:
- Lực lượng giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành Mặt trận nhân dân chống phát xít là:
+ Tổ chức Quốc tế Cộng sản.
+ Những người cộng sản, công nhân quốc tế và lực lượng yêu nước tiến bộ.
3. Phong trào kháng chiến chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Lời giải:
♦ Tại châu Âu, bất chấp sự đầu hàng của chính quyền trong nước, phong trào kháng chiến chống phát xít đã bùng nổ tại Pháp, Hy Lạp, Ba Lan, Na Uy,...
- Ở Pháp:
+ Sau khi Chính phủ Pêtanh đầu hàng, Đảng Cộng sản đã lãnh đạo nhân dân lập ra các lực lượng kháng chiến bên trong nước Pháp. Trong khi đó, tướng Đờ Gôn đã tập hợp các lực lượng ở bên trong và ngoài nước Pháp thành lập Chính phủ Pháp tự do, tiến hành chống phát xít.
+ Khi Mỹ và Anh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, Đảng Cộng sản Pháp lãnh đạo nhân dân giải phóng nhiều vùng đất rộng lớn.
+ Tháng 8/1944, công nhân Pari tiến hành khởi nghĩa vũ trang, lật đổ chính quyền thân phát xít Đức, tạo điều kiện để quân Đồng minh tiến vào giải phóng Pari.
- Ở Italia, mùa hè năm 1943, Đảng Cộng sản Italia tổ chức các phong trào chống phát xít rộng khắp trên cả nước. Khi quân Đồng minh đổ bộ lên Italia, chính quyền Mútxôlini sụp đổ.
- Từ năm 1944, Hồng quân Liên Xô mở cuộc phản công trên toàn mặt trận phía đông, tạo điều kiện cho nhân dân các quốc gia Đông Âu giành độc lập.
♦ Tại châu Á:
- Ở Trung Quốc:
+ Từ năm 1931, nhân dân Trung Quốc đã đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản xâm lược vùng Mãn Châu.
+ Năm 1937, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hợp tác với chính quyền Quốc dân đảng chống Nhật trên phạm vi cả nước.
- Nhân dân các nước Đông Nam Á cũng anh dũng tiến hành chiến tranh chống quân Nhật xâm lược. Cùng với sự thất bại của quân phiệt Nhật, nhiều nước Đông Nam Á đã tiến hành cách mạng giành chính quyền như Inđônêxia, Việt Nam, Lào,....
Lời giải:
- Ý nghĩa của phong trào kháng chiến chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai:
+ Góp phần vào thắng lợi chung của nhân loại tiến bộ, đập tan tham vọng bành trướng và áp bức của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
+ Thể hiện khát vọng hòa bình, ý chí xây dựng xã hội tự do, dân chủ, bình đẳng, tiến bộ và văn minh của nhân dân thế giới.
+ Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, mở đường cho sự ra đời của nhiều quốc gia độc lập.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.