Dựa vào thông tin mục 4, hãy nêu vai trò của Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau

206

Với giải Câu hỏi trang 16 Chuyên đề Địa Lí 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Chuyên đề 11.1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Dựa vào thông tin mục 4, hãy nêu vai trò của Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau

Câu hỏi trang 16 Chuyên đề Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục 4, hãy nêu vai trò của Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau của Ủy hội sông Mê Công (vai trò trong các hoạt động, vai trò quản lí, giám sát tài nguyên nước, vai trò xây dựng chiến lược của Ủy hội,…)

Lời giải:

♦ Nhận xét chung: Việt Nam có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của Ủy hội sông Mê Công. Điều này được thể hiện qua 5 phương diện sau đây:

- Thứ nhất: vai trò của Việt Nam trong các hoạt động của Ủy hội sông Mê Công:

+ Tích cực trong việc xây dựng một chế độ quản lí tài nguyên nước sông Mê Công.

+ Thành lập Ủy ban sông Mê Công Việt Nam nhằm quản lí tài nguyên nước theo lưu vực sông, bảo đảm hài hòa các mối quan hệ thượng - hạ lưu và quản lí các tác động xuyên biên giới trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Thứ hai: vai trò đối với việc quản lí, giám sát tài nguyên xuyên biên giới:

+ Ủy ban sông Mê Công Việt Nam quản lí hoạt động hợp tác với Ủy hội sông Mê Công.

+ Việt Nam cùng Campuchia hoàn thành 2 trong số 5 sáng kiến song phương quản lí tài nguyên nước.

Thứ ba, vai trò của Việt Nam đối với việc lồng ghép hoạt động của Ủy hội và các hợp tác đa phương, song phương:

+ Tích cực tăng cường và thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên và giữa Ủy hội với các đối tác đối thoại, các sáng kiến vùng và các đối tác phát triển.

+ Thủy đẩy hợp tác với các nước khác tham gia hợp tác Mê Công, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực.

- Thứ tư: vai trò xây dựng chiến lược của Ủy hội: Việt Nam đã đóng vai trò tích cực trong quá trình tái cấu trúc và nội vùng hóa nhằm phát triển bền vững sông Mê Công.

-Thứ năm, vai trò của Việt Nam trong đàm phán, kí kết bộ Quy chế sử dụng nước, thúc đẩy các chương trình, dự án của Ủy hội:

+ Tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới vì các mục đích phi giao thông, thủy điện năm 1997.

+ Chính phủ Việt Nam ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch để khai thác, sử dụng hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên nước vùng đồng bằng sông Cửu Long.

+ Tiếp cận phát triển bền vững theo hướng chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn.

Đánh giá

0

0 đánh giá