Dựa vào thông tin mục 1 và hình 1, hãy nêu khái quát về lưu vực sông Mê Công

246

Với giải Câu hỏi trang 8 Chuyên đề Địa Lí 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Chuyên đề 11.1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Dựa vào thông tin mục 1 và hình 1, hãy nêu khái quát về lưu vực sông Mê Công

Câu hỏi trang 8 Chuyên đề Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 1, hãy nêu khái quát về lưu vực sông Mê Công.

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Chuyên đề 11.1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á  (ảnh 1)

Lời giải:

♦ Vị trí, phạm vi:

- Sông Mê Công bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), chảy qua 6 quốc gia: Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

- Sông Mê Công có chiều dài khoảng 4763 km. Đây là con sông dài thứ 12 thế giới và thứ 3 châu Á.

♦ Đặc điểm lưu vực:

Diện tích lưu vực:

+ Sông Mê Công được chia thành khu vực:thượng nguồn ở Trung Quốc, Mianma và khu vực hạ lưu ở các nước Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

+ Tổng diện tích lưu vực sông Mê Công là 810.000 km2,

- Đặc điểm tự nhiên:

+ Lưu lượng trung bình hàng năm là 475km3, có sự phân mùa: mùa lũ ở thượng nguồn vào mùa xuân hoặc đầu hạ; mùa lũ ở hạ lưu kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11.

+ Lưu vực có mức đa dạng sinh học lớn thứ 2 thế giới.

- Đặc điểm dân cư - xã hội:

+ Hạ lưu sông Mê Công có hơn 65 triệu người sinh sống, thuộc hơn 100 nhóm dân tộc với nền văn hóa đa dạng;

+ Tốc độ đô thị hóa nhanh có nhiều đô thị lớn.

- Đặc điểm kinh tế:

+ Sông Mê Công có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên lưu vực sông. Điều này được thể hiện qua việc: cung cấp nguồn nước tưới, đảm bảo an ninh cho ngành trồng trọt; Khu vực sông Mê Công là một trong những ngư trường nội địa lớn nhất thế giới; là một trong những tuyến đường thủy nội địa quan trọng; đồng thời, sông Mê Công có trữ năng thủy điện lớn và tiềm năng du lịch đang ngày càng phát triển.

+ Các quốc gia trên lưu vực sông có sự khác biệt về quy mô nền kinh tế và trình độ phát triển kinh tế.

Đánh giá

0

0 đánh giá