Mỗi vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ

211

Với giải Luyện tập 2 trang 57 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Một số chế định của pháp luật dân sự về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:

Mỗi vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ

Luyện tập 2 trang 57 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Mỗi vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ dưới đây thuộc nhóm nào? Lấy ví dụ minh hoạ.

a. Vi phạm pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh.

b. Vi phạm pháp luật về nhái nhãn hiệu nổi tiếng.

c. Vi phạm pháp luật về tên thương mại, tên doanh nghiệp.

d. Xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế.

e. Xâm phạm quyền sở hữu đối với giải pháp hữu ích.

g. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học.

h. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

i. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự uy tín của tác giả.

k. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác.

1. Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất, bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

Lời giải:

- Nhóm những hành vi vi phạm pháp luật về quyền tác giả:

+ (g) Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học.

+ (h) Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

+ (i) Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự uy tín của tác giả.

+ (k) Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác.

- Hành vi vi phạm pháp luật về quyền liên quan đến quyền tác giả:

+ (l) Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất, bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

- Nhóm những hành vi vi phạm pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp:

+ (a) Vi phạm pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh.

+ (b) Vi phạm pháp luật về nhái nhãn hiệu nổi tiếng.

+ (c) Vi phạm pháp luật về tên thương mại, tên doanh nghiệp.

+ (d) Xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế.

+ (e) Xâm phạm quyền sở hữu đối với giải pháp hữu ích.

Đánh giá

0

0 đánh giá