Với giải b) trang 51 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Một số chế định của pháp luật dân sự về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:
Các trường hợp trên có phải hợp đồng dân sự không
b) trang 51 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Các trường hợp trên có phải hợp đồng dân sự không? Nếu là hợp đồng dân sự thì thuộc loại hợp đồng nào?
Lời giải:
* Trường hợp 1:
- Thỏa thuận trông giúp xe máy giữa M và N là hợp đồng dân sự;
- Loại hợp đồng: hợp đồng gửi giữ tài sản không có đền bù.
- Giải thích:
+ Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công (Điều 554 Bộ luật Dân sự năm 2015)
+ Hợp đồng giữ tài sản có thể là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù:
▪ Nếu bên giữ tài sản không lấy tiền công thì hợp đồng gửi giữ là hợp đồng không có đền bù;
▪ Nếu bên gửi tài sản phải trả tiền công thì hợp đồng gửi giữ là hợp đồng có đền bù.
* Trường hợp 2:
- Hợp đồng giữa H và Công ty E là hợp đồng dân sự
- Loại hợp đồng: hợp đồng mua bán tài sản.
- Giải thích: Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán (Điều 430 Bộ luật Dân sự năm 2015)
* Trường hợp 3:
- Thỏa thuận về việc sửa chữa máy vi tính giữa chị A và anh B là hợp đồng dân sự
- Loại hợp đồng: hợp đồng dịch vụ
- Giải thích: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ (Điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Xem thêm các bài giải Chuyên đề KTPL 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 50 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy chia sẻ những điều em biết về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật dân sự.
a) trang 51 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Theo em, hợp đồng dân sự là gì và giao kết dựa trên nguyên tắc nào? Hợp đồng dân sự có những hình thức gì?
b) trang 51 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Các trường hợp trên có phải hợp đồng dân sự không? Nếu là hợp đồng dân sự thì thuộc loại hợp đồng nào?
c) trang 51 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Hãy kể tên một số hợp đồng dân sự mà em biết.
a) trang 53 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Căn cứ vào thông tin, em hãy xác định: Trường hợp 1, anh G sẽ phải thực hiện nghĩa vụ gì với chị P?
b) trang 53 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Căn cứ vào thông tin, em hãy xác định: Trường hợp 2, các bên đã thỏa thuận và phát sinh quyền và nghĩa vụ gì?
c) trang 53 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Căn cứ vào thông tin, em hãy xác định: Trường hợp 3, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nào được áp dụng? Biện pháp này có ý nghĩa như thế nào để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ giữa các bên?
a) trang 56 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Từ thông tin và trường hợp 1, anh E và anh I có quyền và nghĩa vụ gì khi là tác giả của tác phẩm?
b) trang 56 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Trong trường hợp 2, quyền nào bị xâm phạm?
c) trang 56 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Hãy kể tên một số quyền sở hữu trí tuệ mà em biết. Từ những trường hợp trên, em hãy nhận diện quyền sở hữu trí tuệ và những vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ.
d) trang 56 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Từ thông tin và trường hợp 3, em hiểu gì về chuyển giao công nghệ?
Luyện tập 1 trang 57 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi nào sau đây? Vì sao?
Luyện tập 2 trang 57 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Mỗi vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ dưới đây thuộc nhóm nào? Lấy ví dụ minh hoạ.
Luyện tập 3 trang 58 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: L là một hoạ sĩ, G là một người khách đến xem tranh, rất thích một bức tranh trong xưởng vẽ của L. L và G đã thống nhất giá bán bức tranh là 2 triệu đồng, L sẽ hỗ trợ cho người giao tranh đến tận nhà cho G. Sau khi G trả đủ 2 triệu đồng cho L, ba ngày sau, L giao bức tranh cho G tại nhà G. Khi mở bức tranh ra xem, G thấy bức tranh bị nhoè mực. Hỏi ra mới biết H trên đường vận chuyển thì trời mưa nhưng H không dừng lại trú mưa. Vì vậy, G yêu cầu L bồi thường thiệt hại.
Luyện tập 4 trang 58 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: C là chủ sở hữu chiếc điện thoại vừa mới được bán trên thị trường. B không đủ tiền mua nhưng rất thích chiếc điện thoại này nên mượn của C chiếc điện thoại để dùng trong một ngày. Khi đang gọi điện thoại thì bạn gái của B là E đến chơi. B nói đây là điện thoại của mình và tặng cho E chiếc điện thoại này. Sau đó, B nói với C là bị móc trộm điện thoại trên đường và hứa khi nào đủ tiền sẽ mua đền cho C chiếc điện thoại khác. Trong một lần đi sinh nhật, C nhận thấy chiếc điện thoại của mình do E đang sử dụng vì có một số đặc điểm của chiếc điện thoại chỉ mình C biết. Hai bên cãi vã to tiếng. Trong cơn nóng giận, E vứt thẳng chiếc điện thoại vào tường, điện thoại bị vỡ và hỏng nặng, không sử dụng được. C đã phát hiện ra sự thật và yêu cầu B phải mua đền cho mình chiếc điện thoại.
Vận dụng 5 trang 58 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Xây dựng kế hoạch về một cuộc thi “Tìm hiểu quy định về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ” theo gợi ý sau: