Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao

108

Với giải Luyện tập 1 trang 50 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 5: Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:

 Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao

Luyện tập 1 trang 50 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Quyền tác giả chỉ bao gồm quyền nhân thân.

b. Chủ sở hữu công nghệ chỉ có thể chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.

c. Quyền làm tác phẩm phái sinh chỉ do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện.

d. Tác giả kiểu dáng công nghiệp có quyền được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

Lời giải:

- Nhận định a. Không đồng tình, vì: theo quy định tại Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019): quyền tác giả bao gồm cả quyền nhân thân và quyền tài sản.

- Nhận định b. Không đồng tình, vì: theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017: chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.

- Nhận định c. Không đồng tình, vì: quyền làm tác phẩm phái sinh có thể do: tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc các tổ chức, cá nhân khác với điều kiện: phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho tác giả/ chủ sở hữu quyền tác giả - Khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019)

- Nhận định d. Đồng tình, vì: theo quy định tại Điểm a) Khoản 2 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019): Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí… được quyền ghi tên tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế; bằng độc quyền giải pháp hữu ích; bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng kí thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

Đánh giá

0

0 đánh giá