Với giải Câu hỏi trang 47 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 5: Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:
Việc làm của những nhân vật trong các trường hợp trên có phù hợp với quy định
Câu hỏi trang 47 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Việc làm của những nhân vật trong các trường hợp trên có phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ không? Vì sao?
Lời giải:
- Trường hợp 1. Hành động của ông B phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Vì:
+ Ông A là tác giả của bài thơ T, do đó, ông A có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với bài thơ T.
+ Trước khi sử dụng bài thơ T để phổ nhạc, ông B đã xin phép và nhận được sự đồng ý của tác giả bài thơ. Như vậy, ông B đã tuân thủ đúng quy định tại khoản Khoản 3 điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019).
- Trường hợp 2: Việc đăng kí sáng chế của bác sĩ P và việc cơ quan chức năng cấp bằng độc quyền sáng chế cho bác sĩ P là phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Vì:
+ Theo Khoản 1 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019): tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp => áp dụng vào trường hợp này, bác sĩ P là tác giả sáng chế ra sản phẩm: gối dùng để điều trị và phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ cho người cao tuổi.
+ Theo Điểm a) Khoản 2) Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019): Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí… được quyền ghi tên tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế; bằng độc quyền giải pháp hữu ích; bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp… => áp dụng vào trường hợp này, sau khi tiếp nhận hồ sơ và thực hiện hoạt động thẩm định… cơ quan chức năng đã cấp bằng độc quyền sáng chế cho bác sĩ P.
- Trường hợp 3: Việc đăng kí bảo hộ giống cây trồng của ông C là phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Vì: theo Khoản 1 Điều 185 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019): tác giả giống cây trồng có quyền được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo hộ giống cây trồng; sổ đăng kí quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và trong các tài liệu công bố về giống cây trồng.
Xem thêm các bài giải Chuyên đề KTPL 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.