Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại) (Kết nối tri thức)

375

Với Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại) Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt văn 11.

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại) (Kết nối tri thức)

* Yêu cầu

- Chọn được vấn đề thảo luận có ý nghĩa, gần gũi với trách nhiệm của tuổi trẻ học đường.

- Nêu được các khía cạnh cụ thể của vấn đề và những cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề.

- Thể hiện được quan điểm rõ ràng về vấn đề với lí lẽ thuyết phục và bằng chứng phù hợp, sinh động trong từng ý kiến phát biểu.

- Thể hiện được thái độ tôn trọng lẫn nhau trong thảo luận.

1. Chuẩn bị thảo luận

- Ở phạm vi tập thể, trước khi thực hành nói và nghe, cần trao đổi ý kiến để chọn đề tài thảo luận phù hợp, có khả năng lôi cuốn được nhiều người tham gia phát biểu ý kiến. Có thể chọn một trong số những đề tài đã được gợi ý ở phần Viết, nhất là đề tài còn hứa hẹn những cách tiếp cận, đánh giá mới đối với các vấn đề của nó.

- Ở phạm vi cá nhân, nếu bạn đã viết bài về đề tài được chọn thảo luận, hãy rút ra từ bài viết đoạn mà bạn tâm đắc nhất, thể hiện được cách nhìn nhận, phân tích, đánh giá độc đáo để làm nòng cốt cho ý kiến sẽ phát biểu. Nếu đề tài thảo luận hoàn toàn mới, hãy tìm hiểu trước, thu nhập, tra cứu các tài liệu liên quan để hình thành ý kiến của mình. Bạn có thể tổ chức ý kiến dự định phát biểu thành một dàn ý mạch lạc, có gạch chân các từ ngữ quan trọng, có lưu ý về những chỗ cần được minh họa bằng các phương tiện phi ngôn ngữ,…

- Người điều hành buổi thảo luận và thư kí ghi chép lại các nội dung thảo luận; lập danh sách những người đăng kí phát biểu;… đảm bảo cho buổi thảo luận đạt kết quả mong muốn.

2. Thảo luận

- Người điều hành nêu đề tài và vấn đề trung tâm cần thảo luận, nói rõ các nguyên tắc thảo luận.

- Những người được mời phát biểu lần lượt nêu ý kiến của mình, chú ý điều chỉnh linh hoạt nội dung phát biểu để tránh nói lại những gì đã được nêu trước đó, trừ khi muốn đối thoại và bác ỏ, đảm bảo cho cuộc thảo luận có bước tiến triển tích cực.

- Một số yêu cầu đối với người nói và người nghe (trong cuộc thảo luận, vai trò người nói và người nghe chỉ có tính chất lâm thời và thường được hoán đổi một cách linh hoạt):

Người nói

Người nghe

- Bày tỏ thái độ hưởng ứng tích cực đối với đề tài, vấn đề thảo luận.

- Nắm bắt được tốt nội dung các ý kiến đã phát biểu và chiều hướng phát triển của cuộc thảo luận.

- Nêu được ý kiến làm sáng tỏ đề tài, vấn đề thảo luận với lí lẽ sắc bén và bằng chứng sinh động, tạo được sự kết nối liền mạch với các ý kiến đã phát biểu trước đó.

- Thể hiện được văn hóa tranh luận khi nêu ý kiến phản bác.

- Biết thu hút sự chú ý của người nghe bằng việc kết hợp linh hoạt phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

- Làm chủ được thời gian phát biểu ý kiến (không vượt quá khung quy định).

- Theo dõi sát tiến trình thảo luận.

- Ghi chép những ý kiến phát biểu độc đáo hoặc những ý kiến cần được trao đổi thêm.

- Thể hiện sự tôn trọng người nói, tạo điều kiện cho người nói thể hiện tốt nhất ý kiến của mình.

- Chuẩn bị ý kiến để sẵn sàng tham gia thảo luận.

Bài nói tham khảo.

Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó, ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi vì khó khăn trong công việc hay trong cuộc sống, khiến ta muốn buông xuôi tất cả. Trong muôn vàn bất trắc của cuộc sống, mọi thứ đều có thể bị mất đi, nhưng chỉ có một điều duy nhất không thể mất đi được, đó là sự lựa chọn thái độ sống.

Một thái độ sống tích cực có thể chưa đủ để đưa ta đến với sự thành công, nhưng đó lại chính là con đường dẫn ta tới thành công, bởi thành công không bao giờ là kết quả của sự bi quan, chán nản, tuyệt vọng, sống không có mục tiêu. Xét ở một góc độ khác, với cách nhìn tích cực, một tư duy sống tích cực cũng có nghĩa là tự ta đã thành công với chính mình. Thái độ sống tích cực luôn mang lại cho chúng ta sự thanh thản, không bị chi phối bởi những sự đố kỵ, ganh ghét của cuộc sống đầy bon chen.

Thái độ sống tích cực giúp cho chúng ta giải quyết những vấn đề tiêu cực một cách khách quan theo hướng đơn giản hóa mọi vấn đề, ngược lại với thái độ sống tiêu cực luôn nhìn nhận vấn đề một cách trầm trọng đến mức không thể giải quyết được. Sống lạc quan khiến cho người sống tích cực luôn quan tâm và đem đến niềm vui, sự hài lòng cho bản thân mình và những người xung quanh. Thay vì ngồi ca thán, than thở trước nghịch cảnh, họ sẽ tìm cách thay đổi và luôn tin tưởng sẽ thay đổi được nghịch cảnh.

Chỉ có thái độ tích cực, lối nhìn tích cực mới giúp chúng ta nhìn rộng ra thế giới bên ngoài, mới giúp chúng ta lấy lại những gì đã mất sau mỗi thất bại nào đó. Đó là niềm tin, sự lạc quan, những khát vọng trong cuộc sống. Thái độ sống tích cực có thể giúp chúng ta thay đổi được cả cuộc đời. Thành công của chúng ta tùy thuộc rất lớn vào thái độ sống của chúng ta. Vì vậy nếu chúng ta luôn giữ được sự thanh thản trong tâm hồn, luôn lạc quan, luôn có niềm tin vào cuộc sống với lòng nhân ái, vị tha, thì chúng ta sẽ có được sức mạnh, bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn, mọi nghịch cảnh trong cuộc sống.

3. Đánh giá, rút kinh nghiệm

- Người điều hành tổng kết thảo luận, nêu những điều đã đạt được đồng thuận và những điều còn có ý kiến khác nhau, đặc biệt, nhấn mạnh ý nghĩa của đề tài, vấn đề thảo luận trong việc giúp mỗi người xác định được thái độ sống tích cực trong xã hội hiện đại.

- Người điều hành biểu dương sự đóng góp của tập thể và từng cá nhân cho sự thành công (theo những mức độ khác nhau) của cuộc thảo luận.

- Tập thể cùng rút kinh nghiệm về khâu tổ chức thảo luận, từ bước chuẩn bị đến bước triển khai.

- Từng cá nhân tự rút ra những bài học bổ ích cho bản thân về kĩ năng phát biểu ý kiến và kĩ năng tương tác nói – nghe trong thảo luận.

Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tri thức ngữ văn trang 125

Sống, hay không sống – đó là vấn đề

Đánh giá

0

0 đánh giá