Thuyền và biển: tác giả, tác phẩm, tóm tắt, bố cục, dàn ý - Kết nối tri thức Ngữ văn 11

2 K

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về Tác giả tác phẩm Thuyền và biển – Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Thuyền và biển – Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức)

I. Tác giả Xuân Quỳnh

Tác giả tác phẩm Thuyền và biển – Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức) (ảnh 1)

- Xuân Quỳnh (1942 - 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

- Quê quán: La Khê, thành phố Hà Đông - Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

- Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, bà được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.

- Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. 

- Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.

- Tác phẩm chính: Hoa dọc chiến hào (1968); Gió Lào cát trắng (1974) ; Tự hát (1984); Hoa cỏ may (1989),...

- Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ.

II. Tìm hiểu tác phẩm Thuyền và biển

Tác giả tác phẩm Thuyền và biển – Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức) (ảnh 2)

1. Thể loại

Thuyền và biển thuộc thể loại thơ năm chữ.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được sáng tác vào tháng 4 năm 1963 và được in trong tập thơ Chồi biếc (1963).  Sau này, bài thơ đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Hữu Xuân phổ nhạc thành các bài hát cùng tên.

3. Phương thức biểu đạt

Bài thơ Thuyền và biển có phương thức biểu đạt là biểu cảm.

4. Bố cục bài thơ Thuyền và biển

- Phần 1: 3 khổ đầu: tình yêu vừa mới chớm

- Phần 2: 2 khổ thơ tiếp: khi cả hai đã yêu nhau

- Phần 3: 2 khổ thơ tiếp: khi tình yêu đã trở nên sâu đậm

- Phần 4: khổ cuối: nếu cuộc tình phải chia xa

5. Giá trị nội dung

Mượn hình ảnh của tự nhiên để thể hiện nỗi niềm, khát khao được một tình yêu của nhà thơ và hứa sẽ sống hết mình với tình yêu ấy. Dù có ra sao vẫn không lìa xa nhau.

6. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, các phép điệp từ.

- Thể thơ 5 chữ, đặc sắc.

- Hình ảnh gợi hình, gợi cảm.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thuyền và biển

1. Tình yêu mới chớm nở (3 đoạn thơ đầu)

Những câu thơ đầu tiên tựa như những lời thủ thỉ ngọt ngào của người con gái đang tâm sự với chàng trai, gợi mở về một câu chuyện lãng mạn.

- Bài thơ bắt đầu bằng hình tượng của thuyền và biển. Thuyền và biển là hai hình tượng sóng đôi với nhau, không thể tách rời, mang trong mình một vẻ đẹp trữ tình giản dị, đồng thời gắn kết chặt chẽ.

-  “Từ ngày nào chẳng biết. Thuyền nghe lời biển khơi”. Câu thơ như một lời thú nhận bẽn lẽn, e ấp, rằng từ lâu em đã phải lòng anh, nguyện cùng anh xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Không biết em đã yêu anh từ thời điểm nào, nhưng tình yêu đó là chân thật, là vĩnh cửu. 

“Cánh hải âu, sóng biếc /Đưa thuyền đi muôn nơi”. à Ta có thể thấy câu thơ ngập tràn tiếng sóng lòng, vỗ về trái tim nhỏ bé của người còn gái, ta nghe âm vang của biển cả rộng lớn, đang bảo vệ tình yêu của mình. Câu thơ hiện lên thật yên bình, êm ả như những cảm xúc ban đầu của tình yêu.

=> Như vậy, cứ một câu thơ nói về thuyền thì tương ứng là một lời thơ viết về biển. Sự song đôi này ngầm thể hiện sự gắn bó mật thiết không thể tách rời của hai hình tượng thuyền – biển. Đúng là chỉ có thuyền mới “xô sóng dậy” và sóng mới “đẩy thuyền lên”. Tình yêu tìm đến một không gian, thời gian lãng mạn.

2. Khi anh và em yêu nhau (2 đoạn thơ tiếp)

- Thuyền và biển như tình anh và em, đã phải lòng nhau nhưng khi đứng trước nhau vẫn còn đôi chút ngại ngùng.

- Lời khẳng định tình yêu vững bền giữa thuyền và biển, hình ảnh sóng đôi:

Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ

 Thông thường, biển tượng trưng cho người con trai bởi sự mạnh mẽ của nó, song Xuân Quỳnh lại có sự đảo ngược, nhà thơ dùng hình ảnh biển để ẩn dụ cho người con gái, bởi biển cũng có sự dịu dàng, chân thật, đặc biệt có sự rộng lớn như chính tình yêu của nhà thơ.

- Biển bao la là thế mà nay ví như “cô gái nhỏ” bé bỏng, đáng yêu. Cô đang thầm thì gửi gắm tâm tư, ấp ôm “mạn thuyền sóng vỗ”. Lại bất chợt “vô cớ”: “Ào ạt xô thuyền”:

Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?)

 Đây là những cảm xúc rất thật khi yêu, mãnh mẽ và ồ át không thể dự đoán được phương hướng. Khi yêu con người ta chỉ tuân theo cảm xúc, để mặc mình cho tình yêu đưa lối.

=> Cảm xúc đôi lứa vận động không ngừng nghỉ, không bao giờ có thể gói gọn trong một vài câu từ mà nó là cả một thế giới đầy sống động và đẹp đẽ. Tình yêu không phải ai cũng có thể miêu tả được nó, vậy mà Xuân Quỳnh đã làm rất tốt công việc đó.

3. Tình nghĩa sâu nặng (2 khổ thơ tiếp)

- Đối với Xuân Quỳnh, tình yêu được định nghĩa bằng sự cảm thông, thấu hiểu và hi sinh:

Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu

 Tình yêu tất yếu gắn liền với sự khao khát kiếm tìm, mong hiểu lòng nhau. Trong thơ, Xuân Quỳnh khéo léo tách từ “hiểu biết”, đồng thời nhà thơ sử dụng hai lần điệp từ “chỉ có”, khẳng định đúng là chuyện này chỉ riêng của “thuyền và biển”, cũng là riêng “anh và em” chứ không một người thứ ba thấu hiểu.

=> Cảm giác hãnh diện, tự tin trong tình yêu hai ta. Đó vừa là xúc cảm, vừa là khát vọng của mỗi người khi yêu. Hình ảnh thuyền và biển vẫn gắn liền với nhau tượng trưng cho tình yêu không thể tách rời.

- Yêu và khát khao, cuộc đời Xuân Quỳnh trở thành một cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc. Với trái tim sôi nổi lúc bấy giờ Xuân Quỳnh khao khát một tình yêu lý tưởng, thuỷ chung, duy nhất và thấu hiểu đến trọn vẹn.

Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau – rạn vỡ

 Một lời khẳng định anh tựa như hơi thở, thiếu anh không khác già hoa thiếu nắng, cây thiếu nước cũng như vậy, trái tim em làm sao có thể đập nếu như bắt buộc phải sống thiếu anh? Một tình yêu trọn vẹn thủy chung, chân thành và không kém phần cao thượng.

=> Tình em thì êm đềm, nhẹ nhàng và sâu lắng còn biển thì dữ dội, đôi khi rất hung hãn. Mặc dù vậy thông qua cử chỉ, hành động, ánh mắt đã hiểu lòng nhau như thế nào. Đem lại một cảm giác hãnh diện, tin tưởng khi ở bên nhau.

4. Nếu cuộc tình chia xa (2 đoạn thơ cuối)

- Khao khát được sống một lần trọn vẹn với tình yêu của nữa thi sĩ.  Không thể rời xa nhau dù chỉ trong một giây phút nào, luôn mong muốn được vĩnh viễn bên nhau.

Nếu phải cách xa anh 
Em chỉ còn bão tố

Khi tình đã sâu, nghĩa đã nặng mà vì lý do này, lý do khác phải chia xa thì cả 2 bên đều đau khổ. Nhưng theo Xuân Quỳnh thì bên phía phụ nữ nỗi khổ đau sâu hơn, lớn hơn gấp bội. Hai câu kết:

Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố

chính là nỗi đớn đau đã lên đến tột độ, biểu lộ một tình yêu nồng thắm, mãnh liệt. Tác giả đã bước ra khỏi phép ẩn dụ, bôi hết son phấn trên mặt, cởi bỏ hết lớp vỏ hóa trang, không còn Biển Thuyền bóng gió và đã hét thật to, xưng gọi đúng tên hai kẻ yêu nhau say đắm. Bài thơ kết thúc ở đúng cao trào.

IV. Đọc tác phẩm Thuyền và biển

Thuyền và biển

Xuân Quỳnh

Em sẽ kể anh nghe

Chuyện con thuyền và biển:

 

“Từ ngày nào chẳng biết

Thuyền nghe lời biển khơi

Cánh hải âu, sóng biếc

Đưa thuyền đi muôn nơi 

 

Lòng thuyền nhiều khát vọng

Và tình biển bao la

Thuyền đi hoài không mỏi

Biển vẫn xa... còn xa

 

Những đêm trăng hiền từ

Biển như cô gái nhỏ

Thầm thì gửi tâm tư

Quanh mạn thuyền sóng vỗ

 

Cũng có khi vô cớ

Biển ào ạt xô thuyền

(Vì tình yêu muôn thuở

Có bao giờ đứng yên?)

 

Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu, về đâu

 

Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau – rạn vỡ

 

Nếu từ giã thuyền rồi

Biển chỉ còn sóng gió

Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố.

 (Xuân Quỳnh, Không bao giờ là cuối (Tuyển thơ), NXB Hội Nhà văn – Công ti Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội, 2011, tr. 15 – 16)

Xem thêm các bài Tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 hay, ngắn gọn khác:

Tác giả - tác phẩm: Lời tiễn dặn

Tác giả - tác phẩm: Dương phụ hành

Tác giả - tác phẩm: Nàng Ờm nhắn nhủ

Tác giả - tác phẩm: Sống, hay không sống – đó là vấn đề

Tác giả - tác phẩm: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Đánh giá

0

0 đánh giá