Nàng Ờm nhắn nhủ: tác giả, tác phẩm, tóm tắt, bố cục, dàn ý - Kết nối tri thức Ngữ văn 11

480

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về Tác giả tác phẩm Nàng Ờm nhắn nhủ – Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Nàng Ờm nhắn nhủ – Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức)

I. Tìm hiểu tác phẩm Nàng Ờm nhắn nhủ

1. Thể loại

Nàng Ờm nhắn nhủ thuộc thể loại truyện thơ (dân tộc Mường).

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm là một trong những bộ truyện được sưu tầm cùng các bộ truyện thơ khác như: Nàng Nga - Hai mối, Út Lót - Hồ Liêu, Nàng con Côi,... Đây là những câu chuyện phổ biến trong dân gian lúc bấy giờ. 

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Nàng Ờm nhắn nhủ có phương thức biểu đạt là biểu cảm và tự sự.

4. Tóm tắt văn bản Nàng Ờm nhắn nhủ

Tác phẩm Nàng Ờm nhắn nhủ là một trong những tác phẩm phản ánh mạnh mẽ tục lệ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy lúc bấy giờ”. Nàng Ờm và chàng Bồng Hương yêu nhau, nhưng lại không thể công khai vì sợ khuôn phép của bố mẹ hai bên không chấp thuận. Bố mẹ nàng Ờm khinh chàng Bồng Hương nhà nghèo nên luôn ra sức cấm đoán. Trước hoàn cảnh đó, nàng Ờm bỏ nhà theo người mình yêu lên núi Làn Ai. Tuy vậy, để tránh những điều nhơ lời xấu, nàng Ờm đã ăn lá ngón để “giữ trọn lời thề về bên ma”. Chàng Bồng Hương thấy vậy, cũng ăn lá ngón để đến bên người mình thương. Nơi trần gian này không thể dung thứ cho tình yêu của bọn họ, họ liền sánh đôi bên nhau ở mường Ma. Núi Làn Ai sau này trở thành một câu chuyện đầy đau lòng và bi thương cho mối tình. Mỗi độ trăng tròn, linh hồn của cô gái trẻ lại hiện về, để kể cho đời sau nghe về mối tình thắm thiết của một cặp đôi từng cùng sống cùng chết trên ngọn núi này. Ngọn núi cũng trở thành một truyền thuyết bất tử đối với những con người có tình. Nói một cách thực tế hơn, câu chuyện giữa nàng Ờm và chàng Bồng Hương đã phê phán xã hội lúc bấy giờ. Khi ấy, chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại, người dân bị gồng ép trong một lồng giam chật chội. Đến sau này, khi Đảng và nhà nước ra đời lãnh đạo cách mạng, cuộc sống người dân nơi những bản nghèo mới được cải thiện. 

5. Bố cục văn bản Nàng Ờm nhắn nhủ

- Đoạn 1: Gia cảnh của nàng Ờm, cha mẹ đều khắt khe và quản thúc 2 cô con gái rất chặt. Chàng Bồng Hương gặp gỡ nàng từ năm 7, 8 tuổi và đến khi nàng 15, chàng ngỏ lời yêu. 

- Đoạn 2: Cha mẹ cấm đoán và ép gả, không cho nàng ở cùng Bồng Hương vì gia cảnh của chàng nghèo khó. Em gái giúp nàng bỏ trốn. Nàng Ờm và chàng Bồng Hương cùng ăn lá ngón để gặp lại nhau ở mường Ma. 

- Đoạn 3: Kết thúc, nàng hiện về khuyên cha mẹ để mình lại núi Làn Ai. Từ đây, nơi này trở thành một truyền thuyết về tình yêu. 

6. Giá trị nội dung

Nội dung tác phẩm chủ yếu phản ánh sự hủ bại của chế độ xã hội cũ. Đó là sự bóc lột và áp bức quyền con người. Tuy nhiên, đâu đó ta cũng thấy được sự phản kháng mạnh mẽ của những người dân. 

7. Giá trị nghệ thuật

Tác phẩm Nàng Ờm nhắn nhủ chứa những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm dân tộc dân gian. 

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Nàng Ờm nhắn nhủ

1. Xác định người kể chuyện trong văn bản và ý nghĩa của việc triển khai câu chuyện theo lời kể của nhân vật này.

- Người kể chuyện: Nàng Ờm.

- Ý nghĩa: Các tình tiết, diễn biến được kể theo lối sinh động, hấp dẫn hơn, giúp người đọc hiểu được tường tận câu chuyện và thông điệp mà nhân vật muốn gửi gắm.

2. Tìm hiểu khát vọng tình yêu tự do, ước mong hạnh phúc và cách ứng xử nhân văn của người từng chịu cuộc đời đau khổ được thể hiện qua văn bản.

-  Trên cõi trần gian, nàng Ờm và chàng Bồng Hương chẳng đến được với nhau, nên họ đã quyết định cùng về chốn mường Ma để hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Cái chết đã giải thoát cho nàng, sang thế giới bên kia, có cuộc sống tự do, hạnh phúc với người mình yêu. Đó là một sự giải thoát một kết quả cao nhất của một tình yêu bị cấm đoán.

- Nhưng nàng không hề oán trách cha mẹ, khi cha mẹ muốn đưa nàng về nhưng hồn vía nàng đã từ chối, xin ở lại núi Làn Ai. Qua đó, nàng muốn những người còn sống “Rút ra bài học” và “Không phải chịu số phận bất hạnh” như Ờm và Bồng Hương.

3. Liên hệ với văn bản Lời tiễn dặn để rút ra những nhận định phù hợp, cần thiết về hướng tiếp cận các truyện thơ của một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Hướng tiếp cận các truyện thơ của một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam:

- Chủ đề: Tình yêu đồi lứa

- Cốt truyện: Diễn ra theo một trình tự nhất định: từ yêu nhau thắm thiết đến bị bố mẹ ngăn cản, trải qua muôn vàn khó khăn thử thách và cuối cùng quay về bên nhau.

- Hình thức: Số từ trong một dòng, số câu trong một khổ, cách gieo vần, nhịp điệu đều tự do, phóng

4. Liên hệ với văn bản Lời tiễn dặn để rút ra những nhận định phù hợp, cần thiết về hướng tiếp cận các truyện thơ của một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Hướng tiếp cận các truyện thơ của một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam:

- Chủ đề: Tình yêu đồi lứa

- Cốt truyện: Diễn ra theo một trình tự nhất định: từ yêu nhau thắm thiết đến bị bố mẹ ngăn cản, trải qua muôn vàn khó khăn thử thách và cuối cùng quay về bên nhau.

- Hình thức: Số từ trong một dòng, số câu trong một khổ, cách gieo vần, nhịp điệu đều tự do, phóng khoáng không theo bất cứ một quy luật nào.  khoáng không theo bất cứ một quy luật nào. 

III. Đọc tác phẩm Nàng Ờm nhắn nhủ

Nàng Ờm nhắn nhủ

(Trích Nàng Ờm – chàng Bồng Hương - truyện thơ dân tộc Mường)

Nàng Ờm và chàng Bồng Hương quê ở đất Cành Nành, làng Ca Da, mường Kỳ Ống, là bạn bè từ thuở nhỏ, lớn lên, yêu nhau và mong được kết đôi vợ chồng. Nhưng do cha mẹ nàng Ờm ngăn trở, cấm đoán nghiệt ngã, họ đã tự kết liễu đời mình. Trở thành vợ chồng ở thế giới bên kia, linh hồn họ vẫn quẩn quanh trên núi Làn Ai để kể lại câu chuyện của mình cho những người còn sống rút ra bài học; mong các đôi lứa khác được sum vầy, hạnh phúc, không phải chịu số phận bất hạnh như họ.

Các cố, các mẹ ơi!

Hôm nay trăng sáng đẹp trời

Em kể lại kiếp khốn cho các mẹ biết

Em kể lại kiếp khổ cho các mẹ hay

Cái chuyện con Ờm

Trên núi Làn Ai

Quê nhà Ờm ở đất Cành Nành

Làng Ca Da, mường Kỳ Ống

Để các mẹ suy đi nghĩ lại

Mà thương cho cái kiếp con người

Các mẹ sống trên đời

Đừng chê người ăn ngón

Các cố, các mẹ ơi!

Cửa nhà em bận lắm

Chàng Bồng Hương lắm việc nhiều công

Buổi sớm, đi đánh lưới sông cái

Buổi chiều, đi đánh chài sông con

Tối tăm săn hổ trên non một mình

Còn em, buổi sáng chặn con lợn, con gà

Buổi chiều, em đi cấy, đi hải

Giữa đêm, anh đan chài vóng cái

Về sáng, anh đan lưới vóng ngoài

Em thì vào ra củi canh may vá

Giờ nhà em lắm cá

Giờ nhà em nhiều cơm

Tình chồng thắm thiết hơn

Nghĩa vợ như đêm trăng sáng

Đêm đã khuya, ngày đã rạng

Các mẹ ở lại sống lâu trăm năm

Các mẹ ở lại thêm trăm ngàn tuổi

Nên bố nên mẹ, trong bản trong làng

Mừng các mẹ giàu sang

Để em quay chân trở lại

Quay mặt về núi Làn Ai

Em muốn ăn chơi ở chơi

Nói cái kiếp khốn cho các mẹ đỡ thương

Nói cái kiếp khổ cho các mẹ đỡ tủi

Nhưng em không về, con gà nó đợi

Nếu em không về, con lợn nó mong

Gà nó bới rẫy bông

Lợn ăn rỗng phá ha

Ngày nào trăng rằm sáng tỏ

Mời các mẹ lên thăm của thăm nhà

Để biết lối vào đường ra 

Cho đỡ thương đỡ nhớ

Núi Làn Ai nghèo tiền nghèo của

Nhưng Làn Ai giàu nghĩa giàu tình.

(Hoàng Anh Nhân sưu tầm, biên dịch, Trung tâm Khoa học và Nhân văn quốc gia, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 41, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 396 – 397)

Xem thêm các bài Tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 hay, ngắn gọn khác:

Tác giả - tác phẩm: Dương phụ hành

Tác giả - tác phẩm: Thuyền và biển

Tác giả - tác phẩm: Sống, hay không sống – đó là vấn đề

Tác giả - tác phẩm: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Tác giả - tác phẩm: Prô-mê-tê bị xiềng

Đánh giá

0

0 đánh giá