Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Ngữ văn lớp 11
Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Giới thiệu tri thức Ngữ văn và nội dung bài học Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức )
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
- Viết được một văn bản nghị luận về những đặc điểm trong cách kể của tác giả một tác phẩm truyện.
- Biết thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nghệ thuật kể chuyện của một tác phẩm truyện.
- Biết nhận diện và vận dụng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết.
2. Về năng lực
- Biết làm: bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi, về 1 ý kiến bàn về văn học;
- Thông thạo: các bước làm bài nghị luận
3. Về phẩm chất
Sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng.
II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Tổ chức thực hiện |
Sản phẩm |
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm truyện ngắn trả lời. - HS trả lời.
- GV hướng dẫn tìm hiểu khái niệm câu chuyện và truyện kể. - HS trả lời.
- GV hướng dẫn tìm hiểu khái niệm điểm nhìn trong truyện kể. - HS trả lời.
- GV hướng dẫn tìm hiểu khái niệm lời người kể chuyện và lời nhân vật. - GV hướng dẫn tìm hiểu khái niệm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. |
1. Truyện ngắn hiện đại Truyện ngắn hiện đại là thể loại tự sự cỡ nhỏ, ở đó, sự ngắn gọn được nhìn nhận là một đặc trưng nổi bật, phản ánh nét riêng của tư duy thể loại. Truyện ngắn thường chỉ xoay quanh một, hai tình huống diễn ra trong khoảng thời gian, không gian hạn chế. Tuy nhiên, những lát cắt đời sống này lại giàu sức khơi gợi, có thể gây ấn tượng mạnh đối với người đọc. Do dung lượng bị giới hạn, truyện ngắn đòi hỏi sự chắt lọc, dồn nén của các chi tiết và việc vận dụng bút pháp chấm phá trong trần thuật. 2. Câu chuyện và truyện kể - Câu chuyện là nội dung của tác phẩm tự sự bao gồm nhân vật, bối cảnh và sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian. - Truyện kể gắn liền với câu chuyện nhưng không đồng nhất: nó bao gồm các sự kiện được tổ chức theo mạch kể của văn bản tự sự, gắn liền với vai trò của người kể chuyện, hệ thống điểm nhìn và lớp lời văn nghệ thuật. Chú ý đến truyện kể tức là chú ý đến cách câu chuyện được kể như thế nào. 3. Điểm nhìn trong truyện kể - Để câu chuyện được kể ra, nhất thiết phải có người kể chuyện (tức người biết, nhìn thấy và kể lại câu chuyện ấy). Người kể chuyện bao giờ cũng kể câu chuyện từ điểm nhìn nhất định, được hiểu là vị trí để quan sát, trần thuật, đánh giá. - Có thể phân chia điểm nhìn trong tác phẩm tự sự thành nhiều loại khác nhau như: điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật được kể; điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong; điểm nhìn không gian và điểm nhìn thời gian;… 4. Lời người kể chuyện và lời nhân vật - Lời người kể chuyện gắn với ngôi kể, điểm nhìn, ý thức và giọng điệu của người kể chuyện. - Lời nhân vật là ngôn ngữ độc thoại hay đối thoại gắn với ý thức, quan điểm, giọng điệu của chính nhân vật. - Trong văn bản tự sự, đặc biệt ở các thể loại tự sự hiện đại, lời người kể chuyện và lời nhân vật có khả năng kết nối, cộng hưởng, giao thoa với nhau tạo nên một số hiện tượng đặc biệt về lời văn như lời nửa trực tiếp, lời độc thoại nội tâm, lời nhại,… 5. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết - Ngôn ngữ nói (còn gọi là khẩu ngữ) là ngôn ngữ âm thanh, được tiếp nhận bằng thính giác. Ngôn ngữ nói gắn liền với hoạt động giao tiếp của con người trong đời sống thường nhật như trò chuyện ở gia đình, nhà trường, nhà máy, công sở,…; phát biểu trong giờ học, cuộc họp, hội thảo; trao đổi khi mua bán ở chợ, siêu thị;… - Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết, được dùng trong sách, báo, văn bản hành chính, thư từ,… Ngôn ngữ viết tồn tại trong các văn bản xuất hiện dưới nhiều hình thức vật thể khác nhau: bản viết tay, bản đánh máy, bản in, bản chữ nổi dành cho người khiếm thị,… |
................................................
................................................
................................................
Tài liệu có 4 trang, trên đây là tóm tắt 2 trang của Giáo án Ngữ văn 11 Giới thiệu tri thức Ngữ văn và nội dung bài học Kết nối tri thức.
Để mua Giáo án Ngữ văn 11 Giới thiệu tri thức Ngữ văn và nội dung bài học Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:
Xem thêm Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 36
Giáo án Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện
Giáo án Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.