Tôi có một ước mơ: tác giả, tác phẩm, tóm tắt, bố cục, dàn ý - Kết nối tri thức Ngữ văn 11

687

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về Tác giả tác phẩm Tôi có một ước mơ – Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Tôi có một ước mơ – Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức)

I. Tác giả Mác-tin Lu-thơ Kinh

Tác giả tác phẩm Tôi có một ước mơ – Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức) (ảnh 1)

- Mác-tin Lu-thơ Kinh (1929 - 1968) là mục sư, nhà hoạt động nhân quyền người Mĩ gốc Phi

- Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất nước Mỹ, niềm tự hào của nhân dân trên thế giới.

- Mác-tin Lu-thơ Kinh nổi tiếng với các bài diễn thuyết liên quan đến các vấn đề nóng của thế giới, về con người, về xã hội và về những điều là bài học của cuộc sống.

- Mục sư Martin Luther King đi vào lịch sử với nhiều thành tựu nổi bật. Trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến bài diễn văn Tôi có một ước mơ được đọc ở Washington vào ngày 28-8-1963. Một giấc mơ mà ở đó những đứa trẻ da đen và những đứa trẻ da trắng cùng nắm tay nhau như anh em một nhà. 

- Năm 1964, ông được lựa chọn trao giả Nobel hòa bình vì những đóng góp của mình.

II. Tìm hiểu tác phẩm Tôi có một ước mơ

1. Thể loại

Tôi có một ước mơ thuộc thể loại văn nghị luận.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm ra đời vào ngày 28 - 8 - 1963, Mác-tin Lu-thơ Kinh đã tham gia tổ chức tuần hành tại Oa-sing-ton. Buổi tuần hành nhằm mục đích kêu gọi tham gia đạo luật dân quyền, bình đẳng cho người da đen. Tại đây, Mac-tin đã đọc bài diễn thuyết này.

Tác giả tác phẩm Tôi có một ước mơ – Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức) (ảnh 2)

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Tôi có một ước mơ có phương thức biểu đạt là nghị luận

4. Tóm tắt văn bản Tôi có một ước mơ

Trong tác phẩm “Tôi có một giấc mơ” đã nói lên ước mơ của người da đen một cách rõ ràng nhất, ngay từ mở đầu bằng lời miêu tả cuộc sống của người da đen trên nước mỹ với quá nhiều những khó khăn thử thách như bị kì thị, bị xiền xích, bi cách li. Chính vì thế tác giả nêu lên tầm quen trọng của việc người da đen đứng lên đấu tranh cho quyền sống của mình. Cuối cùng tác giả nêu lên ước mơ của mình cũng là của những người da đen khi sống trên đất Mỹ - Một giấc mơ mà ở đó “những đứa trẻ da đen và những đứa trẻ da trắng cùng nắm tay nhau như anh em một nhà”. 

5. Bố cục văn bản Tôi có một ước mơ

Gồm 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “tình trạng đáng xấu hổ này”: Mục đích hướng tới của tác giả và thực trạng cuộc sống của người da đen trên đất Mỹ.

- Phần 2: Tiếp đến “là sự thật hiển nhiên”: Cuộc đấu tranh của những người da đen.

- Phần 3: Còn lại: Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ.

6. Giá trị nội dung

- Mục đích của văn bản khẳng định quyền bình đẳng của người da đen

- Lời kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.

7. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng những hình ảnh, câu văn có sức truyền cảm.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tôi có một ước mơ

1. Thực trạng cuộc sống của người da đen.

- Người da đen đã được kí cam kết tự do: Người Mỹ kí văn kiện Tuyên ngôn giải phóng nô lệ.

=> Đó là ngọn đuốc hi vọng cho người da đen thoát khỏi bất công.

- Tuy nhiên, cuộc sống của người da đen còn rất nhiều bất công: Xiết chặt trong gông cùm của sự cách li và óc kì thị.

=> Cần phải kết thúc ngay.

2. Cuộc đấu tranh của những người da đen.

- Ngọn lửa đấu tranh của những người da đen sẽ không bao giờ tắt.

- Những lưu ý trong cuộc đấu tranh:

+ Không được để cho cuộc phản kháng đầy sáng tạo sa vào bạo loạn.

+ Tinh thần chiến đấu quật cường vừa trào sôi trong cộng đồng người da đen không được đẩy đến chỗ ngờ vực tất cả người da trắng.

=> Cuộc đấu tranh giành quyền tự do là quyền và nghĩa vụ của tất cả những người da đen và mỗi người cần phải đứng lên giành địa vị xứng đáng của mình không được phép sai lầm.

3. Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ

- Giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm từ trong giấc mơ của nước Mỹ.

- Niềm tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người bất kể xuât thân, hoàn cảnh hay địa vị xã hội.

=> Chỉ khi người da đen được đối xử bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại.

IV. Đọc tác phẩm Tôi có một ước mơ

Tôi có một giấc mơ

(trích)

Mác – tin Lu thơ Kinh

Tôi vui mừng được sát cánh bên các bạn ngày hôm nay, trong một sự kiện mà lịch sử sẽ ghi nhận là cuộc tuần hành vì tự do vĩ đại nhất trong lịch sử đất nước chúng ta.

Một trăm năm trước, một người Mỹ vĩ đại mà ngày hôm nay chúng ta đang đứng dưới bóng tượng đài của Người, đã kí bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ. Văn kiện trọng đại này đã xuất hiện như một ngọn đuốc hi vọng soi đường cho hàng triệu nô lệ da đen, những con người bị thiêu đốt trong lò lửa của bất công, bạo tàn. Văn kiện ấy đã đến như ánh bình minh rực rõ kết thúc đêm trường tù ngục.

Nhưng rồi, một trăm năm sau, người da đen vẫn chưa được tự do. Một trăm năm sau, cuộc sống của người da đen vẫn còn bị thít chặt trong gông cùm của luật cách li và xiềng xích của óc kì thị. Một trăm năm sau, người da đen vẫn phải sống trong một hoang đảo nghèo đói giữa đại dương bao la của sự phồn thịnh vật chất. Một trăm năm sau, người da đen vẫn phải sống mòn trong những góc khuất của xã hội Mỹ và thấy mình chỉ là kẻ lưu vong ngay trên quê hương mình. Chính vì thế nên ngày hôm nay chúng ta đến đây để quyết liệt lên tiếng về thảm trạng này.

[...]

Ngọn lửa mùa hè mang bao căm phẫn chính đáng của người da đen sẽ không bao giờ tắt nguội nếu như làn gió mùa thu của tự do và công bằng không thổi tới.

Năm 1963 không phải là một kết cục, mà là một khỏi đầu. Nước Mỹ sẽ không có bình an, sẽ không có yên tĩnh, nếu như người da đen chưa giành được quyền công dân. Bão lốc của những cuộc nổi dậy sẽ vẫn tiếp tục rung chuyển nền móng quốc gia cho đến khi nào mặt tròi công lí trỗi dậy.

Nhưng có một điều mà tôi phải nói với những đồng chí của tôi, những con người đang đứng trước ngưỡng của của lâu đài công lí. Trong quá trình chiến đấu giành lấy lại địa vị xứng đáng của mình, chúng ta không được phép hành động sai lầm. Đừng làm dịu con khát tự do của mình bằng cách uống li oán hận và thù hằn. Cuộc đấu tranh của chúng ta bao giờ cũng phải dựa trên nền tảng cao quý của nhân phẩm và kỉ cương. Chúng ta không được để cho cuộc phản kháng đầy sáng tạo của chúng ta sa vào bạo loạn. Qua từng buổi tuần hành, chúng ta sẽ phải tự nâng bản thân lên đến tầm cao mới, để đáp trả sức mạnh bạo lực bằng sức mạnh tâm hồn.

Tinh thần chiến đấu quật cường mới vừa trào sôi trong cộng đồng người da đen không được đẩy chúng ta đến chỗ ngờ vực tất cả người da trắng, bởi lẽ, như ta thấy đang hiện diện ở đây hôm nay, có rất nhiều người anh em da trắng đã nhận ra rằng vận mệnh của họ gắn liền với vận mệnh của chúng ta, rằng tự do của họ không thể tách rời với tự do của chúng ta. Chúng ta không thể bước đi một mình.

Và khi bước đi, chúng ta phải đảm bảo rằng mình luôn tiến về phía trước. Chúng ta không thể quay lại vị trí cũ. Đã có những câu hỏi đặt ra cho những người đấu tranh đòi bình đẳng: “Đến bao giờ các người mới hài lòng?”. Chúng ta sẽ không bao giờ hài lòng một khi người da đen vẫn còn là những nạn nhân cầm lặng của vấn nạn bạo lực từ cảnh sát. Chúng ta sẽ không bao giờ hài lòng một khi, sau chặng đường dài mệt mỏi, ta vẫn không thể tìm được chốn nghỉ chân trong quán trọ ven xa lộ hay khách sạn trong thành phố. Chúng ta sẽ không hài lòng khi nào con cái chúng ta bị tước đoạt nhân phẩm và lòng tự trọng bởi những tấm biển đề “Chỉ dành cho người da trắng” . Chúng ta sẽ không bao giờ hài lòng khi người da đen ở Mi-xi-xi-pi không có quyền bầu cử, khi người da đen ở Niu Oóc (New York) tin rằng có đi bầu cũng chẳng để làm gì. Không, không, chúng ta không hài lòng, và chúng ta sẽ không hài lòng cho đến khi nào “mưa công lí tuôn rơi cùng với dòng sông của chính nghĩa”

Đừng bao giờ rơi vào vực sâu tuyệt vọng. Các bạn của tôi, hôm nay tôi xin chia sẻ với các bạn rằng, mặc dù chúng ta vẫn đang phải đối mặt với bao khó khăn của hiện tại và tương lai, tôi vẫn có một giấc mơ. Đó là một giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm từ trong giấc mơ của nước Mỹ.

Tôi mơ rằng một ngày nào đó, đất nước của chúng ta sẽ trỗi dậy và sống chân thực với niềm tin của mình: “Chúng tôi coi sự thật này là điều hiển nhiên: rằng tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”

Tôi mơ rằng một ngày nào đó, trên những ngọn đồi đất đỏ ở Gioóc giơ, con cái của những nô lệ ngày xưa cùng con cái của những chủ nô ngày xưa sẽ ngồi bên nhau trong tình anh em bằng hữu.

Tôi mơ rằng một ngày nào đó, ngay cả bang Mi-xi-xi-pi, nơi dồn nén hầm hập tự do và công bằng công và áp bác, rồi cũng sẽ chuyển mình thành một ốc đảo của tự do và công bằng. Tôi mơ rằng bốn đứa con nhỏ của tôi, một ngày nào đó, sẽ được sống ở một đất nước nơi người ta không phán xét chúng bằng màu da, mà phán xét bằng nhân cách của chúng.

Ngày hôm nay, tôi có một giấc mơ. [...]

(Trích Những loài diễn văn bất tử: những bài diễn văn vĩ đại của những người vĩ đại, Hat-so-va-han Đớt-tơ (Harshvardhan Dutt), NXB Iu-ni-con Búc-xơ (Unicorn Books), Niu Đê-li (New Delhi), 2007, bản dịch của Phạm Ngọc Lan.

Nguồn: Tạp chí khoa học Đại học Văn Hiến, số 7 (4), 2021, tr. 142 – 148)

Xem thêm các bài Tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 hay, ngắn gọn khác:

Tác giả - tác phẩm: Thời gian

Tác giả - tác phẩm: Cầu hiền chiếu

Tác giả - tác phẩm: Một thời đại trong thi ca

Tác giả - tác phẩm: Tiếp xúc với tác phẩm

Tác giả - tác phẩm: Lời tiễn dặn

Đánh giá

0

0 đánh giá