Tác giả tác phẩm Lời tiễn dặn – Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo)

1.1 K

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về Tác giả tác phẩm Lời tiễn dặn – Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Lời tiễn dặn – Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo)

I. Tìm hiểu tác phẩm Lời tiễn dặn

1. Thể loại

Truyện thơ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

-  Tiễn dặn người yêu là truyện thơ của dân tộc Thái gồm 1846 câu thơ là lời của nhân vật trong cuộc kể lại câu truyện tình yêu, hôn nhân của vợ chồng mình. Cốt truyện diễn ra theo 3 chặng: Yêu nhau tha thiết-Chia lìa, đau khổ-Đoàn tụ hạnh phúc.

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Lời tiễn dặn có phương thức biểu đạt là tự sự & biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Lời tiễn dặn

        “Tiễn dặn người yêu” kể về cuộc đời của một đôi trai gái người Thái với tình yêu nồng thắm, keo sơn nhưng lại gặp phải biết bao khó khăn, trở ngại để đến được bên nhau. Mở đầu, truyện kể lại những kỉ niệm gắn bó khi còn nhỏ của một đôi bạn rất thân. Họ cùng lớn lên bên nhau và dần chớm nở một tình yêu đẹp. Thế nhưng, bố mẹ cô gái chê gia đình chàng trai quá nghèo khổ nên đã ép gả cô cho một người nhà giàu ở bản xa. Chàng trai mang theo nỗi thất tình và buồn thương sang Lào buôn bán với ước mong kiếm đủ vàng bạc để trở về chuộc người yêu. Cuộc sống nơi đất khách quá đỗi khổ cực, gian nan và kiếm tiền chẳng hề dễ dàng. Chàng đành ôm ước vọng tan tành ấy trở về đúng ngày cưới của cô gái. Cải trang thành người khách đưa cô dâu về nhà chồng, chàng trai đã tranh thủ tâm tình, than vãn với người yêu cho vơi đi những khổ đau, cay đắng. Cả hai cùng hẹn thề sẽ tìm mọi các để được ở bên nhau. Thế nhưng, chẳng bao lâu sau đó, nhà chồng bán cô gái vào cửa quan, rồi bị mang ra chợ bán như một món hàng, cuộc đời của cô nổi trôi, lận đận không biết sẽ đi về đâu. Cuối cùng, cô bị người chồng thứ hai mang ra chợ để đổi lấy mọt nắm lá dong gói bánh. Thật hạnh phúc khi người đổi lấy được cô chính là chàng trai năm xưa. Họ cùng nhau hẹn ước ở bên nhau, sống hạnh phúc cho tới già.

5. Bố cục bài Lời tiễn dặn

Gồm 2 phần:

+ Phần 1: Từ Guẩy gánh qua đồng…đến…. goá bụa về già: Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn dặn.

+ Phần 2: Còn lại: Cử chỉ, hành động, tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng cô gái

6. Giá trị nội dung

- Văn bản thể hiện tâm trạng tuyệt vọng, đau xót của chàng trai trên đường tiễn cô gái về nhà chồng và phải chứng kiến cảnh khi ở nhà chồng, cô gái bị chính người chồng đánh đập.

7. Giá trị nghệ thuật

 - Nghệ thuật so sánh, điệp từ, điệp ngữ, đối lập…được sử dụng tài tình, có tác dụng bộc lộ tình cảm nồng nàn đằm thắm, thuỷ chung sâu sắc và niềm tin, ý chí mãnh liệt của chàng trai về một ngày đoàn tụ và hạnh phúc. Đó cũng là khát vọng tự do, khát vọng được sống trong tình yêu và hạnh phúc của chàng trai và cô gái Thái.

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lời tiễn dặn

1. Tâm trạng của chàng trai (gián tiếp là tâm trạng của cô gái) trên đường tiễn dặn (23 câu thơ đầu).

Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng

- Cách chàng trai gọi cô gái là người đẹp anh yêu khẳng định tình yêu trong chàng trai vẫn còn thắm thiết. Nhưng tình cảm ấy lại mâu thuẫn với sự thực là cô gái đang cất bước theo chồng

Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,

Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi.

- Xin hãy cho anh kề …quấn…ủ…

Cho mai sau lửa xác đượm hơi,

- Con nhỏ hãy đưa anh bế,

Bé xinh hãy đưa anh bồng

Cho anh bế con dòng …nựng cỏn rồng, con phượng….

- Có những cử chỉ, hành độnh quyến luyến, như muốn níu kéo cho dài ra những giây phút cuối cùng còn được ở bên cô gái trên đường tiễn dặn.

+ Phải được nhủ, được dặn cô gái đôi câu chàng trai mới có thể đành lòng quay về

+ Tha thiết níu kéo, xin được kề vóc mảnh ủ lấy hương người cô để mai sau vẫn đượm hơi người thân yêu nhất.

+ Xin chăm sóc những đứa con riêng của cô gái như chính đứa con mình, chỉ mong cho cô gái đừng buồn.

- Tâm trạng của cô gái trong cảm nhận của chàng trai:

+ Chân bước đi - đầu còn ngoảnh lại

-mắt còn ngoái trông

+ Càng bước xa- càng đau nhớ

+ Chờ, đợi, ngóng trông chàng trai trên đường đi

Đây cũng là tâm trạng dùng dằng đau khổ muốn kéo dài thời gian cuối cùng được bên nhau.

Cách mô tả đó chứng tỏ chàng trai rất thấu hiểu tình cảm của cô gái. Hai người có chung một cảm nhận khi phải xa nhau: bịn rịn, quyến luyến, đau khổ khi phải chia lìa.

- Chàng trai tin tưởng, khẳng định tình yêu của hai người sẽ vượt qua cả không gian và thời gian để đoàn tụ bên nhau.

+ Nghệ thuật điệp từ (đợi), điệp ngữ (ta sẽ lấy) có tác dụng nhấn mạnh ý chí quyết tâm sẽ đoàn tụ bên nhau của chàng trai và cô gái.

- Em ngã lăn chiêng cạnh miệng cối lợn dũi,

Em ngã lăn đùng liền bên máng lợn vầy,

Ngã không kịp chống, không kịp ngượng

2. Cử chỉ, hành động và tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng của cô gái

+ Chạy lại đỡ cô gái dậy.

+ Rũ áo, chải đầu cho cô.

+làm ống lam thuốc cho cô gái uống khỏi đau

- Cử chỉ an ủi vỗ về cô gái lúc bị nhà chồng đánh đập, hắt hủi.

-Những cử chỉ bộc lộ niềm xót xa, thương cảm sâu sắc đối với người yêu - Điều mà cô gái rât cần vào lúc này như cần một chỗ dựa tinh thần.

+ Sống (Đôi ta cùng gỡ, ta vuốt lại): Sẽ đoàn tụ bên nhau

+ Chết - vẫn bên nhau

- Chàng trai đã nhắn nhủ và khẳng định với cô gái sống chết sẽ bên nhau mãi mãi, không gì có thể chia lìa

- Điệp từ chết, điệp ngữ, khiến cho lời tiễn dặn như lời nguyền gắn bó thuỷ chung của chàng trai với cô gái

- Cuối cùng chàng trai khẳng định lại một lần nữa tình yêu thắm thiết thuỷ chung của mình với cô gái

Xem thêm các bài Tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 hay, ngắn gọn khác:

Tác giả - tác phẩm: Công nghệ AI của hiện tại và tương lai

Tác giả - tác phẩm: Hình tượng con người chinh phục thế giới trong “Ông già và biển cả”

Tác giả - tác phẩm: Tú Uyên gặp Giáng Kiều

Tác giả - tác phẩm: Người ngồi đợi trước hiên nhà

Tác giả - tác phẩm: Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu

Đánh giá

0

0 đánh giá