Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Vật lí có đáp án (phần 23)

200

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Vật lí có đáp án (phần 23) hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Vật lí.

  Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Vật lí có đáp án (phần 23)

Câu 1: Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?

A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.

B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.

C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.

D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Cách làm giảm lực ma sát là tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.

Câu 2: Một người đi quãng đường AB vận tốc 15 km/h trên nửa quãng đường đầu và vận tốc 10 km/h trên nửa quãng đường sau. Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là bao nhiêu?

Lời giải:

Gọi quãng đường AB là S, thời gian là t, vận tốc là v  

Theo công thức ta có v=S:t

Thời gian đi 12S lúc đầu là: t1= S215

Thời gian đi 12S còn lại là: t2= S210

Tổng thời gian đi hết quãng đường là: t1+t2=  S215 + S210

Vận tốc trung bình là: v=S S215 + S210=12km/h

Câu 3: Một con lắc lò xo dao động với chu kỳ T = 4 s. Thời gian ngắn nhất để con lắc đi từ vị trí cân bằng đến biên là:

A. 2 s.

B. 1 s.

C. 0,5 s.

D. 4 s.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Thời gian để con lắc đi từ VTCB ra đến biên là T4=44=1s

Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động ξ=24V và điện trở trong r=1Ω. Trên các bóng đèn Đ1; Đ2lần lượt có ghi 12 V -  6 W và 12 V – 12 W. Điện trở thuần có giá trị R=3Ω. Cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn có giá trị

Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động xi=24V và điện trở trong r=1 ôm (ảnh 1)

Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động xi=24V và điện trở trong r=1 ôm (ảnh 1)

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động xi=24V và điện trở trong r=1 ôm (ảnh 1)

Mỗi bóng đèn dây tóc có bản chất là một điện trở có giá trị R. Nếu Pdm và Udm lần lượt là điện áp định mức và công suất định mức của bóng đèn, khi đó ta có:

Pdm=Udm2RR=Udm2Pdm

Ta có điện trở của mỗi đèn là: 

Rd1=1226=24Ω,Rd2=12212=12ΩRd12=8Ω

Điện trở ngoài mạch là: Rm=R+Rd12=3+8=11Ω

Cường độ dòng điện qua mạch chính là: Ic=ξRm+r=2411+1=2A

Hiệu điện thế hai đầu mỗi đèn là: U1=U2=U12=I.Rd12=2.8=16V

Cường độ dòng điện qua các bóng đèn là: I1=U1Rd1=1624=23A và I2=U2Rd2=1612=43A

Câu 5: Đại lượng nào sau đây không phải là đặc trưng vật lý của âm?

A. Cường độ âm.

B. Mức cường độ âm.

C. Độ cao của âm.

D. Tần số âm.

Lời giải:

Độ cao không phải là đặc trưng vật lý của âm mà là đặc trưng sinh lí.

Câu 6: Tại hai điểm A và B trên mặt nước dao động cùng tần số 16 Hz, cùng pha, cùng biên độ. Điểm M trên mặt nước dao động với biên độ cực đại với MA = 30 cm, MB = 25,5 cm, giữa M và trung trực của AB có hai dãy cực đại khác thì vận tốc truyền sóng trên mặt nước là

A. v = 36 cm/s.

B. v = 24 cm/s.

C. v = 20,6 cm/s.

D. v = 28,8 cm/s.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Do giữa M và đường trung trực còn có 2 dãy cực đại khác nên tại M là đường cực đại số 3

Suy ra

 

d2  d1 =4,5=3λ λ=1,5cmv=λf=1,5.16=24cm/s

Câu 7: Vì sao R1R2=l1l2.S2S1

Lời giải:

Cả hai dây dẫn đều được làm từ 1 chất liệu. Ta có:

R1=ρ.l1S1R2=ρ.l2S2R1R2=ρ.l1S1ρ.l2S2=l1.S2l2.S1

Câu 8: Một người đến bến xe buýt chậm 20 phút sau khi xe buýt đã rời bến A, người đó bèn đi taxi đuổi theo để kịp lên xe buýt ở bến B kế tiếp. Taxi đuổi kịp xe buýt khi nó đi được 2/3 quãng đường từ A đến B. Hỏi người đó phải đợi ở bến xe B bao lâu? Coi các xe chuyển động đều.

Lời giải:

Đổi 20p = 13h

Thời gian đi 23quãng đường của 2 xe là:

t1=23ABv1t2=23ABv2

Theo giả thiết vì người đó trễ 20p mới bắt taxi nên ta có liên hệ thời gian như sau:

t1t2=132AB3v12AB3v2=13ABv1ABv2=12

Thời gian người đó phải chờ là:

t=AB3v1AB3v2=13ABv1ABv2=13.12=16h=10 phút 

Câu 9: Hai điện tích điểm bằng nhau q1 = q2 = q = 2 μC đặt tại A và B cách nhau một khoảng AB = 6 cm. Một điện tích q3 = q đặt trên đường trung trực của AB cách AB một khoảng bằng 4 cm. Xác định lực điện tác dụng lên điện tích q3?

Lời giải:

Hai điện tích điểm bằng nhau q1 = q2 = q = 2 muyC đặt tại A và B cách nhau một khoảng AB = 6 cm (ảnh 1)

Gọi C là điểm trùng với q3. H là đường cao hạ từ C xuống AB

Xét tam giác CHA là tam giác vuông tại H

CA=AH2+CH2=5cm  (AH=AB2=3cm;CH=4cm)

Ta có: 

F10=kq1q0r2=9,109.2.106.2.1060,052=14,4N

Áp dụng định lí cosin ta có: cosC^=52+52622.5.5=725

Dựa theo hình vẽ ta thấy: 

cos C=cos αF1=F102+F102+2F10F10cosα=23,04N

Câu 10: Hằng ngày, mẹ lái xe từ nhà đến trường để đón con rồi trở về nhà đúng thời gian. Một hôm mẹ xuất phát từ nhà muộn 10 phút, nhưng hôm đó con về sớm 30 phút và tự đi bộ về nhà với vận tốc 4,2 km/h, do đó mẹ và con về nhà sớm hơn 2 phút so với thường ngày. Coi tốc độ của xe trong suốt hành trình không đổi.

1. Tính thời gian người con đã đi bộ.

2. Tính vận tốc của xe.

Lời giải:

1. Thời gian người con đã đi bộ:

Vì mẹ đi trễ 10p mà hôm đó người con ra sớm 30p nên thời gian người con đã đi bộ:

t = 10 + 30 = 40 (phút)

2. Thời gian là:t1=10+30+2=42 (phút)

Đổi 42p = 0,7 h

Quãng đường nếu người con tự đi bộ là: S=t.v=0,7.4,2=2,94 (km)

Thời gian người mẹ nếu đi là t2=sv1+v1=2,947+4,2=8,4 (km/h)

=>Vì vận tốc xe không đổi nên vận tốc là 8,4 km/h 

Câu 11: Quãng đường AB gồm một đoạn lên dốc AC và một đoạn xuống dốc CB. Một người đi xe máy từ A đến B trong 3 giờ rưỡi và đi từ B về A trong 4 giờ. Biết rằng vận tốc lên dốc là 25km/h, vận tốc xuống dốc là 50km/h. Tính độ dài quãng đường AB.

Lời giải:

Khi đi từ A đến B: AC25+CB50=3,5 (1)

Khi đi từ B về A: CB25+AC50=4 (2)

Từ (1) và (2): AC = 50 km; CB = 75 km nên AB = 125 km.

Câu 12: Lúc 7 giờ, một người đi xe đạp và 1 người đi xe máy cùng rời A để đến B, vận tốc theo thứ tự là 12 km/h và 28 km/h. Lúc 7 giờ 30 phút, một ô tô đi với vận tốc 35km/h cũng rời từ A để đến B. Ô tô ở vị trí chính giữa hai người kia vào lúc mấy giờ

Lời giải:

Giả sử có một chiếc xe X xuất phát cùng lúc với xe đạp và xe máy, vận tốc bằng trung bình cộng vận tốc hai xe, thì xe X đó luôn nằm ở chính giữa hai xe kia. 

Vận tốc xe X là: (12+28):2=20

Khi xe ô tô xuất phát thì xe X đã đi được quãng đường là: 20 × (7,5−7) = 10 (km)

Mỗi giờ xe ô tô đi được nhiều hơn xe X quãng đường là: 35 − 20 = 15 (km)

Để đuổi kịp xe X thì ô tô cần đi khoảng thời gian là: 1015=23h=40 phút

Ô tô ở vị trí chính giữa hai người kia lúc: 7h30′ + 40′ = 8h10′

Câu 13: Một người đi quãng đường AB gồm hai đoạn AC và CB. Lúc đi, vận tốc trên đoạn AC là 12 km/h, vận tốc trên đoạn CB là 8 km/h, hết 3h30p. Lúc về vận tốc trên đoạn BC là 30 km/h, vận tốc trên đoạn CA là 20 km/h, hết 1h36p. Tính quãng đường AB.

Lời giải:

Ta có hệ 

AC12+CB8=3,5AC20+CB30=1,5AC=20,4kmCB=14,4kmAB=34,8km

Câu 14: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là 8 cm và 12 cm. Biên độ dao động tổng hợp có thể là:

A. A = 2 cm.

B. A = 3 cm.

C. A = 5 cm.

D. A = 21 cm.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Ta có

812A8+124A20

Câu 15: Bóng đèn huỳnh quang công suất 40 W chiếu sáng tương đương với bóng đèn dây tóc 100 W. Nếu trung bình 1 ngày thắp sáng 14 tiếng trong 1 tháng 30 ngày sẽ tiết kiệm được bao nhiêu số điện.

Lời giải:

Điện năng bóng đèn huỳnh quang tiêu thụ là:

A1=P1t=40.14.30=16800Wh=16,8kWh

Điện năng bóng đèn dây tóc tiêu thụ là:

A2=P2t=100.14.30=42000Wh=42kWh

Số điện tiết kiệm được là:

ΔA=A2A1=4216,8=25,2kWh.

Câu 16: Thả rơi tự do một vật từ đỉnh tháp thì thời gian vật chạm đất được xác định bằng (2,0 ±0,1)s. Nếu lấy gia tốc trọng trường tại nơi thả vật chính xác bằng 10m/s2 thì chiều cao của tháp là:

A. (20 ±0,1)

B(20 ±0,5)

C(20 ±1)

D(20 ±2)

Lời giải:

Đáp án đúng là D

Ta có:

h=12.g.t2Δhh¯=2.Δtt¯Δt=20.0,12=2mh=g.t22h¯=10.222=20mh=(20±2)m

Câu 17: Khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 thì trọng lượng riêng của nước là

A. 1000 N/m3

B. 10000 N/m3

C. 100 N/m3

D. 10 N/m3

Lời giải:

Đáp án đúng là B

d=10.D=10.1000=10000(N/m3).

Câu 18: Cho đoạn mạch gồm R1=5ΩR2=10Ω được mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế 5V.

a) Tính điện trở tương đương.

b) Tính cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch chính.

c) Tính hiệu điện thế giữa mỗi đầu điện trở.

Lời giải:

a. Điện trở tương đương: Rtđ =R1 + R2=5+10=15Ω

b. Cường độ dòng điện qua mạch chính:  I=URtđ =515=13A

Do mạch mắc nối tiếp nên: I=I1 =I2 =13A

c. Hiệu điện thế giữa mỗi đầu điện trở:

U1 =R1.I1 =5.13=53VU2 =R2.I2 =15.13=5(V)

Câu 19: Dùng thước kẹp chia độ tới 110mm để đo đường kính của một bi thép thì có kết quả: d = 8,2 mm. Thể tích viên bi hình cầu là: V=43πR3=43πd23=16πd3.Thể tích viên bi có sai số kèm theo là:

A. (288,7±5)mm3

B. (288±5,3)mm3

C. (288±5)mm3

D. (288,7±5,53)mm3

Lời giải:

Đáp án đúng là C

ΔVV=3.ΔddΔVV=3.0,128,21,83

Ngoài ra: 

V=16πd3=288,7mm3ΔV=1,83.288,71005mm3V=288±5mm3

Câu 20: Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian gọi là:

A. Chuyển động cơ học.  

B. Đứng yên.

C. Quán tính.     

D. Vận tốc.    

Lời giải:

Đáp án đúng là A

Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian gọi là chuyển động cơ học.

Câu 21: Lúc 6 giờ sáng, một người đi xe đạp từ A về B với vận tốc 18 km/h. Đến 9 giờ một người đi xe máy từ A về B với vận tốc 45 km/h. Hỏi xe máy đuổi kịp xe đạp lúc mấy giờ chỗ gặp nhau cách B bao xa. Biết quãng đường AB dài 115 km.

Lời giải:

Từ 6 giờ đến 9 giờ cách nhau là: 9 - 6 = 3 (giờ)

Trong 3 giờ, người đi xe đạp đi được là: 18 . 3 = 54 (km)

Mỗi giờ, xe máy gần hơn xe đạp là: 45 - 18 = 27 (km)

Vậy xe máy đuổi kịp xe đạp sau: 54 : 27 = 2 (giờ)

Xe máy đuổi kịp xe đạp khi: 9 + 2 = 11 (giờ)

Trong 2 giờ, xe máy đi được là: 45 . 2 = 90 (km)

Vậy điểm gặp nhau cách B là: 115 - 90 = 25 (km)

Câu 22: Đặt một vật gần sát gương cầu lõm. Từ từ đưa vật ra xa gương cho đến khi không nhìn thấy ảnh của vật. Ảnh của vật thay đổi như thế nào?

Lời giải:

Nhận xét: Ảnh của vật quan sát được trong gương cầu lõm ở thí nghiệm trên là ảnh ảo, lớn hơn vật.

Kết luận: 

Ảnh nhìn thấy được là ảnh ảo, không hứng được trên màn, lớn hơn vật.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá