Xử lý tình huống a) Tuy có rất nhiều bài tập cần hoàn thành

698

Với giải Luyện tập 3 trang 17 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 3: Học tập tự giác, tích cực môn Giáo dục công dân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem: 

Xử lý tình huống a) Tuy có rất nhiều bài tập cần hoàn thành

Luyện tập 3 trang 17 GDCD 7: Xử lý tình huống

a) Tuy có rất nhiều bài tập cần hoàn thành nhưng M vẫn muốn đi dự sinh nhật của bạn thân vì đã hứa với bạn.

Nếu là M, em sẽ làm gì?

b) K học giỏi và luôn hòa đồng, chia sẻ suy nghĩ, kinh nghiệm học tập của mình với các bạn trong lớp.Thấy vậy một số bạn nói rằng K hay khoe khoang.

Nếu là K, em sẽ nói thế nào để các bạn hiểu mình?

c) Trong giờ học Ngữ văn, mặc dù hiểu bài và biết câu trả lời nhưng C không giơ tay phát biểu.

Nếu là bạn cùng lớp với C, em sẽ khuyên bạn điều gì ?

d) Đầu năm học S chuyển đến lớp học mới nên nhút nhát, rụt rè, ít phát biểu ý kiến xây dựng bài.

Nếu là bạn cùng lớp với S, em sẽ làm gì để giúp bạn thay đổi, tích cực trong học tập

Phương pháp giải:

- Đọc tình huống và đưa ra được lời khuyên đối với các bạn trong từng tình huống.

Lời giải:

a) Nếu em là M, em sẽ

Cách 1: Mua quà sinh nhật đem đến tặng cho M trước, sau đó xin lỗi M và mong bạn thông cảm vì không thể đến dự bữa tiệc sinh nhật của M vì còn rất nhiều bài tập phải hoàn thành.

Cách 2: Gọi điện xin lỗi bạn, nói rõ lí do không tham dự được và hứa với M rằng sẽ bù cho bạn một buổi đi chơi sau khi em hoàn thành xong hết bài tập cần làm

b) Nếu em là K, em sẽ nói với các bạn rằng em chia sẻ những kiến thức, hiểu biết cho các bạn nghe là vì em mong muốn các bạn sẽ học được nhiều kiến thức hơn, vì em muốn giúp đỡ các bạn đều sẽ được nâng cao thành tích học tập chú không hề muốn khoe khoang.

c) Nếu em là bạn của C, em khuyên bạn nên tích cực hăng hái phát biểu xây dựng bài. để cô giáo và các bạn đều biết câu trả lời quan điểm của bạn. Bên cạnh đó, tích cực phát biểu cũng giúp C thêm tự tin.

d) Nếu em là bạn cùng lớp với S, em sẽ rủ các bạn trong lớp cùng chơi với S khi đến giờ giải lao, rủ bạn tham gia các hoạt động tập thể của lớp, giúp đỡ bạn trong học tập,...

Xem thêm các bài giải Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 14 GDCD 7: Em hãy cùng các bạn nghe/hát bài "Hổng dám đâu" và cho biết bạn nhỏ trong bài hát đã tự giác học tập như thế nào?

Khám phá 1 trang 14 GDCD 7: a) Bác Hồ đã tự học ngoại ngữ như thế nào?

Khám phá 2 trang 15, 16 GDCD 7: a) Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại điều gì cho Tuấn và Yến?

Luyện tập 1 trang 16 GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

Luyện tập 2 trang 17 GDCD 7: Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực? Vì sao?

Vận dụng 1 trang 17 GDCD 7: Em hãy viết về một tấm gương học tập tự giác, tích cực mà em biết. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?

Vận dụng 2 trang 17 GDCD 7: Em hãy xác định một biểu hiện chưa tự giác, tích cực trong học tập của bản thân Lập kế hoạch khắc phục điểm chưa tự giác, tích cực đó theo gợi ý dưới đây:

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá