Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

485

Với giải Luyện tập 1 trang 29 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa môn Giáo dục công dân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem: 

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

Luyện tập 1 trang 29 GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của đất nước được UNESCO công nhận được gọi là di sản văn hóa.

b) Phải bảo tồn cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

c) Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể bảo vệ được các di sản văn hóa.

d) Việc giữ gìn, bảo tồn các di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

e) Chỉ bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.

Phương pháp giải:

- Đọc ý kiến và nêu lên quan điểm của bản thân.

- Giải thích lí do vì sao đồng tình hay không đồng tình với ý kiến đó.

Lời giải:

a) Em đồng tình.

Bởi vì một danh lam, thắng cảnh được UNESCO công nhận là một sản phẩm vật chất hoặc tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác, có giá trị nổi bật toàn cầu, có tầm ảnh hưởng vượt qua phạm vi quốc gia, và ảnh hưởng đến toàn thế giới, chứa đựng những nét riêng biệt, cho nên nó là di sản văn hóa của đất nước.

b) Em đồng tình.

Bởi vì mỗi một di sản văn hóa đều có giá trị riêng của nó, đều đem lại giá trị và có ý nghĩa đối với con người và xã hội. Vì vậy mọi di sản văn hóa đều cần được bảo tồn.

c) Em không đồng tình.

Bởi mỗi di sản văn hóa đều thuộc sở hữu của tất cả mọi người. Vậy nên tất cả mọi người đều có trách nhiệm phải bảo vệ di sản văn hóa, thực hiện những việc làm phù hợp với lứa tuổi và khả năng của bản thân để góp phần bảo tồn di sản văn hóa.

d) Em đồng tình.

Bởi các di sản văn hóa chứa đựng những nét tinh hoa và bản sắc dân tộc riêng của Việt Nam từ xa xưa đến nay. Phải bảo tồn và giữ gìn những nét tinh hoa ấy mới có thể gìn giữ được nét đặc trưng của Việt Nam, từ đó nâng tầm giá trị nền văn hóa.

e) Em không đồng tình.

Bởi vì mỗi một di tích lịch sử - văn hóa đều chứa đựng những câu chuyện riêng, những ý nghĩa lịch sử và văn hóa riêng, mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ mọi di tích lịch sử - văn hóa.

Xem thêm các bài giải Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 24 GDCD 7: Em hãy tìm và hát những làn điệu mang đậm bản sắc văn hóa quê hương, dân tộc: quan họ, chèo, hát ru ... Theo em, những làn điệu trên có có phải là di sản văn hóa của Việt Nam không? Vì sao?

Khám phá 1 trang 24, 25 GDCD 7: a) Trong những bức ảnh trên, đâu là di sản văn hóa? Đâu không phải là di sản văn hóa? Em hãy chỉ ra đâu là di sản văn hóa vật thể, đâu là di sản văn hóa phi vật thể?

Khám phá 2 trang 26 GDCD 7: a) Di sản văn hóa phố cổ Hội An có ý nghĩa như thế nào với người dân Quảng Nam và cả nước?

Khám phá 3 trang 27 GDCD 7: a) Chính quyền và nhân dân xã V đã thực hiện những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa như thế nào?

Khám phá 4 trang 28 GDCD 7: a) Em hãy nêu những việc làm góp phần bảo tồn di sản văn hóa trong trường hợp và các bức tranh trên

Luyện tập 2 trang 30 GDCD 7: Em hãy nhận xét các hành vi dưới đây:

Luyện tập 3 trang 30 GDCD 7: Xử lí tình huống

Luyện tập 4 trang 30 GDCD 7: Địa phương nơi em sinh sống có di sản văn hóa nào? Em đã làm gì để bảo vệ di sản văn hóa đó?

Vận dụng 1 trang 30 GDCD 7: Em cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu, sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về các di sản văn hóa của địa phương ,... sau đó, thiết kế thành một tờ báo tường và thuyết trình về ý nghĩa của các di sản văn hóa đó.

Vận dụng 2 trang 30 GDCD 7: Em hãy lập và thực hiện kế hoạch bảo vệ một di sản ở địa phương em theo bảng gợi ý sau:

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá