Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 14 có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 14 có đáp án hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng việt lớp 4 từ đó học tốt Tiếng việt lớp 4.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 200k cho 1 học kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 14 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14 - Đề số 1

Đề bài:

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Trái tim người mẹ

Một hôm, cơn mưa dông rất lớn ập tới khu rừng. Sấm sét đùng đùng, chớp giật nhấp nhoáng cả bầu trời. Ba cây Bạch Dương con run rẩy vì hoảng sợ. Bạch Dương mẹ xòe cành ôm chặt ba đứa con vào lòng và dỗ dành: “Các con đừng sợ! Sấm sét không nhìn thấy các con đâu, cành của mẹ che kín hết rồi. Mẹ là cây cao nhất trong khu rừng này mà!”. Nhưng Bạch Dương mẹ chưa kịp nói hết câu thì một tiếng nổ chói vang lên. Tia sét đã đánh trúng Bạch Dương mẹ, đốt cháy sém cả thân cây. Vẫn nhớ bảo vệ các con nên Bạch Dương mẹ vẫn cố đứng vững. Không một phút nào Bạch Dương mẹ không nhớ bảo vệ các con mình. Không một phút nào Bạch Dương mẹ quên xòe cánh ôm chặt các con. Chỉ đến khi cơn dông hung tợn đã qua, gió đã thôi gầm rú, ánh nắng đã tràn về thì thân Bạch Dương mẹ mới chịu gục ngã….

(Theo Hạt giống tâm hồn)

a) Cây Bạch Dương mẹ đã làm những gì để bảo vệ con trong cơn dông tố?

b) Tìm một từ đồng nghĩa với từ bảo vệ và đặt một câu với từ đó.

c) Từ run rẩy trong câu Ba cây Bạch Dương con run rẩy vì hoảng sợ thuộc loại từ gì?

d) Dựa vào nội dung bài hãy viết 1-2 câu nói về tình thương yêu con của người mẹ.

Câu 2: Tìm từ ngữ nghi vấn trong mỗi câu hỏi dưới đây.

a. Bạn đã có cuốn Dế Mèn phiêu lưu kí chưa?

b. Sao có thể làm được như vậy?

c. Anh đang ngắm bầu trời đấy à? – Chị Vịt thấy thế liền hỏi.

d. Con có biết tại sao cây bông hồng kia lại to và đẹp rực rỡ hơn các cây khác không?

Câu 3: Khi em đang học bài, em của em nghịch ngợm làm em không tập trung học bài được. Em nói: Em có thể ra ngoài chơi cho anh học được không? Câu hỏi trên được dùng để làm gì? Khoanh vào đáp án đúng.

A. Để hỏi điều chưa biết.

B. Để đưa ra một sự khẳng định.

C. Để tỏ thái độ khen chê.

D. Để nêu lên một yêu cầu, mong muốn.

Câu 4:  Đặt câu hỏi cho mỗi tình huống sau:

a. Đề nghị bạn Nga đi học đúng giờ:

b. Khen nhà của bạn sạch:

c. Chê bạn không giữ gìn sách vở sạch đẹp:

Câu 5:  Viết một đoạn văn (5-8 câu) miêu tả chi tiết về chiếc cặp sách của em. (Trong đoạn văn có dùng hình ảnh so sánh)

Đáp án:

Câu 1:

a. Cây Bạch Dương mẹ đã xòe cành ôm chặt,dỗ dành, bảo vệ các con khỏi cơn dông tố.

b. Từ đồng nghĩa với bảo vệ : trông coi, trông nom, ngăn cản, che chở, ...

    Chúng tôi trông nom khu vườn của mẹ thật cẩn thận, không để cho lũ gà quái ác vào phá hoại.

c. Từ run rẩy là động từ

d. Mẹ là người phụ nữ vĩ đại nhất trong cuộc đời. Mẹ chăm sóc, yêu thương con vô điều kiện, luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất.

Câu 2:

a. Bạn đã có cuốn Dế Mèn phiêu lưu kí chưa?

b. Sao có thể làm được như vậy?

c. Anh đang ngắm bầu trời đấy à? – Chị Vịt thấy thế liền hỏi.

d. Con có biết tại sao cây bông hồng kia lại to và đẹp rực rỡ hơn các cây khác không?

Câu 3: Đáp án: D

Câu 4:

a. Đề nghị bạn Nga đi học đúng giờ:

- Từ ngày mai Nga có thể đi học đúng giờ được không?

b. Khen nhà của bạn sạch:

- Sao mà nhà bạn ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ thế nhỉ?

c. Chê bạn không giữ gìn sách vở sạch đẹp:

- Sách vở như thế này mà cậu bảo cậu giữ gìn sạch đép à?

Câu 5:

Chiếc cặp của em có hình chữ nhật nằm ngang được làm bằng da với chiều dài 40cm, chiều rộng 30cm. Cặp có màu xanh nước biển, mặt trước là hình một chú rô-bốt khổng lồ đang giao chiến với khủng long. Mở cặp ra có 3 ngăn: ngăn trong cùng đựng sách, ngăn ở giữa để vở và một ngăn nhỏ xíu ở ngoài cùng em để bút. Chiếc khóa ấn đề đóng cặp được mạ kền sáng loáng như gương. Phía sau cặp có hai quai đeo trên vai được làm bằng vải dù rất chắc chắn. Vẻ ngoài của chiếc cặp trông thật tuyệt và bắt mắt.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14 - Đề số 2

Đề bài:

Rèn chữ: Chép lại đoạn 1  (5 dòng đầu) bài “Cánh diều tuổi thơ”. (Vở luyện Tiếng Việt)

Bài 1:

a) Viết tiếp1 từ ghép có chứa tiếng quyết nói về ý chí và nghị lực của con người:

Quyết chí, ………………………………………………………………………………….........

b) Viết tiếp 1 từ nói về những khó khăn, thử thách, đời hỏi con người phải có ý chí, nghị lực vượt qua để đạt được mục đích:

Thử thách, …………………………………………………………………………..............

c) Viết tiếp1 từ có nghĩa trái ngược với ý chí và nghị lực:

Nản lòng, ………………………………………………………………………............

Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong mỗi câu sau:

a) Nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son

………………………………………………………………………………………………...

b) Chú bé Đất muốn trở thành người xông pha, làm được nhiều việc có ích

………………………………………………………………………………………………...

c) Thuở đị học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn của ông dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

………………………………………………………………………………………………...

Bài 3: Nối câu có phần in đậm với từ nghi vấn phù hợp để hỏi cho phần in đậm đó:

a) Tiếng mưa rơi lộp độptrên mái nhà.

b) Đường phố lúc nào cũng nườm nượp người đi lại.

c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui.

d) Người yêu em nhất chính là mẹ

e) Giờ ra chơi các bạn gái thường nhảy dây.

g) Ngoài đồng, bà con đang thu hoạch lúa.

Ở đâu?

Thế nào?

Làm gì?

Là ai

Bài 4: Gạch chân từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi sau:

a) Cậu có biết chơi cờ vua không?

b) Anh vừa mới đi học về à?

c) Mẹ sắp đi chợ chưa?

Đáp án:

Rèn chữ: Chép lại đoạn 1  (5 dòng đầu) bài “Cánh diều tuổi thơ”. (Vở luyện Tiếng Việt)

Bài 1:

a) Viết tiếp 1 từ ghép có chứa tiếng quyết nói về ý chí và nghị lực của con người:

Quyết chí, quyết tâm, 

b) Viết tiếp1 từ nói về những khó khăn, thử thách, đời hỏi con người phải có ý chí, nghị lực vượt qua để đạt được mục đích:

Thử thách, thách thức.

c) Viết tiếp 1 từ có nghĩa trái ngược với ý chí và nghị lực:

Nản lòng, yếu đuối, gục ngã

Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong mỗi câu sau:

a) Nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son

→ Nàng công chúa mặt trắng, ngồi ở đâu?

b) Chú bé Đất muốn trở thành người xông pha, làm được nhiều việc có ích

→ Chú bé Đất muốn trở thành người như thế nào?

c) Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn của ông dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

→ Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ như thế nàonên nhiều bài văn của ông dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém?

Bài 3: Nối câu có phần in đậm với từ nghi vấn phù hợp để hỏi cho phần in đậm đó:

a) Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà. - ở đâu? 

b) Đường phố lúc nào cũng nườm nượp người đi lại. – thế nào? 

c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui. – thế nào? 

d) Người yêu em nhất chính là mẹ - là ai? 

e) Giờ ra chơi các bạn gái thường nhảy dây. – làm gì? 

g) Ngoài đồng, bà con đang thu hoạch lúa. - ở đâu? 

Bài 4: Gạch chân từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi sau:

a) Cậu có biết chơi cờ vua không?

b) Anh vừa mới đi học về à?

c) Mẹ sắp đi chợ chưa?

Xem thêm các bài giải Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) có đáp án hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 12

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 13

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 15

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 16

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 17

Đánh giá

0

0 đánh giá