Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 13 có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 13 có đáp án hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng việt lớp 4 từ đó học tốt Tiếng việt lớp 4.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 200k cho 1 học kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 13 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 - Đề số 1

Đề bài:

Câu 1. Chọn 1 trong 2 bài tập:

a) Tìm các tính từ:

Có hai tiếng đều bắt đầu bằng l .................

M: lỏng lẻo, ...............

Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n ................

M: nóng nảy, ...............

b) Điền vào chỗ trống tiếng có âm i hoặc iê:

Ê-đi-xơn rất ...... khắc với bản thân. Để có được bất kì một phát ...... nào, ông cũng ...... trì làm hết thí ...... này đến thí ...... khác cho tới khi đạt kết quả. Khi ...... cứu về ắc quy, ông thí ...... tới 5000 lần. Khi tìm vật liệu làm dây tóc bóng ...... con số thí ...... lên đến 8000 lần.

Câu 2. Tìm các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:

- Không giữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại.

- Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới.

- Không theo được đúng đường, đúng hướng phải đi.

b) Chứa tiếng có vần im hoặc iêm, có nghĩa như sau:

- Vật dùng để khâu vá, một đầu có mũi nhọn, một đầu có lỗ xâu chỉ.

- Giảm bớt hao phí tiền của, sức lực, thời gian,... trong sản xuất hoặc sinh hoạt.

- Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn nằm bên trái lồng ngực.

Câu 3. Tìm câu hỏi trong các bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay (Tiếng Việt 4, tập một, trang 85, 114) và ghi vào bảng sau:

Câu hỏi

Của ai

Hỏi ai

Từ nghi vấn

Bài Thưa chuyện với mẹ

M: 1) Con vừa bảo gì?

2) ...

3) ..

của mẹ

...

hỏi Cương

...

...

Bài Hai bàn tay

1) ...

2) ...

3) ...

4 .....

...

...

....

Câu 4. Chọn khoảng 3 câu trong bài Văn hay chữ tốt. Đặt câu hỏi để trao đổi với bạn về các nội dung liên quan đến từng câu (Xem ví dụ (M :) trong sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 131).

Câu 5. Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình.

Câu 6. Ghi vắn tắt một câu chuyện về một trong các đề tài sau (chuẩn bị cho bài nói):

a) Đoàn kết, thương yêu bạn bè.

b) Giúp đỡ người tàn tật.

c) Thật thà, trung thực trong đời sống.

d) Chiến thắng bệnh tật.

Đáp án:

Câu 1. a. Tìm các tính từ:

Có hai tiếng đều bắt đầu bằng l

M: lỏng lẻo, lanh lợi, lung linh, lóng lánh, lạnh lẽo, lững lờ, lộng lẫy, lớn lao

Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n

M: nóng nảy, nặng nề, não nùng, năng nổ, non nớt, nõn nà, nô nức, no nê

b. Điền vào chỗ trống tiếng có âm i hoặc iê:

Ê-đi-xơn rất nghiêm khắc với bản thân. Để có được bất kì một phát minh nào, ông cũng kiên trì làm hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác cho tới khi đạt kết quả. Khi nghiên cứu về ắc quy, ông thí nghiệm tới 5000 lần. Khi tìm vật liệu làm dây tóc bóng điện con số thí nghiệm lên đến 8000 lần.

Câu 2. Tìm các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng lhoặc n, có nghĩa như sau :

- Không dữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại: lung lay (nản lòng)

- Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta lí tưởng phấn đấu để đạt tới: lý tưởng

- Không theo được đúng đường, đúng hướng phải đi: lạc hướng (lạc lối)

b) Chứa tiếng có vần imhoặc iêm, có nghĩa như sau :

- Vật dùng để khâu vá, một đầu có mũi nhọn, một đầu có lỗ xâu chỉ: kim khâu

- Giảm bớt hao phí tiền của, sức lực, thời gian, trong sản xuất hoặc sinh hoạt: tiết kiệm

- Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn nằm bên trái lồng ngực: tim

Câu 3. Tìm câu hỏi trong các bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay và ghi vào bảng sau:

TT

Câu hỏi

Câu hỏi của ai

Để hỏi ai ?

Từ nghi vấn

1

Bài Thưa chuyện với mẹ

Con vừa bảo gì ?

Câu hỏi của mẹ

để hỏi Cương

Ai xui con thế?

Câu hỏi của mẹ

để hỏi Cương

thế

2

Bài Hai bàn tay

Anh có yêu nước không ?

Câu hỏi của Bác Hồ

Hỏi bác Lê

có không

Anh có thể giữ bí mật không ?

Câu hỏi của Bác Hồ

Hỏi bác Lê

có không

Anh có muốn đi với tôi không ?

Câu hỏi của bác Lê

Hỏi bác Lê

có không

Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền ?

Câu hỏi của bác Lê

Hỏi bác Lê

đâu

Câu 4. Chọn khoảng 3 câu trong bài Văn hay chữ tốt. Đặt câu hỏi để trao đổi với bạn về các nội dung liên quan đến từng câu (Xem ví dụ (M :) trong sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 131).

Câu

Câu hỏi

Câu 1: Nào ngờ chữ ông xấu quá, quan đọc không được, thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường.

1. Vì sao quan đuổi bà ra khỏi huyện đường ?

2. Quan đã thét lính làm gì bà lão?

3. Bà cụ bị ai đuổi ra khỏi đường?

Câu 2: Về nhà bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận

1. Về nhà bà cụ đã làm gì?

2. Bà cụ đã kể lại chuyện gì?

3. Vì sao Cao Bá Quát ân hận?

Câu 3: Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao chao đẹp.

1. Cao Bá Quát dốc sức làm gì?

2. Cao Bá Quát dốc sức luyện chữ để làm gì?

3. Ông dốc sức luyện chữ từ khi nào?

Câu 5. Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình.

M: Mình đã đọc truyện này ở đâu rồi đấy nhỉ ?

Mình đã làm hết công việc mà mẹ đã dặn chưa nhỉ?

Quyển sách mình mới để đây đâu rồi?

Câu 6. Ghi vắn tắt một câu chuyện về một trong các đề tài sau (chuẩn bị cho bài nói) :

a) Đoàn kết, thương yêu bạn bè.

b) Giúp đỡ người tàn tật.

c) Thật thà, trung thực trong đời sống.

d) Chiến thắng bệnh tật.

Bài tham khảo

Đề b: Giúp đỡ người tàn tật

Em kể về tình bạn giữa Thuận và Phương, hai bạn ấy học lớp 4B, cùng trường với em.

Bạn Thuận bị liệt hai chân từ nhỏ, phải đi lại bằng xe lăn và nạng gỗ, việc di chuyển hết sức khó khăn. Bạn Phương thấy vậy đã tận tình giúp đỡ bạn. Hằng ngày, khi cha mẹ Thuận đưa bạn ấy đến cổng trường là Phương đã đợi sẵn ở đấy, giúp bạn vào lớp. Không những vậy Phương còn là một người bạn cùng lởp học rất tốt của Thuận. Hai bạn chơi với nhau rất thân thiết, Phương như đôi chân của Thuận vậy.

Chúng em ai cũng yêu quý Thuận và Phương.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 - Đề số 2

Chép đoạn văn sau cho đúng chính tả:

Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:

Chị ơi, em … em -  Nguyên bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát cơm còn nóng nhìn  em khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như em định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại.

Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? - Nguyên nhìn tôi không chớp mắt .

… Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải nói với em ra sao? Đi bộ đội hay đi học?Tôi thấy khó quá!

                (Theo Thùy Linh, Mặt trời bé con của tôi)

Bài 1: Tìm trong đọan văn trên:

a. 5 danh từ chung:

b. 5 động từ:

c. 5 tính từ:

Bài 2: Viết lại các câu hỏi trong đoạn văn trên. Với mỗi câu hỏi hãy xác định rõ:

- Người hỏi là ai?

- Câu hỏi đó để hỏi ai?

- Dấu hiệu nhận biết (Từ để hỏi)?

Bài 3: Viết lại một câu tùy ý có trong đoạn. Hãy đặt các câu hỏi xung quanh nội dung câu đó.

Mẫu:

Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi.

- Nguyên bảo tôi vào khi nào?

- Gần cuối bữa ăn ai bảo tôi?

- Nguyên bảo ai vào lúc gần cuối bữa ăn?

Bài 4: Giải nghĩa câu thành ngữ, tục ngữ sau:

- Chị ngã em nâng

- Có công mài sắt có ngày nên kim

Với mỗi thành ngữ, tục ngữ trên em hãy tìm thêm một thành ngữ, tục ngữ khác có nghĩa tương tự.

Xem thêm các bài giải Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) có đáp án hay, chi tiết khác:

Xem thêm các bài giải Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) có đáp án hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 11

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 12

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 14

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 15

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 16

Đánh giá

0

0 đánh giá