Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 11 có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 11 có đáp án hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng việt lớp 4 từ đó học tốt Tiếng việt lớp 4.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 200k cho 1 học kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 11 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11 - Đề số 1

Đề bài:

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Đường đua của niềm tin

Thủ đô Mê-xi-cô, một buổi tối mùa đông năm 1968, đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-gia-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lym-pic với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông năm ấy.

Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc. Vì thế sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích. Chỉ có Búc Grin-xpan, nhà làm phim tài liệu nổi tiếng là còn tại đó, đang ngạc nhiên nhìn anh từ xa chạy tới. Sau đó, không giấu nổi sự tò mò, Búc Grin-xpan bước tới chỗ Ác-va-ri đang thở dốc và hỏi tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích như thế khi cuộc đua đã kết thúc từ lâu và chẳng còn khán giả nào trên sân nữa.

Giôn Xti-phen trả lời bằng giọng nói hụt hơi: “Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với sự cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi ngàn dặm đến đây không phải chỉ để bắt đầu cuộc đua mà là để hoàn thành cuộc đua.”

      (Theo Bích Thủy)

a) Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã về đích trong tình huống đặc biệt như thế nào?

b) Tại sao anh phải hoàn thành cuộc đua như vậy?

c) Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

A. Hãy nỗ lực hết sức và có trách nhiệm hoàn thành trọn vẹn công việc của mình.

B. Đừng bỏ cuộc thi đấu thể thao.

C. Đừng buồn khi không giành được chiến thắng trong cuộc thi.

Câu 2: Gạch 1 gạch dưới động từ, 2 gạch dưới từ bổ sung ý nghĩa cho các động từ đó trong mỗi câu sau:

a. Đoàn thương nhân đã đi ra khỏi sa mạc.

b. Trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông.

c. Trời sắp sang xuân mà tiết trời còn lạnh giá.

Câu 3: Đọc đoạn văn và viết các từ in đậm vào cột thích hợp trong bảng:

Núi đồi, làng bản chìm trong biển mây mù. Trước bản, rặng đào đã trút hết lá. Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm. Lá thông vi vu một điệu đàn bất tuyệt. Xen vào giữa những đám đá tai mèo, những nương đỗ, nương mạch xanh um, trông như những ô bàn cơ. Chốc chốc một điệu hát H’Mông lại vút lên trong trẻo.

Câu 4: Gạch dưới các tính từ trong đoạn văn sau và cho tiết các tính từ đó có điểm gì giống nhau:

Màu xanh của ruộng lúa đang thì con gái xanh mượt mà. Bầu trời thì cao xanh vời vợi, những đám mây xanh bồng bềnh, hàng cây đu đưa theo chiều gió xanh um. Các chú công nhân đi vào ca với màu áo xanh thẫm. Tất cả đều mang đến cho cuộc sống niềm tin yêu.

Câu 5: Hãy sắp xếp lại những câu dưới đây để có đoạn đối thoại về anh Nguyễn Ngọc Ký trong câu chuyện Bàn chân kì diệu.

1. Em: Anh ơi, ý chí và nghị lực có thể giúp con người làm được những việc phi thường anh nhỉ?

2. Anh: Anh rất khâm phục anh ấy.

3. Em: Vâng, đúng đấy anh ạ, đúng là về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà tập viết và viết được bằng chân. Đúng là bàn chân kì diệu anh nhỉ?

4. Em: Em sẽ luyện chữ thật đẹp anh ạ, em còn cả đôi bàn tay lành lặn mà.

5. Anh: Anh tin em sẽ làm được điều ấy.

6. Em: Anh ơi! Hôm nay đi học em được nghe câu chuyện Bàn chân kì diệu anh ạ.

7. Anh: Đó là câu chuyện nói về Nguyễn Ngọc Ký phải không em?

8. Anh: Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng cho anh em ta học tập đấy em ạ!

Đáp án:

Câu 1:

a. một bên chân bị thương và vết thương đang nhuốm máu.

b. Vì anh muốn làm tròn trác nhiệm của một vận động viên với đất nước mình.

c. Đáp án : A

Câu 2:

a. Đoàn thương nhân đã đi ra khỏi sa mạc.

b. Trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông.

c. Trời sắp sang xuân mà tiết trời còn lạnh giá.

Câu 3:

Núi đồi, làng bản chìm trong biển mây mù. Trước bản, rặng đào đã trút hết lá. Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm. Lá thông vi vu một điệu đàn bất tuyệt. Xen vào giữa những đám đá tai mèo, những nương đỗ, nương mạch xanh um, trông như những ô bàn cơ. Chốc chốc một điệu hát H’Mông lại vút lên trong trẻo.

Danh từ

Động từ

Tính từ

núi đồi, làng bản, cánh hoa, đá tai mèo

Chìm, trút, xen

khẳng khiu, lấm tấm, lơ thơ, xanh um, chốc chốc, trong trẻo

Câu 4:

Màu xanh của ruộng lúa đang thì con gái xanh mượt mà. Bầu trời thì cao xanh vời vợi, những đám mây xanh bồng bềnh, hàng cây đu đưa theo chiều gió xanh um. Các chú công nhân đi vào ca với màu áo xanh thẫm. Tất cả đều mang đến cho cuộc sống niềm tin yêu.

- Các tính từ này có điểm giống nhau đều chỉ màu xanh.

Câu 5:

6. Em : Anh ơi! Hôm nay đi học em được nghe câu chuyện Bàn chân kì diệu anh ạ.

7. Anh : Đó là câu chuyện nói về Nguyễn Ngọc Ký phải không em ?

3. Em : Vâng, đúng đấy anh ạ, đúng là về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà tập viết và viết được bằng chân. Đúng là bàn chân kì diệu anh nhỉ.

2. Anh : Anh rất khâm phục anh ấy.

4. Em sẽ luyện chữ thật đẹp anh ạ, em còn đôi bàn tay lành lặn mà.

5. Anh tin em sẽ làm được điều đấy.

1. Em : Anh ơi, ý chí và nghị lực có thể giúp cho con người làm được những việc phi thường anh nhỉ ?

8. Anh : Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng cho anh em ta học tập đấy em ạ!

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11 - Đề số 2

Đề bài:

Câu 1. a) Điền vào chỗ trống s hoặc x

Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu

Trỏ lối ...ang mùa hè

Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ ...íu

Thắp mùa đông ấm những đêm thâu

Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu

Chạm đầu lưỡi - chạm vào ...ức nóng.

Mạch đất ta dồi dào ...ức ...ống

Nên nhành cây cũng tháp ...áng quê hương.

b) Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏihoặc dấu ngã:

Ngày xưa có một học trò nghèo nôi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đô trạng, nhà vua muốn ban thương, cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đôi ngạc nhiên khi thấy ông chi xin một chiếc nồi nho đúc bàng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm. Thuơ hàn vi, vì phai ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hoi mượn nồi cua nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bưa xong đê ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đô đạt.

Câu 2. Viết lại cho đúng những từ sai chính tả:

a) Tốt gổ hơn tốt nước xơn.

 

b) Sấu người, đẹp nết.

 

c) Mùa hè có xông, mùa đông cá bễ.

 

d) Trăng mờ còn tõ hơn xao

Dẩu rằng núi lỡ còn cao hơn đồi.



 

Câu 3. Các từ in đậm sau đây bổ sung ý nghĩa cho những động từ nào?

Trời ấm, lại pha lành lạnh. Tết sắp đến

Động từ :…

Rặng đào đã trút hết lá:

Động từ :…

Câu 4. Em chọn từ nào trong ngoặc đơn (đã, đang, sắp) để điền vào chỗ trống?

a) Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô .... thành cây rung rung trước gió và ánh nắng.

b)

Sao cháu không về với bà

Chào mào ...... hót vườn na mỗi chiều.

Sốt ruột, bà nghe chim kêu

Tiếng chim rơi với rốt nhiều hạt na.

Hết hè, cháu vẫn ...... xa

Chào mào vẫn hót. Mùa na ...... tàn.

Câu 5. Trong truyện vui sau có nhiều từ chỉ thời gian dùng không đúng. Gạch dưới các từ này và viết lại cho đúng.

Đãng trí

Một nhà bác học đã làm việc trong phòng. Bỗng người phục vụ đang bước vào, nói nhỏ với ông:

- Thưa giáo sư, có trộm lẻn vào thư viện của ngài.

Nhà bác học hỏi:

- Nó sẽ đọc gì thế?

Câu đúng là:

- Một nhà bác học..............................

- Bỗng người phục vụ........................

- Nó....................................

Đáp án:

Câu 1. a) Điền vào chỗ trống s hoặc x:

Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu

Trỏ lối sang mùa hè

Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu

Thắp mùa đông ấm những đêm thâu

Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu

Chạm đầu lưỡi - chạm vào sức nóng.

Mạch đất ta dồi dào sức sống

Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương.

b) Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã :

Ngày xưa có một học trò nghèo nổi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đỗ trạng, nhà vua muốn ban thưởng, cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ông chỉ xin một chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm. Thuở hàn vi, vì phải ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hỏi mượn nồi của nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bữa xong để ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đỗ đạt.

Câu 2. Viết lại cho đúng những từ sai chính tả:

a) Tốt gổ hơn tốt nước xơn.

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

b) Sấu người, đẹp nết.

Xấu người, đẹp nết.

c) Mùa hè có xông, mùa đông cá bễ.

Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể.

d) Trăng mờ còn tõ hơn xao

Dẩu rằng núi lỡ còn cao hơn đồi.

Trăng mờ còn tỏ hơn sao

Dầu rằng núi lở còn cao hơn đồi.

Câu 3. Các từ in đậm sau đây bổ sung ỷ nghĩa cho những động từ nào?

Trời ấm, lại pha lành lạnh. Tết sắp đến.

Từ sắp bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến. Nó bảo hiệu cho biết thời gian rất gần.

Rặng đào đã trút hết lá.

Từ đã bổ sung ý nghĩa cho động từ trút. Nó báo hiệu sự việc hoàn thành, đã kết thúc.

Câu 4. Em chọn từ nào trong ngoặc (đã, đang, sắp) để điền vào chỗ trống?

a) Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng

b) Sao cháu không về với bà

Chào mào đã hót vườn na mỗi chiều.

Sốt ruột, bà nghe chim kêu

Tiếng chim rơi với rất nhiều hạt na

Hết hè, cháu vẫn đang xa

Chào mào vẫn hót

Mùa na sắp tàn.

Câu 5. Trong truyện vui sau có nhiều từ chỉ thời gian dùng không đúng. Gạch dưới các từ này và viết lại cho đúng:

Một nhà bác học đã làm việc trong phòng. Bỗng người phục vụ đang bước vào, nói nhỏ với ông:

- Thưa giáo sư, có trộm lẻn vào thư viện của ngài.

- Nhà bác học hỏi:

- Nó sẽ đọc gì thế?

Câu đúng là:

- Một nhà bác học đang làm việc trong phòng.

- Bỗng người phục vụ bước vào nói nhỏ với ông.

- Nó đọc gì thế?

Xem thêm các bài giải Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) có đáp án hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 9

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 10

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 12

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 13

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 14

Đánh giá

0

0 đánh giá