Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 30 có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 30 có đáp án hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng việt lớp 4 từ đó học tốt Tiếng việt lớp 4.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 200k cho 1 học kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 30 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30 - Đề số 1

Đề bài:

I - Bài tập về đọc hiểu

Dế Mèn và Dế Trũi lên đường

Một ngày cuối thu, tôi và Trũi lên đường. Hôm ấy, nước đầm trong xanh. Những ánh cỏ mượt rời rợi. Trời đầy mây trắng. Gió thu hiu hiu thổi như giục lòng kẻ ra đi.

Chúng tôi, ngày đi đêm nghỉ, cùng nhau say ngắm dọc đường. Non sông và phong tục, mỗi nơi một lạ, mỗi bước rời chân mỗi thấy tuyệt vời. Nhìn không biết chán. Mỏi chẳng muốn dừng. Ngày kia, chúng tôi mê mải đi, tối lúc nào không biết. Một lúc, mặt trăng trắng bạch từ từ nhô lên.

Đêm ấy, trăng sáng lắm. Tôi bàn với Trũi, nhân đêm sáng trăng, trời đẹp và mát, ta cứ đi, không cần ngủ đỗ.

Nhưng nửa đêm, trời nổi cơn mưa lớn. Chúng tôi ẩn lại dưới tàu lá chuối, cả đêm nghe mưa rơi như đánh trống trên đầu. Sáng hôm sau, bừng mắt dậy, trời đã tạnh hẳn. Tôi nhìn ra trước mặt, thấy một làn nước mưa mới chảy veo veo giữa đôi bờ cỏ. Đây là con sông mà đêm qua chúng tôi không trông rõ.

Tôi bảo Trũi: “Xem như dòng sông này chảy ngoặt về phía bên kia, tức là cũng dọc theo đường ta định đi. Mấy hôm chúng mình cuốc bộ đã nhiều, bây giờ ta thử xuống sông đi thủy một chuyến. Trũi nghĩ thế nào? Cũng phải tập cho quen sông nước chứ!”.

Trũi nghe ngay. Trũi bàn mỗi đứa nên đi một chiếc thuyền bằng lá bèo sen Nhật khô. Mùa nước lớn mỗi ngày, cái giống bèo sen Nhật trôi lang thang mặt nước vẩn vơ như chim vỡ tổ. Mỗi chiếc lá có một bầu phao khô to như quả trứng, cưỡi lên thì nhẹ và êm lắm. Tôi cũng nghĩ thế. Nhưng tôi bàn thêm: lấy vài lá sen Nhật ghép lại đóng thành bè đi chung, tiện hơn nhiều. Chúng tôi bèn ghép ba bốn cánh bèo sen lại, làm một chiếc bè. Bè chúng tôi theo dòng trôi băng băng.

(Theo Tô Hoài)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Cảnh vật hôm Dế Mèn và Dế trũi lên đường được miêu tả như thế nào?

a- Nước đầm trong suốt; cỏ xanh rười rượi; trời đầy mây; gió hiu hiu

b- Nước đầm trong xanh; cỏ mượt rời rợi; trời đầy mây trắng; gió hiu hiu

c- Nước đầm xanh thẫm; cỏ non mượt mà; trời đầy nắng ấm; gió thu mát

2. Những chi tiết nào cho thấy đôi bạn rất say mê, hứng thú với chuyến đi?

a- Cùng nhau say ngắm dọc đường, mỗi bước chân mỗi thấy tuyệt vời

b- Ngày đi, đêm nghỉ, thấy non sông phong tục mỗi nơi một khác

c- Nhìn không chán, mỏi chẳng muốn dừng, mê mải đi, tối lúc nào không biết

3. Khi nhận ra con sông, đôi bạn đã nghĩ ra cách gì để tiếp tục đi?

a- Mỗi bạn tạo một chiếc thuyền bằng lá bèo sen Nhật khô để đi

b- Cưỡi lên bầu phao khô to như quả trứng của bèo sen để đi

c- Ghép ba bốn cánh bèo sen lại làm một chiếc bè để đi chung

4. Chuyến đi của đôi bạn có điều gì thú vị?

a- Thấy cảnh vật thiên nhiên trở nên quen thuộc, gần gũi

b- Thấy cảnh thiên nhiên đẹp và có nhiều điều mới lạ

c- Thấy cảnh vật rất mới lạ và có nhiều điều mạo hiểm

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Đặt câu để phân biệt các cặp từ ngữ:

a) - da dẻ:…………………………

- ra rả:……………………………

b) - tham gia: ………………………………

- va vấp: ………………………………

c) - giã gạo: ……………………………

- rã rời: …………………………………

Câu 2.

a) Tìm từ có tiếng thám ghi vào ô trống phù hợp với nghĩa được nêu:

(1) Thăm dò bầu trời:

(2) Gián điệp tìm kiếm và truyền tin:

(3) Thăm dò, khảo sát những nơi xa lạ, có nhiều khó khăn, có thể nguy hiểm

(4) Dò xét, nghe ngóng tình hình:

b) Chọn từ có tiếng du điền vào từng chỗ trống trong mỗi câu sau cho thích hợp:

(1) Hè đến, cả nhà bác em thường đi………..ở nước ngoài.

(2) Tập quán………..,………..là một tập quán lạc hậu.

(3) Chúng tôi được bác Hai mời lên thuyền………..trên sông.

Câu 3

a) Chuyển các câu kể sau thành câu cảm:

(1) Bông hoa này đẹp. ……………………

(2) Chim yến hót hay. ………………………

(3) Thời gian trôi nhanh. …………………

b) Viết tiếp vào chỗ trống để nhận xét mỗi câu cảm sau bộc lộ cảm xúc gì.

(1) Ôi, mẹ, mẹ về Hương ơi! (Câu bộc lộ cảm xúc…………………….)

(2) Eo ơi, đường bẩn quá! (Câu bộc lộ cảm xúc ……………………….)

(3) Chữ bạn Thảo đẹp ơi là đẹp! (Cau bộc lộ cảm xúc………………….)

Câu 4. Ghi lại kết quả quan sát của em về một con vật nuôi trong nhà hoặc ở vườn thú

Tên con vật;……………………………

a) Đặc điểm ngoại hình

- Bộ lông (da): ……………………

- Bộ lông (da): ……………………………

- Đầu (tai, mắt, mũi , miệng…): …………

- Thân mình: …………………………………

- Chân, đuôi: …………………………

b) Hoạt động nổi bật

- Lúc đứng, ngồi, đi lại (bay nhảy): ……………

- Lúc ăn uống, nghỉ (ngủ)…: ……………

- Quan hệ đồng loại (hoặc con cái): …………………

Đáp án:

I - Bài tập về đọc hiểu

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. b-  Nước đầm trong xanh; cỏ mượt rời rợi; trời đầy mây trắng; gió hiu hiu

2. c- Nhìn không chán, mỏi chẳng muốn dừng, mê mải đi, tối lúc nào không biết

3. c- Ghép ba bốn cánh bèo sen lại làm một chiếc bè để đi chung

4. b-  Thấy cảnh thiên nhiên đẹp và có nhiều điều mới lạ

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1:

a)

Da dẻ của chị trắng trẻo, mịn màng

Mùa hè, ve sầu kêu ra rả trên rặng cây

b)

Lớp em tham gia quét dọn đường phố để bảo vệ môi trường

Bạn Minh đọc bài lưu loát, không va vấp chỗ nào

c)

Mẹ giã gạo để nấu cháo cho em bé

Mặc dù đôi tay mỏi rã rời nhưng mẹ vẫn cố làm xong công việc

Câu 2:

a)

(1) Thăm dò bầu trời: thám không

(2) Gián điệp tìm kiếm và truyền tin:  thám báo

(3) Thăm dò, khảo sát những nơi xa lạ, có nhiều khó khăn, có thể nguy hiểm:  thám hiểm 

(4) Dò xét, nghe ngóng tình hình:  thám thính

b)

(1) Hè đến, cả nhà bác em thường đi du lịch ở nước ngoài.

(2) Tập quán du canh, du cư à một tập quán lạc hậu.

(3) Chúng tôi được bác Hai mời lên thuyền du ngoạn trên sông.

Câu 3:

a) 

(1) Bông hoa này đẹp.=>  Bông hoa này đẹp quá!

(2) Chim yến hót hay. => Chim yến hót hay lắm!

(3) Thời gian trôi nhanh. => Chà, thời gian trôi nhanh thật!

b) 

(1) Ôi, mẹ, mẹ về Hương ơi! (Câu bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, vui sướng)

(2) Eo ơi, đường bẩn quá! (Câu bộc lộ cảm xúc sợ hãi)

(3) Chữ bạn Thảo đẹp ơi là đẹp! (Cau bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, thán phục)

Câu 4:

Tham khảo: Quan sát con gà sống (gà trống)

a) Đặc điểm ngoại hình

Bộ lông: mượt óng, nhiều màu sắc: xanh đậm, đen, vàng, nâu ,…

Đầu (tai, mắt, mũi, miệng…): đầu to bằng nắm tay đứa bé; cái mào đỏ tía ở trên; tai nhỏ xíu ẩn dưới đám lông ngắn; mắt bằng hai hạt ngô, long lanh như chứa nước; hai lỗ mũi nhỏ nằm ngay trên cái mỏ vàng xọng; lúc mỏ há ra, cái lưỡi be bé, ngắn ngủn……khi gáy, cổ vươn dài thêm ra, lông dựng đứng

Thân mình: to như quả dưa hấu nhỏ; dáng vạm vỡ, đang độ phổng phao…

Chân, đuôi..: đôi cánh rộng, thỉnh thoảng vỗ phành phạch; đuôi dài óng ả, màu sắc rất đẹp; chân vàng, móng sắc, cựa nhô ra trông thật oách…

b) Hoạt động nổi bật

Lúc đứng, đi lại: dáng đứng oai vệ, trông thật hùng dũng; đi lại nhẹ nhàng nhưng thoăn thoắt cái có thể nhảy tót lên đống củi cạnh bờ rào…

Lúc ăn uống, nghỉ ngơi (ngủ) …: phàm ăn, mổ thóc ngoài sân nhanh thoăn thoắt, mỏ gõ “cốc, cốc” liên hồi; vục mỏ xuống bát nước rồi ngửa cổ, há mỏ nuốt ừng ực; thích nghỉ ngơi gần bụi tre vào buổi trưa…

Quan hệ với đồng loại: thích “đấu đá” với đồng loại (“gà cùng một mẹ” nhưng vẫn đá nhau); lúc chọi nhau thường dựng lông, dang cánh, nhảy lên “đá song phi” rất mạnh, những chiếc móng nhọn bổ tới tấp vào đối thủ…

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30 - Đề số 2

Đề bài:

Câu 1: Đọc lại bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất và cho biết hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào?

A. Châu Âu – Đại Tây Dương – châu Mĩ – châu Âu

B. Châu Âu – Đại Tây Dương – Thái Bình Dương – châu Á – châu Âu

C. Châu Âu – Đại Tây Dương – châu Mĩ – Thái Bình Dương – châu Á - Ấn Độ Dương – châu Âu

D. Châu Âu – Đại Tây Dương – châu Âu

Câu 2: Đoàn thám hiểm đã đạt được những kết quả gì?

A. Phát hiện trái đất hình cầu

B. Đo đạc được chính xác diện tích của các đại dương trên thế giới

C. Chụp được rất nhiều cảnh đẹp và khám phá nhiều loài sinh vật quý hiếm

D. Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới

Câu 3: Đọc lại bài Dòng sông mặc áo và biết dòng sông thay đổi màu sắc vào những thời điểm nào trong ngày?

A. đêm xuống – sáng sớm – trưa nắng – chiều buông

B. nắng lên – trưa về - chiều trôi – đêm đến – khuya về - sáng ra

C. sáng sớm – trưa nắng – hoàng hôn – đêm xuống – quá nửa đêm

D. hoàng hôn – đêm xuống – trăng lên – sáng sớm

Câu 4: Trong bài Dòng sông mặc áo, màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?

A. lụa đào – áo xanh – hây hây ráng vàng – nhung tím – áo đen – áo hoa

B. áo hoa – áo vàng chói mắt – lụa đào – hây hây ráng vàng – nhung tím – áo đen

C. áo đen – áo hoa – áo xanh – lụa đào – hây hây ráng vàng – nhung mịn màng

D. áo xanh – lụa đào – hây hây ráng vàng – nhung tím – áo đen – áo trắng

Câu 5: Phát hiện lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng

Giữa đường, một người bị mắc mưa.Mặc cho mọi người dảo bước, trốn mưa, người này vẫn đi bước một ung dung, như đi rạo.

Câu 6: Phát hiện lỗi sai trong câu sau và sửa lại

Có một anh keo kiệt đi thăm người nhà.Vừa da khỏi nhà, anh cởi ngay đôi vày, đeo lên cổ.

Câu 7: Viết một đoạn văn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm, trong đó có một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch hoặc thám hiểm:

Câu 8: Tìm câu cảm có trong đoạn trích sau?

Nó liếc mắt xuống, nhằm củ khoai to nhất. Bà hàng đương lúi húi, vét tì vôi ăn trầu.

- Ối giời ơi, nó ăn cắp khoai của tôi!

Bà hàng nằm xoài ra, nắm ngay được nó.

Câu 9: Trong các câu sau, câu nào là câu cảm thán?

A. Mở cửa ra đi!

B. Hôm nay, trời nóng quá!

C. Hôm nay, trời nóng.

D. Hôm nay, trời có nóng không?

Đáp án:

Câu 1:

Hạm đội xuất phát từ cửa biển Xê-vi-la (Tây Ban Nha – châu Âu) -> Xuất phát từ châu Âu

Trong truyện có xuất hiện tình tiết đoàn thám hiểm giao tranh với thổ dân Man-tan (Phi-lip-pin –châu Â) -> Đoàn thám hiểm có đi qua châu Á

Vậy nên hành trình của đoàn thám hiểm được xác định như sau:

Châu Âu (Tây Ban  Nha) – Đại Tây Dương – châu Mĩ (Nam Mĩ) – Thái Bình Dương – châu Á (Man-tan) - Ấn Độ Dương – châu Âu (Tây Ban Nha)

Đáp án đúng: C. Châu Âu – Đại Tây Dương – châu Mĩ – Thái Bình Dương – châu Á - Ấn Độ Dương – châu Âu

Câu 2:

Đoàn thám hiểm đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới

Đáp án đúng: D.

Câu 3:

Dòng sông thay đổi màu sắc vào những thời điểm nắng lên – trưa về - chiều trôi – đêm đến – khuya về - sáng ra trong ngày

Đáp án đúng: B.

Câu 4:

Màu sắc của dòng sông thay đổi theo thứ tự lụa đào – áo xanh – hây hây ráng vàng – nhung tím – áo đen – áo hoa ứng với các khoảng thời gian trong ngày nắng lên – trưa về - chiều – tối – đêm khuya – sáng sớm

Nắng lên – áo lụa đào thướt tha, trưa – xanh như mới may, chiều – hây hây ráng vàng, tối – áo nhung tím thêu trăm ngàn sao, đêm khuya – mặc áo đen, sáng – mặc áo hoa

Đáp án đúng: A. lụa đào – áo xanh – hây hây ráng vàng – nhung tím – áo đen – áo hoa

Câu 5:

Phát hiện lỗi sai và sửa lại: dảo -> rảo, rạo -> dạo

Câu 6:

Phát hiện lỗi sai và sửa lại: da -> ra, vày -> giày

Câu 7:

Cuối năm học, nhà trường tổ chức cho chúng em một chuyến tham quan, du lịch. Giờ sinh hoạt vừa rồi, lớp em đã thảo luận nên lựa chọn địa điểm nào. Có rất nhiều ý kiến được đưa ra như: bãi biển, phố cổ, thác nước, công viên, khu vui chơi,… Cuối cùng chúng em quyết định đi cắm trại. Để hoạt động được diễn ra thuận lợi, chúng em đã phân công nhau chuẩn bị mọi thứ. Bao gồm: lều trại, đồ ăn, nước uống, bật lửa, đèn pin,… Một số bạn còn đem thêm quả bóng, vợt cầu lông, cần câu, máy nghe nhạc,…. Em tin rằng, chuyến đi này sẽ đem tới cho chúng em rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ

Câu 8:

Câu cảm có trong  đoạn trích đó là: - Ối giời ơi, nó ăn cắp khoai của tôi!

Câu cảm này có dấu chấm than cuối câu, bày tỏ cảm xúc bất bình, bực tức của bà hàng trước việc bị ăn trộm khoai

Câu 9:

Trong các câu đã cho chỉ có câu Hôm nay, trời nóng quá! Là câu cảm thán, bày tỏ cảm xúc trong một ngày trời nóng. Câu A là một câu cầu khiến, yêu cầu mở cửa. câu C là một câu kể cho biết hôm nay trời nóng. Câu D là một câu hỏi nhằm xác định thời tiết.

Đáp án đúng: B. Hôm nay, trời nóng quá!

Xem thêm các bài giải Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) có đáp án hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 28

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 29

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 31

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 32

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 33

Đánh giá

0

0 đánh giá