Tài liệu soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7 Tập 2. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống
Ngữ văn 7 trang 71 Câu hỏi: Trước ý kiến về một vấn đề đời sống được bàn luận (liên quan đến chủ đề Trải nghiệm để trưởng thành), người nghe có thể tán thành hay phản bác. Thói quen trao đổi như thế là rất cần thiết. Được tán thành, người nói sẽ thấy tự tin hơn vì những điều mình trình bày có sức thuyết phục. Gặp sự phản bác, người nói cần kiểm tra lại ý kiến của mình, biết điều chỉnh nếu thấy chưa đúng và biết cách bảo vệ nếu thấy xác đáng.
Phương pháp giải:
- Trình bày ý kiến về vấn đề
- Bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người nghe
Trả lời:
1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị nội dung nói
- Nội dung nói có thể dựa vào kết quả viết ở bài 6 hoặc bài 8. Theo đó, cần tóm lược bài viết thành một dàn ý
- Nắm vững vấn đề đời sống cần bàn luận và nội dung trình bày
- Dự kiến các tình huống người nghe có thể phản bác để có phương án tiếp thu và bảo vệ ý kiến
- Ghi nhanh một số lí lẽ, bằng chứng cần sử dụng
b. Tập luyện
Đối với kiểu bài nói trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống, hình thức tập luyện theo nhóm là thích hợp nhất.
2. Trình bày bài nói
a. Người nói
- Trình bày ý kiến về vấn đề
- Bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người nghe
b. Người nghe
- Tiếp nhận và suy nghĩ về ý kiến của người nói
- Nêu ý kiến trao đổi
3. Sau khi nói
Người nói và người nghe cùng trao đổi để đánh giá và rút kinh nghiệm về một số mặt:
- Vấn đề đời sống được bàn luận có hấp dẫn và thiết thực không?
- Cách trình bày và cách bảo vệ ý kiến của người nói đạt ở mức nào?
- Cách phản bác của người nghe có tác dụng tích cực với người nói không?
- Việc tổ chức thảo luận về các vấn đề đời sống, việc thể hiện rõ ràng thái độ tán thành hay phản bác những ý kiến đã phát biểu có ý nghĩa gì?
Bài viết tham khảo
Không có gì quý trọng hơn gia đình. Đó là tổ ấm yêu thương cần được vun đắp mỗi ngày. Vậy mỗi thành viên cần làm gì để gia đình có thể trở thành tổ ấm yêu thương?
Gia đình chính là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Bởi vậy nếu gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và bảo vệ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, trong cuộc sống, người trưởng thành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì sẽ có được nguồn động lực to lớn để vượt qua.
Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Nhưng để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình.
Về phía người lớn, cha mẹ phải là tấm gương để con cái học tập, noi theo. Từ hành vi rất nhỏ trong cuộc sống hằng ngày đến cách đối nhân xử thế. Nhiều nghiên cứu cho rằng, con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Bởi vậy ngoài việc dạy dỗ con cái những điều đúng đắn, cha mẹ cần phải chú ý hành vi của bản thân. Bên cạnh đó, người lớn cũng cần học cách trở thành một người bạn của con. Điều đó có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề hằng ngày, lắng nghe con tâm sự và có thể đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc.
Về phía con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ. Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay nhận được lời khuyên đúng đắn. Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau. Có đôi khi, tình yêu thương lại xuất phát từ những hành động vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là cả gia đình cùng nhau ăn một bữa cơm, lời nhắc nhở người cha người mẹ mặc ấm, cùng chụp chung một tấm ảnh vào năm mới… Tuy nhỏ bé nhưng lại đem đến sự ấm áp vô cùng.
Trong một bộ phim truyền hình nổi tiếng của Việt Nam, một nhân vật đã khẳng định: “Gia đình là thứ tồn tại duy nhất. Những thứ khác có hay không, không quan trọng”. Câu nói này đã cho thấy tầm quan trọng trong cuộc sống. Mỗi người cần phải biết quý trọng gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình hãy cùng nhau xây dựng một tổ ấm hạnh phúc.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.