Soạn bài Ngữ văn 7 Kết nối tri thức: Thách thức đầu tiên: Chinh phục những cuốn sách mới

613

Tài liệu soạn bài Thách thức đầu tiên: Chinh phục những cuốn sách mới Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7 Tập 2. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thách thức đầu tiên: Chinh phục những cuốn sách mới

Trước khi đọc 

Ngữ văn 7 trang 103 Câu 1: Hãy bổ sung những cuốn sách mới cho góc đọc sách, thư việc mở của lớp học. Tự làm mới góc đọc sách theo cách mà em và các bạn cảm thấy hứng khởi và thú vị nhất.

Phương pháp giải:

Em tìm hiểu và suy nghĩ về những cuốn sách em cần bổ xung trong tủ sách của mình

Trả lời:

Có rất nhiều những cuốn sách hay và bổ ích để em có thể bổ xung vào tủ sách của bản thân. Mỗi cuốn sách theo lĩnh vực, thể loại,... đều bổ ích, đáng để đọc.

Ngữ văn 7 trang 103 Câu 2: Cùng thảo luận để xây dựng mục tiêu đọc sách của cá nhân và của nhóm. Trình bày mục tiêu đó và trao đổi để tìm hiểu cách đọc sách hiệu quả trong dự án đọc mới của em và các bạn

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Trả lời:

Mỗi một cuốn sách đều mang một nội dung kiến thức bổ ích. Đọc càng nhiều sách con người sẽ càng tiếp thu được nhiều tri thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau sau từ đó có thể mở rộng được tầm hiểu biết. Ngoài ra đọc sách còn có thể giúp cho tâm hồn của bạn trở nên trong sáng, yên bình. Những cuốn sách cũng có thể như những người bạn giúp bạn vượt qua những khó khăn, thử thách.

Cùng đọc và trải nghiệm

Ngữ văn 7 trang 103 Câu hỏi 1: Từ mục tiêu đọc sách đã xác định, hãy chọn một số cuốn sách văn học, sách khoa học hoặc sách bàn luận về những vấn đề của cuộc sống để tìm hiểu, khám phá những điều bổ ích, thú vị. Việc đọc sách sẽ hiệu quả hơn nếu các em tập trung vào một số đề tài, chủ đề để chọn sách trên cơ sở các bài học: Bầu trời tuổi thơ, Khúc nhạc tâm hồn, Cội nguồn yêu thương, Giai điệu đất nước, Màu sắc trăm miền, Bài học cuộc sống, Thế giới viễn tưởng, Trải nghiệm để trưởng thành, Hoà điệu với tự nhiên. Có thể đọc trọn vẹn một số cuốn sách có đoạn trích đã học như: Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi); Tốt-tô-chan bên cửa sổ (Cư-rô-ya-na-gi Tê-sư-cô); Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần); Người thầy đầu tiên (Trin-ghi-đơ Ai-tơ-ma-tốp) hoặc Những bức thư gửi cháu Sam (Đa-ni-ên Cốt-li-ep); Nóng, Phẳng, Chật (Thô-mát L, Phrít-man).

Ngữ văn 7 trang 103 Câu hỏi 2 : Tập trung vào một hoặc hai cuốn sách mà em thấy hữu ích và thú vị nhất, đọc và ghi chép những thông tin cần thiết để có thể trao đổi với các bạn sau khi đọc. Cùng với những thông tin về tên sách, tác giả, nhà xuất bản hoặc tái bản, em cần chú ý xác định những vấn đề sau:

a. Đề tài: Cuốn sách đề cập phạm vi nào của đời sống?

b. Bố cục và nội dung chính: Cuốn sách có mấy chương, phần? Nội dung chính của từng chương, phần là gì?

c. Nhân vật, sự kiện, bối cảnh nổi bật nào được thể hiện trong cuốn sách?

d. Có những chi tiết nào quan trọng? Những đoạn văn, câu văn nào có thể gợi lên ý nghĩa, vấn đề chính trong cuốn sách?

e. Chủ đề, ý nghĩa, bài học mà em có thể rút ra sau khi đọc cuốn sách là gì?

Phương pháp giải:

Em đọc sách và suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Trả lời:

1. Cuốn sách: Người thầy đầu tiên

2. Phân tích

a. Đề tài: tình cảm giữa con người với con người và quê hương đất nước

b. Tác phẩm có 3 phần chính với nội dung kể về một câu chuyện tuyệt đẹp về tình thầy.

c. Người thầy đầu tiên đã thành công khắc học nên một câu chuyện tuyệt đẹp về tình thầy trong cũng như phản ánh được chế độ phong kiến lạc hậu với những quan niệm sai trái, không kém phần nặng nề.

d, Bài học: bài học về tình thầy trò, tình yêu quê hương đất nước luôn cao cả và thiêng liêng.

Đọc cùng nhà phê bình

Ngữ văn 7 trang 106 Câu 1: Người viết tập trung bàn luận về vấn đề gì trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Trả lời:

Vấn đề được đưa ra bàn luận: nghệ thuật và nội dung trong bài Quê nội của Võ Quảng

Ngữ văn 7 trang 106 Câu 2: Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến gì về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm? Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Trả lời:

- Ý kiến của người viết về hoàn cảnh sống trong tác phẩm, căn cứ: Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương. Một nông thôn miền Trung, tại thôn Hòa Phước, bên con sông Thu Bồn vào những ngày rất mới mẻ - như một buổi tảng sáng - sau Cách mạng tháng Tám thành công.

- Ý kiến của người viết về thế giới nhân vật trong tác phẩm, căn cứ: “Các nhân vật là những người nông dân bình thường…, những Cục, Cù Lao, bà Kiến, ông Hai Dĩ, thầy Lê Tảo,... là những con người thật đáng yêu…”

Ngữ văn 7 trang 106 Câu 3: Hãy tìm những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội. Cách trình bày bằng chứng của người viết có điều gì đáng chú ý?

Phương pháp giải:

Xác định những từ ngữ, câu, đoạn cho thấy lí lẽ và bằng chứng

Trả lời:

Để làm sáng tỏ được ý của bản thân mình thì tác giả đã sử dụng rất nhiều những lí lẽ sắc bén và dẫn chứng thuyết phục:

- Lí lẽ sắc bén:

+ Mỗi tác giả có một lối, một món ghề riêng trong cách nhìn, cách nghĩ, cách viết. Tảng sáng cũng như Quê nội là những tập truyện dài gần như không có cốt truyện với nhiều tuyến và nhiều nhân vật hoạt động, Thế mà truyện âm thầm như một mùi hương gây mê, có sức hấp dẫn và quyến rũ lạ thường.

+ Tâm hồn chúng ta… có là cục đá mới không xúc động, xao xuyến với những trang tả cảnh đồng bào…..

- Hàng loạt các dẫn chứng được tác giả lấy trong tác phẩm Quê nội, từ hoàn cảnh sống cho đến từng nhân vật, những dẫn chứng được tác giả lược thuật, tóm tắt, không trích dẫn (do các chi tiết trong văn bản gốc rất dài).

Ngữ văn 7 trang 106 Câu 4: Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện như thế nào trong bài viết này?

Phương pháp giải:

Em đọc và suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Trả lời:

Những đặc điểm nghệ thuật và nội dung của tác phẩm đã được thể hiện trong việc người viết nêu ý kiến hoàn cảnh sống, về thế giới nhân vật, về người kể chuyện. Đồng thời, người viết cũng đã nhận xét chung về sức hấp dẫn của văn bản. Mục tiêu của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện nhất quán trong toàn bộ bài viết

Viết kết nối với đọc

Ngữ văn 7 trang 106 Câu hỏi: Tưởng tượng em là một nhà phê bình, hãy viết đoạn văn (khoảng 6 - 8 câu) nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã học.

Phương pháp giải:

Các em đọc lại văn bản và nêu ý kiến của mình về 1 tác phẩm văn học mà em đã học

Trả lời:

Mỗi tác phẩm được viết nên đều là một bông hoa tỏa ngát hương theo cách riêng biệt đối với bạn đọc. Những kỉ niệm tuổi thơ đầy ắp sự hạnh phúc được nhân vật “tôi” nhớ lại vào một buổi chiều nghe thấy tiếng dế kêu đã tạo nên nét trong sáng riêng cho văn bản “Tuổi thơ tôi” của Nguyễn Nhật Ánh. Văn bản khắc họa được sự trân trọng tình yêu thiên nhiên, sinh vật của các nhân vật trong truyện đối xử với loài vật như đối với con người bằng ngôn ngữ giản dị, trong sáng phù hợp với các bạn nhỏ. Việc sử dụng ngôi kể thứ I, là dòng hồi ức nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật tôi giúp bài văn trở nên chân thật, sinh động và gần gũi hơn. Từ câu chuyện trên mỗi chúng ta đều rút ra một bài học về cách ứng xử trong cuộc sống, đó là sự biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu và bao dung nhau.

Đọc và trò chuyện cùng tác giả

Ngữ văn 7 trang 109 Câu hỏi: Đọc bài thuật lại cuộc “phỏng vấn” rất thú vị của một độc giả nhỏ tuổi với nhà văn Nguyễn Quang Thiều – tác giả của truyện ngắn Bầy chim chìa vôi – để có thể hiểu thêm về sự ra đời và cuộc sống của nhân vật do nhà văn sáng tạo trong tác phẩm

Trả  lời câu hỏi:

a. Mon và Mên là ai trong mối quan hệ với nhà văn - tác giả truyện ngắn Bầy chim chìa vôi?

b. Vì sao nhà văn khẳng định rằng “tất cả lũ trẻ làng chú đều thức để lắng nghe tiếng mưa, cùng nghĩ về bãi sông và lo cho bầy chim chìa vôi non”?

c. Cậu bé - người “phỏng vấn” tác giả - ngạc nhiên vì điều gì?

d. Ngoài Mon và Mên, ai là người có trải nghiệm và kỉ niệm sâu sắc về đêm mưa, bãi sông và bầy chim chìa vôi?

e. Theo em, Mon và Mên đang ở đâu? Bầy chim chìa vôi đã bay đi đâu?

Phương pháp giải:

Các em đọc kỹ lại văn bản và trả lời câu hỏi

Trả lời:

a. Mon và Mên là hai nhân vật trong tác phẩm của nhà văn (được lấy nguyên tác từ chính những người bạn cùng trang lứa với tác giả).

b. Sở dĩ tác giả khẳng định việc tất cả những đứa trẻ trong làng đều thức để lắng nghe tiếng mưa và lo cho những chú chim chìa vôi là bởi vì tất cả những đứa trẻ đó đều quan tâm đến bầy chim chìa vôi nên với tâm lí của một đứa trẻ thì chúng sẽ thức để nghĩ về và lo lắng cho những chú chim mà chúng quan tâm đó.

c. Đứa trẻ phỏng vấn nhà văn đã ngạc nhiên bởi cậu bé đã nghĩ rằng nhà văn tại sao lại khồn cùng Mon và Mên ra ngoài sông để cứu những chú chim chìa vôi, nước dâng cao rất nguy hiểm, cậu bé lo lắng cho Mên và Mon sẽ gặp nguy hiểm.

d. Ngoài Mên và Mon thì nhà văn (có thể là những đứa trẻ vẫn đang ở nhà trông ngóng bầy chim chìa vôi kia) chính là người có trải nghiệm rõ nhất về đêm mưa ấy và bầy chim chìa vôi.

e. Mon và Mên là những nhân vật được tác giả tạo nên dựa trên người có thật là những người bạn tuổi thơ của tác giả, chính vì vậy, nhân vật Mon và Mên sẽ sống mãi trong trái tim bạn đọc. Còn những người bạn của tác giả thì có lẽ vẫn đang ở những nơi mà có thiên nhiên, đang ra sức bảo vệ thiên nhiên khỏi bàn tay của con người.

Những cánh chim chìa vôi cũng đã tìm được và cất cao đôi cánh của mình lên bầu trời để bay đến những miền đất hứa, đến những nơi mà dành cho chúng.

Đánh giá

0

0 đánh giá