Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:
Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học
Bài giảng Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học
A. Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học
I. Định luật bảo toàn khối lượng
Định luật bảo toàn khối lượng được phát biểu như sau: Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
Giải thích:
Trong phản ứng hoá học chỉ diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử; số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không thay đổi, khối lượng nguyên tử không thay đổi. Vì vậy, tổng khối lượng của các chất được bảo toàn.
Xét phản ứng:
Barium chloride + Sodium sulfate → Barium sulfate + Sodium chloride
Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mBarium chloride + mSodium sulfate = mBarium sulfate + mSodium chloride
Lưu ý: Với các phản ứng hoá học có tạo thành chất khí, khi tính khối lượng của các chất sản phẩm cần lưu ý tính cả khối lượng của chất khí bay ra.
II. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
1. Phương trình bảo toàn khối lượng
Giả sử có sơ đồ phản ứng hoá học của các chất:
A + B → C + D
Kí hiệu: mA, mB, mC, mD lần lượt là khối lượng của các chất đã tham gia và tạo thành sau phản ứng.
Phương trình bảo toàn khối lượng:
mA + mB = mC + mD
2. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
Nếu biết khối lượng của (n – 1) chất thì ta tính được khối lượng của chất còn lại (n là tổng số chất phản ứng và chất sản phẩm).
III. Phương trình hoá học
1. Phương trình hoá học là gì?
Phương trình hoá học là cách thức biểu diễn phản ứng hoá học bằng công thức hoá học của các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm.
Ví dụ: Phương trình hoá học của phản ứng giữa khí hydrogen và khí oxygen:
2H2 + O2 → 2H2O
2. Các bước lập phương trình hoá học
Việc lập phương trình hoá học có thể được tiến hành theo bốn bước. Sau đây chúng ta cùng xét ví dụ lập phương trình hoá học của phản ứng giữa khí hydrogen và khí oxygen để hình dung:
Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng gồm công thức hoá học của các chất phản ứng và chất sản phẩm.
H2 + O2 → H2O
Bước 2: So sánh số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm. Nếu có nguyên tố mà số nguyên tử không bằng nhau thì cần phải cân bằng.
H2 + O2 → H2O
Số nguyên tử: 2 2 2 1
Bước 3: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
- Thêm hệ số 2 vào phân tử nước để cân bằng số nguyên tử O.
H2 + O2 → 2H2O
Số nguyên tử: 2 2 4 2
- Thêm hệ số 2 vào phân tử H2 để cân bằng số nguyên tử H.
2H2 + O2 → 2H2O
Số nguyên tử: 4 2 4 2
Bước 4: Kiểm tra và viết phương trình hoá học.
2H2 + O2 → 2H2O
*Lưu ý: Nếu trong các chất phản ứng và các chất sản phẩm có nhóm nguyên tử không thay đổi trước và sau phản ứng (ví dụ nhóm OH, SO4…) thì coi cả nhóm nguyên tử đó như là một đơn vị để cân bằng.
3. Ý nghĩa của phương trình hoá học
Phương trình hoá học cho biết:
- Các chất phản ứng và các chất sản phẩm.
- Tỉ lệ về số nguyên tử hoặc số phân tử giữa các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số của mỗi chất trong phương trình hoá học.
Ví dụ: Xét phương trình hoá học: 2H2 + O2 → 2H2O
Ta có:
Số phân tử H2 : Số phân tử O2 : Số phân tử nước = 2 : 1 : 2.
Tức là cứ 2 phân tử H2 tác dụng với 1 phân tử O2 tạo ra 2 phân tử H2O.
Hoặc tỉ lệ theo từng cặp chất:
+ Cứ 2 phân tử H2 tác dụng với 1 phân tử O2.
+ Cứ 2 phân tử H2 tham gia phản ứng tạo ra 2 phân tử H2O.
+ Cứ 1 phân tử O2 tham gia phản ứng tạo ra 2 phân tử H2O.
B. Bài tập KHTN 8 Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học
Đang cập nhật
Xem thêm các bài lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học
Bài 4: Mol và tỉ khối của chất khí
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.