Nêu một số ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn

292

Với giải Hoạt động hình thành kiến thức mới trang 96 SGK Sinh học 11 chi tiết trong Sinh học 11 Bài 15: Cảm ứng ở thực vật  giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:

 Nêu một số ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn

Hoạt động hình thành kiến thức mới trang 96 Sinh học 11Nêu một số ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn. Cho biết mỗi ứng dụng đó dựa trên cơ sở loại cảm ứng nào và đã mang lại lợi ích gì cho con người bằng cách hoàn thành Bảng 15.1

Sinh học 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 15: Cảm ứng ở thực vật (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Nhờ có tính cảm ứng mà thực vật có thể thích nghi với sự biến đổi của môi trường, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển.

Vận dụng hiểu biết về cảm ứng ở thực vật, con người có thể điều khiển các yếu tố môi trường nhằm kích thích sự sinh trưởng của cây trồng theo hướng có lợi cho con người giúp nâng cao năng suất cây trồng, tiết kiệm thời gian và chi phí, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.

Trả lời: 

Ứng dụng

Cơ sở ứng dụng

Lợi ích

Dùng cây sống (cây keo, cây lồng mức,…), cọc gỗ, cọc bê tông làm trụ bám cho cây khi trồng hồ tiêu

Tính hướng tiếp xúc

Giúp cây bám chắc để vươn lên

Làm giàn khi trồng các cây dây leo như bầu, bí,…

Tính hướng tiếp xúc

Giúp cây bám chắc và hướng về ánh sáng

Sử dụng các biện pháp bảo quản lạnh, khô, tránh ánh sáng,… để kéo dài thời gian ngủ của hạt

Hiện tượng ngủ nghỉ của hạt

Bảo quản hạt tốt hơn

Trồng xen canh giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng

Tính hướng sáng

Tiết kiệm diện tích trồng cây

Điều khiển quá trình ra hoa của cây thông qua điều khiển chế độ chiếu sáng, nhiệt độ,… Ví dụ: tăng thời gian chiếu sáng ở thanh long, cúc, mía,…

Ứng động sinh trưởng

Giúp tăng năng suất cây trồng

Đánh giá

0

0 đánh giá