Lý thuyết Khái niệm điện trường (Kết nối tri thức) hay, chi tiết | Lý thuyết Vật lí 11

350

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Khái niệm điện trường (Kết nối tri thức) hay, chi tiết | Lý thuyết Vật lí 11. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Khái niệm điện trường (Kết nối tri thức) hay, chi tiết | Lý thuyết Vật lí 11

A. Lý thuyết Khái niệm điện trường 

I. Khái niệm điện trường

- Xung quanh nam châm và điện tích đều có từ trường và điện trường tương ứng.

- Từ trường truyền tương tác giữa các nam châm, điện trường truyền tương tác giữa các điện tích

- Điện trường được tạo ra bởi điện tích là dạng vật chất tồn tại xung quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích.

Lý thuyết Khái niệm điện trường – Vật lí 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

II. Cường độ điện trường

- Người ta sử dụng điện tích dương thử để phát hiện lực điện tác dụng lên nó và đo độ mạnh yếu của điện trường tại điểm đó.

- Cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của điện trường.

- Cường độ điện trường tại một điểm được đo bằng tỉ số giữa lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó và độ lớn của điện tích đó, ký hiệu là E = F/q (theo công thức 16.2).

 

Lý thuyết Khái niệm điện trường – Vật lí 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Cường độ điện trường được đơn vị là vôn trên mét (V/m) trong hệ SI.

- Cường độ điện trường là một đại lượng vectơ.

- Vectơ cường độ điện trường Ẻ tại một điểm được xác định bằng tỉ số giữa vectơ lực điện F tác dụng lên một điện tích q đặt tại điểm đó và trị số của điện tích đó: E = F/q.

- Độ lớn cường độ điện trường do một điện tích điểm Q gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r có giá trị bằng: E =  |Q|/(4πε0r2) (theo công thức 16.2).

- Tính vectơ cường độ điện trường của hệ điện tích tại điểm A bằng cách tính tổng vectơ cường độ điện trường từ các điện tích điểm trong hệ.

- Cường độ điện trường tổng hợp chính bằng thương số của vectơ lực điện tổng hợp chia cho trị số của điện tích q: E = F/q.

- Cường độ điện trường của hệ điện tích được tổng hợp từ cường độ điện trường của các điện tích điểm trong hệ theo công thức E = ΣEᵢ = E₁+ E2+E3+… (theo công thức 17.2 hoặc 17.3).

Lý thuyết Khái niệm điện trường – Vật lí 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

III. Điện phổ

- Để quan sát điện trường của hệ hai điện tích, người ta sử dụng thí nghiệm: cho hạt cách điện vào bể chứa dầu, đặt một hoặc hai quả cầu kim loại tích điện trong đó.

- Các hạt cách điện sẽ nằm dọc theo các đường nhất định trong dầu, tạo thành hình ảnh các đường như trên được gọi là điện phổ (theo Hình 17.6).

Lý thuyết Khái niệm điện trường – Vật lí 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Sơ đồ tư duy về ''Khái niệm điện trường''

 
Lý thuyết Khái niệm điện trường – Vật lí 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

B. Bài tập Khái niệm điện trường

Câu 1. Quả cầu nhỏ mang điện tích 10-9 C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại 1 điểm cách quả cầu 5 cm là

A. 6.105 V/m.

B. 2.104 V/m.

C. 7,2.103 V/m.

D. 3,6.103 V/m.

E=kQr2=9.109.1090,052 = 3,6.103 V/m

Đáp án đúng là D.

Câu 2. Một điện tích - 2.10-6 C đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là

A. 18000 V/m, hướng về phía nó.                

B. 18000 V/m, hướng ra xa nó.

C. 9000 V/m, hướng về phía nó.                  

D. 9000 V/m, hướng ra xa nó.

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Khái niệm điện trường. Điện tích âm nên cường độ điện trường hướng lại gần điện tích.

Đáp án đúng là A.

Câu 3. Một điện tích điểm q = 5.10-7 C đặt tại điểm M trong điện trường, chịu tác dụng của lực điện trường có độ lớn 6.10-2 N. Cường độ điện trường tại M là:

A. 2,4.105 V/m.

B. 1,2 V/m.

C. 1,2.10V/m.

D. 12.10-6 V/m.

E=Fq=6.1025.107 = 1,2.10V/m

Đáp án đúng là C

Câu 4. Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 6000 V/m và 8000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là

A. 10000 V/m.              

B. 7000 V/m.                 

C. 5000 V/m.                 

D. 6000 V/m.

Do 2 vecto cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau nên

E=E12+E22=6000+280002=10000 V/m.

Đáp án đúng là A

Câu 5. Điện trường là

A. môi trường không khí quanh điện tích.

B. môi trường chứa các điện tích.

C. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

D. môi trường dẫn điện.

Điện trường là môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

Đáp án đúng là C.

Câu 6. Quả cầu nhỏ mang điện tích 10-9 C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại 1 điểm cách quả cầu 5 cm là

A. 6.105 V/m      

B. 2.104 V/m      

C. 7,2.103 V/m      

D. 3,6.103 V/m

E=kQr2=9.109.1090,052 = 3,6.103 V/m

Đáp án đúng là D.

Câu 7. Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là:

A. V.           

B. V.m.                

C. V/m.                

D. N

Đơn vị của cường độ điện trường là V/m.

Đáp án đúng là C.

Câu 87. Véctơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều

A. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.

B. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó.

C. phụ thuộc độ lớn điện tích thử.

D. phụ thuộc nhiệt độ của môi trường.

Véctơ cường độ điện trường tại mỗi điểm cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.

Đáp án đúng là A.

Câu 9. Cho 2 điện tích điểm q= 5.10-9 C; q2 =  5.10-9 C lần lượt đặt tại 2 điểm A, B cách nhau 10 cm trong chân không. Xác định cường độ điện trường tại điểm M nằm tại trung điểm của AB ?

A. 9000 V/m hướng về phía điện tích dương.

B. 9000 V/m hướng về phía điện tích âm.

C. bằng 0.

D. 9000 V/m hướng vuông góc với đường nối hai điện tích.

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Khái niệm điện trường

Đáp án đúng là B.

Câu 10. Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn đến điểm đang xét tăng 3 lần thì cường độ điện trường

A. giảm 3 lần.      

B. tăng 3 lần.      

C. giảm 9 lần.      

D. tăng 9 lần.

E=kQr2 nên khi r tăng 3 lần thì E giảm 9 lần. 

Đáp án đúng là C.

Xem thêm Lý thuyết các bài Vật lí 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 16: Lực tương tác giữa hai điện tích

Lý thuyết Bài 18: Điện trường đều

Lý thuyết Bài 19: Thế năng điện

Lý thuyết Bài 20: Điện thế

Lý thuyết Bài 21: Tụ điện

Đánh giá

0

0 đánh giá