Lý thuyết KHTH 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Acid

250

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết KHTH 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Acid. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết KHTH 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Acid

Bài giảng Bài 9: Acid

A. Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 9: Acid

I. Khái niệm acid

Acid là những hợp chất mà trong phân tử có một hay nhiều nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+ (ion hydrogen).

Ví dụ, khí hydrogen chloride (HCl) khi tan vào nước sẽ xảy ra quá trình:

HCl → H+ + Cl-

Vì vậy trong nước, HCl được gọi là hydrochloric acid.

Tên gọi một số acid và gốc acid tương ứng được thể hiện trong bảng sau:

Acid

Tên acid

Gốc acid

Tên gốc acid

Hoá trị gốc acid

HCl

Hydrochloric acid

−Cl

chloride

I

H2S

Hydrosulfuric acid

=S

sulfide

II

H2SO3

Sulfurous acid

=SO3

sulfite

II

HNO3

Nitric acid

−NO3

nitrate

I

H2SO4

Sulfuric acid

=SO4

sulfate

II

H3PO4

Phosphoric acid

≡PO4

phosphate

III

CH3COOH

Acetic acid

CH3COO−

acetate

I

II. Tính chất hoá học của acid

1. Acid làm đổi màu chất chỉ thị

Các dung dịch acid làm đổi màu giấy quỳ tím thành màu đỏ.

Quỳ tím là chất chỉ thị màu dùng để nhận biết dung dịch acid.

Lý thuyết Acid (Chân trời sáng tạo) Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 1)

Dung dịch HCl làm quỳ tím đổi màu

2. Acid tác dụng với kim loại

Nhiều kim loại (ngoại trừ Cu, Ag, Au, Pt, …) khi phản ứng với dung dịch acid sẽ tạo thành muối và giải phóng khí hydrogen.

Ví dụ:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Mở rộng

- Acid dạ dày rất cần cho việc tiêu hoá thức ăn. Tuy nhiên nếu dư thừa acid có thể tăng nguy cơ các vấn đề khác như trào ngược, viêm loét, xuất huyết dạ dày, … thậm chí là ung thư dạ dày.

- Hiện tượng mưa acid là một trong những hiện tượng tự nhiên. Quá trình đốt nhiên liệu sinh ra các khí độc hại như SO2 và NO2. Các phản ứng hoá học xảy ra khi các khí SO2 và NO2 hoà tan trong hơi nước của không khí tạo thành H2SO4 và HNO3. Các phân tử này hoà tan trong nước mưa tạo thành acid và rơi xuống khi trời mưa. Mưa acid sẽ phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại, làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, làm hỏng bề mặt bằng đá của các công trình xây dựng, di tích lịch sử.

III. Ứng dụng của một số acid thông dụng

- Từ acetic acid (CH3COOH), người ta có thể chế tạo ra được các sản phẩm phục vụ đời sống như:

Lý thuyết Acid (Chân trời sáng tạo) Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 2)

- Mỗi năm có khoảng 160 triệu tấn sulfuric acid (H2SO4) và hydrochloric acid (HCl) được sử dụng, trong đó việc tiêu thụ acid cho các ngành sản xuất như phân bón chiếm 30%; chất tẩy rửa 14%; giấy, tơ sợi 8%; phẩm nhuộm 2%...

Một số ứng dụng của H2SO4 và HCl được thể hiện trong ảnh sau:

Lý thuyết Acid (Chân trời sáng tạo) Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 3)

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 

B. Bài tập KHTN 8 Bài 9: Acid

Đang cập nhật

Xem thêm các bài lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Bài 10: Base

Bài 11: Thang pH

Bài 12: Oxide

Bài 13: Muối

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá