Tin học 8 (Kết nối tri thức) Bài 1. Lược sử công cụ tính toán

741

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Tin học 8 (Kết nối tri thức) Bài 1. Lược sử công cụ tính toán hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi sách giáo khoa Tin học lớp 8 Bài 1 từ đó học tốt môn Tin học lớp 8.

Tin học 8 (Kết nối tri thức) Bài 1. Lược sử công cụ tính toán

1. Máy tính cơ khí

Hầu hết mọi người nghĩ về máy tính như một thiết bị điện tử, có khả năng xử lí dữ liệu đa dạng với tốc độ cao và có dung lượng lưu trữ lớn. Em hãy tìm hiểu và cho biết:

Câu 1 trang 5 Tin học 8: Tên của một trong những chiếc máy tính đầu tiên.

Trả lời:

Chiếc máy tính cơ khí đầu tiên là Pascaline.

Câu 2 trang 5 Tin học 8: Chiếc máy đó có thể làm được những gì?

Trả lời:

Chiếc máy tính này cho phép thực hiện các phép toán cộng, trừ.

Câu 3 trang 5 Tin học 8: Ý tưởng nào đã thúc đẩy sự phát minh ra máy tính?

Trả lời:

Ý tưởng: Để giúp đỡ người cha trong việc tính thuế.

Câu hỏi trang 6 Tin học 8: Máy tính trong dự án của Babbage có những đặc điểm gì?

A. Máy tính cơ học, thực hiện tự động.

B. Máy tính có những ứng dụng ngoài tính toán thuần túy.

C. Có thiết kế giống với máy tính ngày nay.

D. Cả ba đặc điểm trên.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Năm 1833, nhà Toán học Charle Babbage đã thiết kế máy tính đa năng, tính toán tự động tương tự như máy tính ngày nay.

2. Máy tính điện tử

Câu hỏi trang 8 Tin học 8: Bộ vi xử lí là linh kiện máy tính dựa trên công nghệ nào?

A. Đèn điện tử chân không.

B. Linh kiện bán dẫn đơn giản.

C. Mạch tích hợp hàng chục, hàng trăm linh kiện bán dẫn.

D. Mạch tích hợp cỡ lớn, gồm hàng chục nghìn đến hàng triệu linh kiện bán dẫn.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Mạch tích hợp cỡ rất lớn tạo nên những bộ xử lí nguyên khối, chứa hàng chục nghìn đến hàng triệu linh kiện bán dẫn được gọi là những bộ vi xử lí.

3. Máy tính thay đổi thế giới như thế nào?

Hoạt động 2 trang 9 Tin học 8: Em hãy lấy ba ví dụ cho thấy máy tính làm thay đổi sâu sắc cuộc sống của con người.

Trả lời:

- Ví dụ 1. Trong lĩnh vực y tế, những thiết bị nhỏ gọn như đồng hồ thông minh có thể theo dõi sức khỏe thường xuyên, phát hiện kịp thời những bất thường của cơ thể, …

- Ví dụ 2. Trong lĩnh vực giáo dục, Interner là kho thông tin khổng lồ, giúp con người có thể học mọi lúc mọi nơi, giúp các giáo viên hỗ trợ học sinh từ xa, …

- Ví dụ 3. Trong lĩnh vực kinh tế, các giao dịch tăng lên nhanh chóng trong môi trường kĩ thuật số.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 9 Tin học 8: Em hãy nêu một ví dụ cho thấy sự khác nhau rõ ràng trong hoạt động học tập khi chưa có và khi có các thiết bị công nghệ số hiện nay.

Trả lời:

Học tập ngày xưa Học tập ngày nay
- Chỉ có 1 phương thức là dạy học trực tiếp. - Ngoài dạy học trực tiếp còn có thể dạy học trực tuyến qua các phần mềm hỗ trợ.
- Không có các phương tiện hỗ trợ dạy học. - Có nhiều phương tiện hỗ trợ dạy học ví dụ như máy chiếu, máy chiếu vật thể, các phần mềm hỗ trợ việc dạy và học, …
- Việc tìm kiếm tài liệu học tập khó khăn. - Dễ dàng tìm kiếm tài liệu học tập trên mạng Internet.

Luyện tập 2 trang 9 Tin học 8: Em hãy nêu ví dụ về một ứng dụng mà em cho là thông minh của những máy tính thế hệ mới.

Trả lời:

Máy tính thế hệ mới được tích hợp trí tuệ nhân tạo. Nhờ vậy, máy tính có khả năng xử lí thông tin trong thế giưới thực giống con người như: cảm nhận, suy luận, tương tác, …

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 9 Tin học 8: Em hãy cho biết vào thời điểm đất nước ta hoàn toàn thống nhất năm 1975, những thế hệ máy tính điện tử nào đã xuất hiện ở nước ta.

Trả lời:

Vào thời điểm đất nước ra hoàn toàn thống nhất năm 1975, nước ta đã xuất hiện những thế hệ máy tính điện tử thứ ba, thứ tư.

Vận dụng 2 trang 9 Tin học 8: Em hãy đưa ra một dự báo về ứng dụng của máy tính trong tương lai. Hãy giải thích cơ sở của dự báo đó.

Trả lời:

Dự báo: Máy tính trong tương lai có khả năng suy luận như con người.

Cơ sở của dự báo: Hiện nay, trí tuệ nhân tạo đang trên đà phát triển và đã có một số thành tựu.

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Tin học lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Thông tin trong môi trường số

Bài 3: Thực hành: Khai thác thông tin số

Bài 4: Đạo đức và văn hóa trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số

Bài 5: Sử dụng bảng tính giải quyết bài toán thực tế

Bài 6: Sắp xếp và lọc dữ liệu

Đánh giá

0

0 đánh giá