Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 11 trang 4 Tập 2 (Kết nối tri thức)

240

Với soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 11 trang 4 Tập 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Văn 11.

Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 11 trang 4 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Giao lưu và sáng tạo trong văn học trung đại Việt Nam

Trong thời trung đại, Việt Nam nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng giao thoa của hai nền văn hoá lớn là Trung Hoa và Ấn Độ. Sự phát triển của văn học Việt Nam gắn liền với việc tiếp biến nhiều thành tựu văn hoá, văn học của hai nền văn hoá này để chủ động tạo nên những giá trị có tính đặc thù, thể hiện được bản sắc văn hoá, ý thức độc lập, tự cường của dân tộc. Có thể nói đến một số phương diện chính yếu của sự giao lưu và sáng tạo trên lĩnh vực văn học như: tư tưởng, ngôn ngữ – văn tự, thể loại, chất liệu thơ văn (thể tài, cốt truyện, điển cố,...). Việc giao lưu và sáng tạo trong văn học trung đại Việt Nam luôn diễn ra trên nguyên tắc lựa chọn tinh hoa, chủ động “Việt hoá” các yếu tố ngoại lai để phù hợp với bản sắc và tinh thần văn hoá dân tộc.

Truyện thơ Nôm

Truyện thơ Nôm là loại hình tác phẩm tự sự độc đáo của văn học trung đại Việt Nam, kết hợp phương thức tự sự và trữ tình, được viết bằng chữ Nôm, chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát hoặc song thất lục bát. Có nhiều tiêu chí phân loại truyện thơ Nôm, trong đó, tiêu chí đặc điểm nội dung và nghệ thuật được sử dụng rộng rãi. Theo tiêu chí này, có thể chia truyện thơ Nôm thành hai nhóm: truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học. Truyện thơ Nôm bình dân phần lớn khuyết danh, tác giả là các Nho sĩ, trí thức bình dân; cốt truyện thường được lấy từ văn học dân gian hoặc từ đời sống thực tế; hình thức nghệ thuật còn thô mộc, nhưng lại có sức cuốn hút bằng vẻ đẹp bình dị, hồn nhiên. Truyện thơ Nôm bác học hầu hết có tên tác giả, là những Nho sĩ thuộc tầng lớp phong kiến quý tộc, có học vấn uyên bác; cốt truyện thường lấy từ văn học Trung Quốc hoặc mang tính tự thuật; hình thức nghệ thuật được trau chuốt, điêu luyện. Tuy nhiên, vẫn có một số tác phẩm sử dụng chưa nhuần nhuyễn chất liệu vay mượn từ văn học Trung Quốc, có lúc rơi vào tình trạng cầu kì, khó hiểu.

 

Đề tài, chủ đề của truyện thơ Nôm rất rộng mở, từ tôn giáo, lịch sử, xã hội đến cuộc sống đời thường; đặt ra nhiều vấn đề bức thiết của thời đại. Trong đó, nổi bật là cảm hứng khẳng định tình yêu tự do và cuộc đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình; tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ, tố cáo, phê phán xã hội đương thời; thể hiện khát vọng công lí, công bằng. Truyện thơ Nôm Truyện thơ Nôm là loại hình tác phẩm tự sự độc đáo của văn học trung đại Việt Nam, kết hợp phương thức tự sự và trữ tình, được viết bằng chữ Nôm, chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát hoặc song thất lục bát. Có nhiều tiêu chí phân loại truyện thơ Nôm, trong đó, tiêu chí đặc điểm nội dung và nghệ thuật được sử dụng rộng rãi. Theo tiêu chí này, có thể chia truyện thơ Nôm thành hai nhóm: truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học. Truyện thơ Nôm bình dân phần lớn khuyết danh, tác giả là các Nho sĩ, trí thức bình dân; cốt truyện thường được lấy từ văn học dân gian hoặc từ đời sống thực tế; hình thức nghệ thuật còn thô mộc, nhưng lại có sức cuốn hút bằng vẻ đẹp bình dị, hồn nhiên. Truyện thơ Nôm bác học hầu hết có tên tác giả, là những Nho sĩ thuộc tầng lớp phong kiến quý tộc, có học vấn uyên bác; cốt truyện thường lấy từ văn học Trung Quốc hoặc mang tính tự thuật; hình thức nghệ thuật được trau chuốt, điêu luyện. Tuy nhiên, vẫn có một số tác phẩm sử dụng chưa nhuần nhuyễn chất liệu vay mượn từ văn học Trung Quốc, có lúc rơi vào tình trạng cầu kì, khó hiểu.

Trong truyện thơ Nôm, các câu chuyện thường được kể theo trình tự thời gian với nhiều yếu tố ngẫu nhiên, kì ảo và thường được tổ chức theo mô hình: Gặp gỡ – Chia li – Đoàn tụ. Song mức độ đậm nhạt và nội dung của từng phần có sự thay đổi tùy theo chủ đề tác phẩm.

Nhân vật của truyện thơ Nôm khả phong phú, đa dạng về thành phần: vua chúa, quan lại, công chúa, tiểu thư, người hầu, người lao động, Nho sĩ, nhà sư, nhà buôn. Nhìn chung, nhân vật ở đây vẫn mang tính loại hình, được dựng lên nhằm khái quát các đặc điểm cố định của một số tầng lớp loại người trong xã hội hoặc một loại phẩm chất nào đó. Các tác giả truyện thơ Nôm đã có ý thức khác hoạ nhân vật ở cả hai phương diện: con người bên ngoài (ngoại hình, lời nói cử chỉ, hành động,..) và con người bên trong (cảm xúc, suy nghĩ, diễn biến tâm lí,...). Bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và phần nào ngôn ngữ nửa trực tiếp đã được sử dụng thành công trong việc khám phá thế giới nội tâm và khắc hoạ tính cách nhân vật.

Truyện thơ Nôm cũng là thể loại có đóng góp to lớn vào việc phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc. Sáng tác bằng chữ Nôm, các tác giả đã nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, phủ định quan niệm coi thường tiếng mẹ đẻ. Họ đã chứng minh rằng thứ ngôn ngữ bị xem là "quên mùa ấy thực sự dồi dào, sinh động, có thể miêu tả từ cuộc sống dân dã, bần hàn đến cuộc sống sang trọng, xa hoa; từ phía tình mộc mạc, chân chất đến những cảm xúc tinh tế, lãng mạn từ những hình ảnh cụ thể, trấn trụi của hiện thực. đời sống đến những tư tưởng có tầm cao, chiều sâu;... Nhiều tác giả truyện thơ Nôm. đã sử dụng một cách điêu luyện thể thơ lục bát, kết hợp nhuần nhuyễn tinh hoa của ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân.

Biện pháp tu từ lặp cấu trúc và biện pháp tu từ đối

Lặp cấu trúc là biện pháp tu từ sử dụng những cụm từ hoặc câu có cùng kiểu cấu trúc nhằm nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và tăng tính nhạc cho lời văn.

Đối là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ (cùng từ loại) hoặc cầu (cùng cấu trúc) sóng đối với nhau nhằm nhấn mạnh sự tương đồng hoặc tương phản giữa các nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và tăng vẻ đẹp cán xứng cho lời văn. Biện pháp tu từ đối có thể được thực hiện trong một câu thơ, câu văn hay trọn hai câu thơ, câu văn liền kề nhau.

Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Soạn bài Tác giả Nguyễn Du

Soạn bài Trao duyên

Soạn bài Độc Tiểu Thanh kí

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 20

Đánh giá

0

0 đánh giá