Gia đình ông A có một căn nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh

155

Với Giải Bài 9 trang 102 SBT KTPL 11 trong Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở Sách bài tập KTPL lớp 11 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL lớp 11.

Gia đình ông A có một căn nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh

Bài 9 trang 102 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Gia đình ông A có một căn nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh. Do ra nước ngoài làm ăn nên ông cho vợ chồng người em họ là B ở nhờ để tiện trông nom nhà. Năm 2022, gia đình ông A trở về Việt Nam sinh sống, nhưng vợ chồng ông B nhất định không trả lại nhà. Hơn thế nữa, ông B còn đe doạ ông A rằng nếu cứ tiếp tục đòi nhà thì hậu quả sẽ không hay đến với gia đình ông.

a) Hành vi, việc làm của vợ chồng ông B có xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của gia đình ông A không? Vì sao?

b) Trong tình huống này, hậu quả gì có thể đến với vợ chồng ông B?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Hành vi, việc làm của vợ chồng ông B đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của gia đình ông A, vì được ông A cho ở nhờ nhưng khi chủ nhà (chủ sở hữu nhà) yêu cầu trả lại thì đã không trả. Vợ chồng ông B đã chiếm giữ trái phép nhà ở của gia đình ông A.

♦ Yêu cầu b) Trong tình huống này, vợ chồng ông B đã thực hiện hành vi không trả lại tài sản do được gia đình ông A cho mượn. Hành vi của vợ chồng ông B là hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Tuỳ theo tính chất mà hành vi có thể bị xử lí hành chính hay hình sự.

+ Nếu bị xử lí vi phạm hành chính thì vợ chồng ông B sẽ bị xử lí theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ với mức phạt 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng, vì đã không trả lại tài sản cho người khác do được mượn.

+ Nếu tình hình phức tạp hơn, vợ chồng ông B có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội xâm phạm chỗ ở của người khác “bị cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá