Thông tin giả, sai sự thật trên Internet gây ra những tác hại, ảnh hưởng xấu đến cá nhân

440

Với giải Thực hành 2 trang 13 sách giáo khoa Tin học lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 2: Thông tin trong môi trường số giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Tin học lớp 8. Mời các bạn đón xem:

Thông tin giả, sai sự thật trên Internet gây ra những tác hại, ảnh hưởng xấu đến cá nhân

Thực hành 2 trang 13 Tin học 8: Thông tin giả, sai sự thật trên Internet gây ra những tác hại, ảnh hưởng xấu đến cá nhân, tổ chức, cộng đồng. Em hãy thực hiện các yêu cầu sau:

a) Tìm kiếm trên Internet và tạo một bài trình chiếu về một số tình huống thông tin giả, sai sự thật gây ra hậu quả cho cá nhân, tổ chức, cộng đồng. Đối với mỗi tình huống cần có các nội dung chính sau:

- Tóm tắt nội dung thông tin.

- Thông tin về đơn vị, tác giả, địa chỉ trang web, mục đích, các trích dẫn, ngày đăng tải của bài viết.

- Hậu quả gây ra cho cá nhân, tổ chức, cộng đồng.

b) Trình bày, trao đổi với bạn và cho biết:

- Có thể nhận thấy thông tin giả, sai sự thật trong mỗi tình huống này thông qua những yếu tố, chi tiết nào.

- Nếu người dùng biết cách đánh giá, khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy thì có thể hạn chế được hậu quả trong các tình huống này như thế nào?

Trả lời:

a) Tình huống 1: Từ sáng ngày 12/8/2021, trên mạng xã hội lan truyền thông tin có nội dung: “Bí thư Thành phố chỉ đạo: Sẽ không cho người dân di chuyển trong 7 ngày”.

⇒ Hậu quả: Khiến cho rất nhiều người dân lo lắng, hoang mang trước thông tin này.

Tình huống 2: Từ ngày 19/10/2023, trên các fanpage có hàng chục nghìn người theo dõi có chia sẻ tin “Cơ quan khí tượng Nhật Bản dự báo bão số 8 có khả năng mạnh lên cấp 17 (cấp siêu bão) và đổ bộ vào các tỉnh miền Trung”.

⇒ Hậu quả: Khiến người dân rất hoang mang, lo lắng.

Các em dựa vào 2 tình huống trên và có thể tìm kiếm thêm các tin giả, tin sai sự thật khác để tạo một bài trình chiếu về một số tình huống thông tin giả.

b) Để nhận biết thông tin giả, chúng ta dựa vào các yếu tố sau:

- Nguồn trang đăng tin.

- Tác giả viết bài.

- Kiểm tra xem hình ảnh có bị chỉnh sửa, cắt ghép không hoặc là hình ảnh cũ, …

- Hỏi ý kiến của chuyên gia và các cơ quan chức năng đáng tin cậy.

⇒ Khi mà người dùng biết cách đánh giá, khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy hay không sẽ giúp họ đưa ra những quyết định đúng.

Đánh giá

0

0 đánh giá