Với giải Luyện tập 4 trang 47 sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục công dân lớp 8. Mời các bạn đón xem:
Em sẽ làm gì nếu ở trong những tình huống dưới đây
Luyện tập 4 trang 47 GDCD 8: Em sẽ làm gì nếu ở trong những tình huống dưới đây?
a) Đang học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, chị H bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng.
b) Nhiều lần chứng kiến chú hàng xóm đánh con nhỏ, bạn B rất thương em bé nhưng chưa biết làm thế nào để giúp em.
c) Bố mẹ li hôn. Bạn C sống cùng với bố và mẹ kế. Trước mặt bố, mẹ kế luôn ngọt ngào, nhưng khi bố vừa đi khỏi nhà, bạn đã bị mắng chửi, thậm chí bị đánh đập.
d) Bạn T ở cùng với bác họ. Hằng ngày, bác bắt bạn phải thức khuya dậy sớm, lao động nặng nhọc. Vì vậy, đã 14 tuổi mà T còi cọc chỉ như đứa trẻ lên mười.
Trả lời:
- Xử lí tình huống a) Nếu là chị H, em sẽ:
+ Bày tỏ suy nghĩ, tâm sự của mình với bố mẹ; phân tích để bố mẹ hiểu được những hệ lụy của tục tảo hôn (kết hôn khi chưa đến độ tuổi quy định); khuyên bố mẹ từ bỏ ý định bắt mình nghỉ học.
+ Nhờ sự can thiệp, giúp đỡ của thầy cô và những người lớn đáng tin cậy khác.
- Xử lí tình huống b) Nếu là bạn B, em sẽ:
+ Khuyên người hàng xóm không nên thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
+ Nhờ mọi người xung quanh can thiệp hoặc gọi đến tổng đài bảo vệ trẻ em để nhờ sự trợ giúp khi thấy hành vi bạo lực gia đình.
- Xử lí tình huống c) Nếu là bạn C, em sẽ:
+ Tâm sự với bố.
+ Nhờ sự trợ giúp của những người thân đáng tin cậy (ông bà, mẹ ruột, các chú, bác,..) hoặc gọi đến tổng đài bảo vệ trẻ em để nhờ sự trợ giúp.
+ Gọi điện đến cơ sở y tế để điều trị (trong trường hợp cần thiết).
- Xử lí tình huống d) Nếu là bạn T, em sẽ:
+ Tâm sự với bác về những suy nghĩ của bản thân, mong bác không bắt mình phải lao động nặng nhọc nữa; hứa với bác: mình vẫn giúp bác những công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe.
+ Nhờ sự trợ giúp của những người thân đáng tin cậy (ông bà, mẹ ruột, các chú, bác,..) hoặc gọi đến tổng đài bảo vệ trẻ em để nhờ sự trợ giúp.
+ Gọi điện đến cơ sở y tế để điều trị (trong trường hợp cần thiết).
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Khám phá trang 42 GDCD 8: b) Bạo lực gia đình gây ra tác hại gì cho cá nhân, gia đình và xã hội?
Khám phá trang 44 GDCD 8: b) Theo em, còn có cách nào khác để phòng tránh bạo lực gia đình?
Khám phá trang 45 GDCD 8: b) Theo em, còn có cách xử lí nào khác khi xảy ra bạo lực gia đình?
Khám phá trang 45 GDCD 8: a) Nêu cách xử lí sau khi xảy ra bạo lực gia đình ở các trường hợp trên.
Khám phá trang 45 GDCD 8: b) Theo em, còn có cách xử lí nào khác sau khi xảy ra bạo lực gia đình?
Luyện tập 1 trang 46 GDCD 8: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
Luyện tập 3 trang 47 GDCD 8: Em đồng tình hay không đồng tình với cách xử lí nào dưới đây? Vì sao?
Luyện tập 4 trang 47 GDCD 8: Em sẽ làm gì nếu ở trong những tình huống dưới đây?
Vận dụng 1 trang 47 GDCD 8: Thiết kế một áp phích với nội dung “Nói không với bạo lực gia đình”.
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.