Đọc đoạn tư liệu sau đây và trả lời câu hỏi: “Khi Phúc Khoát chết, thái giám Chủ Đức hầu cùng quốc phó ngoại

235

Với giải Câu 6 trang 17 SBT Lịch sử 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập SBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Đọc đoạn tư liệu sau đây và trả lời câu hỏi: “Khi Phúc Khoát chết, thái giám Chủ Đức hầu cùng quốc phó ngoại

Câu 6 trang 17 SBT Lịch Sử 8: Đọc đoạn tư liệu sau đây và trả lời câu hỏi:

“Khi Phúc Khoát chết, thái giám Chủ Đức hầu cùng quốc phó ngoại tả Đạt quận công Trương Phúc Loan âm mưu đổi di chúc, lập con út là Phúc Thuần [lên thay]... [Phúc Thuần] tuổi trẻ, thích chơi bời múa hát, có bệnh... chuyên dùng Phúc Loan, tôn làm Quốc phó. Phúc Loan bản quan, buôn ngục, [đưa ra] hình phạt và thuế má nặng nề... Người họ Nguyễn đều oán mà không dám nói”.

(Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2007, tr.87)

a) Cho biết bối cảnh lịch sử của Đàng Trong được phản ánh qua đoạn tư liệu.

b) Phong trào Tây Sơn bùng nổ có phải là một tất yếu lịch sử không? Vì sao?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Đoạn trích cho thấy chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong vào cuối thế kỉ XVIII đã suy yếu và tồn tại nhiều mâu thuẫn. Bên cạnh đó là sự lộng quyền và tham tàn của Trương Phúc Loan.

♦ Yêu cầu b) Phong trào Tây Sơn bùng nổ là một tất yếu lịch sử, vì:

- Nổ ra trong bối cảnh các chính quyền phong kiến thống trị trên cả nước đã suy yếu và khủng hoảng trầm trọng. Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, đặc biệt là giữa giai cấp nông dân với chính quyền phong kiến, trở nên gay gắt.

- Phong trào nhận được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

- Giải quyết được các nhiệm vụ lịch sử: lật đổ các chính quyền phong kiến (chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê); đánh đuổi ngoại xâm; đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá