SBT Kinh tế Pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 4: Cơ chế thị trường | Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều

309

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách bài tâp Kinh tế Pháp luật 10 trang 10 Bài 4: Cơ chế thị trường sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4.

SBT Kinh tế Pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 4: Cơ chế thị trường

Câu 1 trang 20 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Hiện nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế nào?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Cơ chế tự cung tự cấp.

B. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung.

C. Cơ chế chỉ huy của Chính phủ.

D. Cơ chế thị trường.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 2 trang 20 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Giả sử trên thị trường có hai nhà sản xuất sản phẩm chế biến từ thịt lợn và thịt bò. Khi tình hình dịch bệnh gia súc trên đàn lợn diễn biển phức tạp, sản lưọng lợn nuôi giảm, giá thịt lợn trên thị trường tăng thì sản phẩm chế biến từ thịt lợn cũng tăng giá. Do giá tăng, nhiều người có xu hướng chuyển dần sang dùng sản phẩm chế biển từthịt bò để thay thế, làm giá sản phẩm từ thịt bò cũng có xu hướng tăng theo. Nhu cầu dùng sản phẩm thịt lợn giảm sút lại làm giảm giá sản phẩm này. Giá sản phẩm thịt lợn giảm dần lại kéo người tiêu dùng quay trở lại mua sản phẩm thịt lợn.

Câu hỏi:

a) Em hãy cho biết giá cả sản phẩm từ thịt bò và thịt lợn ở mỗi thời điểm trên thị trường được xác định thông qua tác động qua lại của những chủ thể kinh tế nào.

b) Ngoài yếu tố giá cả, theo em, sự thay đổi hành vi của các chủ thể kinh tế, thị trường còn có thể do tác động của yếu tố nào nữa?

Lời giải:

Yêu cầu a) Giá cả sản phẩm từ thịt bò và thịt lợn ở mỗi thời điểm trên thị trường được xác định thông qua tác động qua lại của: chủ thể sản xuất (người chăn nuôi lợn/ bò) – chủ thể trung gian (đơn vị phân phối) – chủ thể tiêu dùng (người mua)

Yêu cầu b) Ngoài yếu tố giá cả, sự thay đổi hành vi của các chủ thể kinh tế, thị trường còn có thể do tác động của:

+ Điều kiện sản xuất, chất lượng sản phẩm,…

+ Nguồn cung ứng sản phẩm

+ Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của người tiêu dùng

+ …

Câu 3 trang 20 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Nội dung nào dưới đây không thuộc về ưu điểm của cơ chế thị trường?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

B. Tạo động lực sáng tạo cho các chủ thể kinh tế.

C. Nâng cao hiệu quả quản lí kinh tế của Nhà nước.

D. Kích thích chủ thể kinh tế cải tiến kĩ thuật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 4 trang 20 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Cơ chế thị trường có ưu điểm là điều tiết sản xuất một cách tối ưu, thể hiện nhận định nào sau đây?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Cơ chế thị trường làm cho chi phí sản xuất khác biệt giữa các ngành sản xuất khác nhau.

B. Cơ chế thị trường phân bổ lại các yếu tố của quá trình sản xuất từ ngành này sang ngành khác.

C. Cơ chế thị trường làm cho thu nhập của người sản xuất khác biệt giữa ngành này với ngành khác.

D. Cơ chế thị trường phân phối lại lợi nhuận giữa ngành này với ngành khác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 5 trang 21 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Cuối tháng Tám hằng năm, thị trường sản phẩm quần áo thời trang có sự thay đổi. Lượng tiêu thụ quần áo thời trang mùa hè của người dân bắt đầu giảm sút, các chủ cửa hàng thời trang trong thành phố chuyển dần sang nhập và bán hàng thời trang thu đông, vì mặt hàng này có lượng khách hàng tăng dần, giá cao, sản phẩm tiêu thụ nhanh.

Trong trường hợp này, sự thay đổi chủng loại sản phẩm của những người kinh doanh mặt hàng quần áo thể hiện ưu điểm nào của cơ chế thị trường?

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

B. Tạo động lực sáng tạo cho người sản xuất kinh doanh.

C. Phân hoá thu nhập giữa người sản xuất và người phân phối.

D. Tạo năng suất lao động cao hơn cho người sản xuất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6 trang 21 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Cơ chế thị trường điều tiết lưu thông hàng hoá thể hiện thông qua cách thức nào dưới đây?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Hàng hoá được lưu chuyển từ nơi có giá cả cao đến nơi có giá cả thấp.

B. Hàng hoá được lưu chuyển từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao.

C. Hàng hoá được lưu chuyển từ thị trường trong nước tới thị trường nước ngoài.

D. Hàng hoá được lưu chuyển từ thị trường nước ngoài vào thị trường trong nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 7 trang 21 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đối mặt với thách thức cạnh tranh từ các nước khác có cùng lợi thế về xuất khẩu hàng dệt may, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần lựa chọn việc làm nào dưới đây để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Đầu tư đổi mới công nghệ.

B. Mở rộng quy mô sản xuất.

C. Cắt giảm chi phí xử lí chât thải.

D. Cắt giảm chi phí nhân công.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 8 trang 22 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Nông sản Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại các thị trường yêu cầu sán phẩm chất lượng cao ở châu Âu và Hoa Kỳ. Tại Đức, Việt Nam hiện là nguồn cung câp hạt điều số một, nhờ sản lượng ốn định và chất lượng đảm bảo. Việt Nam cùng là nguồn cung cà phê lớn nhất tại thị trường Nga về sản lượng và đứng thứ hai ở thị trường này về kim ngạch sau Braxin. Trong 9 tháng đầu năm 2021, Nga nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt trên 61 000 tân, trị giá 116 triệu USD, giảm 8% về lượng, nhưng tăng 4% về trị giá so với cùng kì năm 2020. Việt Nam là thị trường cung cấp hàng rau quả chế biến lớn thứ mười một cho Hoa Kỳ trong 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch đạt 171,9 triệu USD, tăng 49,9% so với cùng kì năm 2020. Việt Nam chiếm 2,3% tổng trị giá nhập khẩu của Hoa Kỳ trong lĩnh vực này, tăng 0,5% so với cùng kì năm 2020.

Câu hỏi:

a) Thông tin trên cho em biết về ưu điểm gì của cơ chế thị trường?

b) Theo em, để phát huy được ưu điểm đó của cơ chế thị trường, các chủ thể có liên quan cần nằm bắt được những thông tin gì?

Lời giải:

Yêu cầu a) Thông tin trên cho em biết về ưu điểm của cơ chế thị trường là:

+ Phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của vùng miền, đất nước.

+ Thúc đẩy liên kết kinh tế trong nước và hội nhập quốc tế

Yêu cầu b) Để phát huy được ưu điểm đó của cơ chế thị trường, các chủ thể có liên quan cần nằm bắt được những thông tin như:

+ Nhu cầu và xu hướng tiêu dùng mặt hàng nông sản của các thị trường nước ngoài (châu Âu, Hoa Kì,…)

+ Tiêu chuẩn và yêu cầu về chất lượng sản phẩm của các thị trường châu Âu, Hoa Kì,…

+…

Câu 9 trang 22 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Để thu được lợi nhuận ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, các chủ thể sản xuất luôn cố gắng tập trung đầu tư vào cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Điều này thể hiện ưu điểm nào dưới đây của cơ chế thị trường?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

B. Tạo động lực sáng tạo, kích thích cải tiến kĩ thuật.

C. Thúc đầy liên kết và hội nhập kinh tế giữa các vùng.

D. Tạo sự cạnh tranh giữa những người sản xuất với nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 10 trang 22 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Em hãy cho biết nhận định nào dưới đây không nói về nhược điểm của cơ chếthị trường.(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Tiềm ần rủi ro làm cho nền kinh tế mất cân đối.

B. Có thể gây ra tình trạng người sản xuất bị thua lỗ.

C. Có thể gây ra tình trạng Nhà nước bị thất thu thuế.

D. Tiềm ẩn nguy cơ làm nguồn lực kinh tế suy giảm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 11 trang 23 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Xử lí thông tin

 (ảnh 1)

Câu hỏi:

a) Thông tin trên đề cập đến nhược điểm nào của cơ chế thị truờng?

b) Vì sao một số chủ thể trên thị trường lựa chọn sản xuất và kinh doanh hàng giả? Hành vi này gây tác hại gì cho xã hội?

c) Từ thông tin, em hãy cho biết các chủ thể sản xuất kinh doanh có thể giả mạo về những phương diện nào. Trong các loại hàng giả, loại nào chiếm số lượng lón?

d) Hãy lấy thêm các ví dụ cụ thể về hàng giả trên thị trường mà em biết.

Lời giải:

Yêu cầu a) Thông tin trên đề cập đến nhược điểm của cơ chế thị trường là: sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế

Yêu cầu b)

- Một số chủ thể trên thị trường lựa chọn sản xuất và kinh doanh hàng giả vì: sản xuất và kinh doanh hàng giả đem lại lợi nhuận cao

- Tác hại cho xã hội:

+ Gây thiệt hại về kinh tế, uy tín cho các chủ thể kinh tế

+ Gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người tiêu dùng

+ …

Yêu cầu c)

- Các chủ thể sản xuất kinh doanh có thể giả mạo về những phương diện:

+ Chất lượng và công dụng của sản phẩm

+ Nhãn hiệu, bao bì hàng hóa

+ Sở hữu trí tuệ

+ Tem, nhãn mác hàng hóa.

- Trong các loại hàng giả, loại hàng giả về sở hữu trí tuệ chiếm số lượng lớn.

Yêu cầu d) Ví dụ về hàng giả trên thị trường:

+ Sản xuất bánh kẹo nhái các thương hiệu nổi tiếng

+ Sản xuất mĩ phẩm gồm nhiều chất phụ gia không rõ nguồn gốc, xuất xứ,…

Câu 12 trang 23 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Em hãy cho biết, nhận định nào sau đây nói về nhược điểm của cơ chế thị trường.

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Làm cho môi trường bị suy thoái.

B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực.

C. Thúc đầy phát triển kinh tế.

D. Kích thích đổi mới công nghệ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 13 trang 23 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Hành vi khai thác lâm sản quá mức làm cho rừng bị tàn phá, gây hiện tượng lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đến môi trường và sản xuất của con người thể hiện nhược điểm nào của cơ chế thị trường?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

B. Lạm dụng tài nguyên thiên nhiên.

C. Gây suy thoái môi trường xã hội.

D. Phân hoá xã hội về thu nhập.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 14 trang 24 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Giá hạt tiêu ngày 16/5/2021 ở Việt Nam dao động trong khoang 64 000~ 68 000 đồng/kg. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo trong thời gian tới, giá hạt tiêu toàn cầu có xu hướng đi xuống.

Câu hỏi:

a) Em biết được điều gì về giá sản phẩm hạt tiêu từ thông tin trên?

b) Dự báo sự biến động của giá hạt tiêu sẽ là điều cần quan tâm của chủ thể kinh tê nào?

Lời giải:

Yêu cầu a) Thông tin trên cho em biết:

+ Giá cả của mặt hàng hạt tiêu trong ngày 16/5/2021

+ Xu hướng sụt giảm giá cả của mặt hàng hạt tiêu trong thời gian tới.

Yêu cầu b) Dự báo sự biến động của giá hạt tiêu sẽ là điều cần quan tâm của:

+ Chủ thể sản xuất (giá hạt tiêu giảm => người sản xuất nên thu hẹp diện tích sản xuất)

+ Chủ thể trung gian (giá hạt tiêu giảm => đơn vị phân phối có thể điều chỉnh việc tăng/ giảm sản lượng thu mua; điều tiết lưu thông sản phẩm hạt tiêu tới các thị trường…)

+ Chủ thể tiêu dùng (giá hạt tiêu giảm => người tiêu dùng có thể điều chỉnh hành vi tiêu dùng đối với sản phẩm hạt tiêu,…).

Câu 15 trang 24 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Theo Tổng cục Thống kê, do nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Lễ ông Công, ông Táo và chuẩn bị Tết tăng cao, giá hàng hoá và dịch vụ thiết yếu tǎng vào dịp Tết. Giá tiêu dùng tháng 01/2022 của một số nhóm hàng thực phẩm tăng so với tháng trước như sau:Giá thịt lợn tháng 01/2022 tăng 1,79%; giá trứng các loại tǎng 0,91%; giá thịt gia cầm tươi sống tăng 0,57%...

Câu hỏi:

a) Thông tin về giá cả nêu trên cho em biết điều gì về tình hình thị trường thực phấm dịp tết Nguyên đán?

b) Các chủ thể kinh tế có thể điều chinh hành vi của mình như thế nào từ thông tin về biến động giá cả thị trường?

Lời giải:

Yêu cầu a) Thông tin trên cho biết về xu hướng tăng giá của một số mặt hàng tiêu dùng vào dịp tết Nguyên đán.

Yêu cầu b) Từ thông thin về biến động thị trường như trên:

+ Chủ thể sản xuất có thể điều chỉnh để tăng quy mô sản xuất các mặt hàng thực phẩm tươi sống, bánh kẹo,…

+ Chủ thể trung gian có thể điều chỉnh việc tăng/ giảm sản lượng thu mua; điều tiết lưu thông sản phẩm hạt tiêu tới các thị trường…

+ Chủ thể tiêu dùng có thể điều chỉnh hành vi tiêu dùng của mình đối với các sản phẩm…

Câu 16 trang 24 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Giả định, do tác động của dịch bệnh nên giá cả thịt lợn trên thị trường tăng cao. Là người tiêu dùng thông minh, em sẽ ứng xử như thế nào trong bối cảnh đó? Việc thay đổi hành vi tiêu dùng của em minh hoạ cho chức năng nào của giá cả thị trường?

Lời giải:

- Do tác động của dịch bệnh, giá cả thịt lợn tăng cao, em có thể lựa chọn những cách ứng xử sau:

+ Giảm nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm thịt lợn

+ Tăng nhu cầu tiêu dùng đối với các loại thực phẩm khác có giá cả phù hợp hơn (ví dụ: cá, thịt gà, thịt vịt; rau xanh,…).

- Việc thay đổi hành vi tiêu dùng của em minh hoạ cho chức năng: phân bổ các nguồn lực kinh tế của giá cả thị trường (vì: sự biến động của giá cả dẫn tới biến động của cung – cầu sản xuất và tiêu dùng; từ đó dẫn đến sự biến đổi trong phân bố các nguồn lực kinh tế).

Xem thêm lời giải SBT Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

SBT Kinh tế Pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 3: Thị trường | Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều

SBT Kinh tế Pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 5: Ngân sách nhà nước | Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá