Lời giải Tiếng Việt 3 trang 34, 35, 36, 37 Bài 7: Mùa hè lấp lánh Kết nối tri thức với cuộc sống gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Nghe - Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 7: Mùa hè lấp lánh
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 34 Khởi động: Trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi: Mùa hè có gì thú vị?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trao đổi với các bạn trong lớp.
Lời giải:
Những điều thú vị của mùa hè:
- Học sinh được nghỉ học, không phải đến trường
- Có nhiều loại trái cây ngon
- Được đi du lịch, đi chơi cùng gia đình
- Có nắng đẹp
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 34 Đọc văn bản: Mùa hè lấp lánh
Sớm nay em thức dậy
Trời sáng tự bao giờ
Mùa hè kì lạ chưa
Mặt trời ưa dậy sớm.
Nắng cho cây chóng lớn
Cho hoa lá thêm màu
Cho mình chơi thật lâu
Ngày hè dài bất tận.
Buổi chiều trôi thật chậm
Mặt trời mải rong chơi
Đủng đỉnh mãi chân trời
Mà vẫn chưa lặn xuống.
Mùa hè thật sung sướng
Có nắng lại có kem
Có những cơn gió êm
Và ngày dài lấp lánh.
(Nguyễn Quỳnh Mai)
Từ ngữ:
- (Dài) bất tận: (dài) không có kết thúc.
- Đủng đỉnh: thong thả, chậm rãi, không vội vã.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 35 Câu 1: Mặt trời trong bài thơ được miêu tả như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ thứ nhất và khổ thơ thứ ba để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Trong bài đọc, mặt trời được miêu tả là ưa dậy sớm và mải rong chơi.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 35 Câu 2: Nắng mùa hè mang đến cho cuộc sống những ích lợi gì?
- Đối với cây
- Đối với hoa lá
- Đối với các bạn nhỏ
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ hai để hoàn thành bài tập.
Lời giải:
Nắng mùa hè mang đến cho cuộc sống nhiều ích lợi:
- Đối với cây: làm cho cây chóng lớn
- Đối với hoa lá: cho lá thêm màu sắc
- Đối với các bạn nhỏ: cho các bạn nhỏ được nghỉ học
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 35 Câu 3: Ngày của mùa hè có gì đặc biệt?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ 2 và 3 để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Ngày của mùa hè “dài bất tận”, trôi qua rất lâu.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 35 Câu 4: Vì sao bạn nhỏ thấy “mùa hè thật sung sướng”?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ cuối để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Bạn nhỏ thấy “mùa hè thật sung sướng” vì mùa hè có nắng, có kem, có cả những cơn gió. Ngoài ra, ngày hè rất dài, bạn nhỏ có thể thoải mái vui chơi.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 35 Câu 5: Theo em, hình ảnh “ngày dài lấp lánh” chỉ điều gì?
a. Ngày có nhiều nắng
b. Ngày có nhiều niềm vui
c. Ngày mặt trời dậy sớm và đi ngủ muộn
d. Nêu ý kiến khác của em.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và chọn đáp án phù hợp với ý kiến của mình.
Lời giải:
Theo em, hình ảnh “ngày dài lấp lánh” chỉ ngày có nhiều niềm vui.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 36 Nói và nghe: Kể chuyện Chó đốm con và mặt trời
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 36 Câu 1: Nghe kể chuyện.
Chó đốm con và mặt trời
(Theo 108 truyện đồng thoại nhỏ, sáng tạo lớn)
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ các bức tranh và nghe kể chuyện.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 36 Câu 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện
Phương pháp giải:
Em dựa vào các bức tranh và kể lại câu chuyện.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 37 Nghe - Viết: Mùa hè lấp lánh
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 37 Câu 1:Nghe – viết:
Mùa hè lấp lánh
Sớm nay em thức dậy
Trời sáng tự bao giờ
Mùa hè kì lạ chưa
Mặt trời ưa dậy sớm.
Nắng cho cây chóng lớn
Cho hoa lá thêm màu
Cho mình chơi thật lâu
Ngày hè dài bất tận.
Buổi chiều trôi thật chậm
Mặt trời mải rong chơi
Đủng đỉnh mãi chân trời
Mà vẫn chưa lặn xuống.
Lời giải:
Em chủ động hoàn thành bài tập vào vở
Chú ý:
- Viết đúng chính tả
- Viết hoa các chữ cái đầu dòng
- Sau mỗi khổ thơ, cách ra một dòng
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 37 Câu 2:Ghép các tiếng phù hợp với chung hoặc trung để tạo từ.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ ngữ và ghép cho phù hợp.
Lời giải:
Các từ ngữ ghép được là: chung cư, chung thủy, trung thành, trung bình, trung tâm, tập trung
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 37 Câu 3:Làm bài tập a hoặc b.
a. Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông.
Chị mây vừa kéo đến
□ăng sao □ốn cả rồi
Đất nóng lòng □ờ đợi
Xuống đi nào, mưa ơi!
Chợp bỗng lòe □ói mắt
Soi sáng khắp ruộng vườn
Ơ! Ông □ời bật lửa
Xem lúa vừa □ổ bông.
(Theo Đỗ Xuân Thanh)
b. Chọn v hoặc d thay cho ô vuông.
Con tàu □ào ga, vừa chạy □ừa “tu tu” một hồi □ài. Sân ga bỗng chốc nhộn nhịp □à náo nhiệt hẳn lên. Phía cửa ga, nhiều cánh tay giơ lên □ẫy gọi người thân.
(Trung Nguyên)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các đoạn thơ, đoạn văn và chỗ chữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Lời giải:
a. Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông.
Chị mây vừa kéo đến
Trăng sao trốn cả rồi
Đất nóng lòng chờ đợi
Xuống đi nào, mưa ơi!
Chợp bỗng lòe chói mắt
Soi sáng khắp ruộng vườn
Ơ! Ông trời bật lửa
Xem lúa vừa trổ bông.
(Theo Đỗ Xuân Thanh)
b. Chọn v hoặc d thay cho ô vuông.
Con tàu vào ga, vừa chạy vừa “tu tu” một hồi dài. Sân ga bỗng chốc nhộn nhịp và náo nhiệt hẳn lên. Phía cửa ga, nhiều cánh tay giơ lên vẫy gọi người thân.
(Trung Nguyên)
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 37 Vận dụng: Kể chuyện Chó đốm con và mặt trời cho người thân nghe. Hỏi thêm người thân về hiện tượng mặt trời mọc và lặn.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại câu chuyện Chó đốm con và mặt trời để kể cho gia đình. Hỏi bố mẹ về mặt trời mọc và lặn.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.