GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Bảo vệ lẽ phải | Giáo dục công dân 8

446

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Bảo vệ lẽ phải | Giáo dục công dân 8 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 8 Bài 4 từ đó học tốt môn Giáo dục công dân lớp 8.

GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Bảo vệ lẽ phải | Giáo dục công dân 8

Mở đầu

Mở đầu trang 22 Bài 4 GDCD 8: Em hãy quan sát hình ảnh sau và nhận xét về hành động của hai bạn học sinh.

Em hãy quan sát hình ảnh sau và nhận xét về hành động của hai bạn học sinh (ảnh 1)

Trả lời:

- Nhận xét:

+ Hai bạn học sinh trong bức tranh đã có thái độ phê phán, lên án và đấu tranh chống lại hành động sai trái. Có thể thấy, hai bạn đã có ý thức tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.

+ Chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ và học tập theo việc làm của hai bạn học sinh trong bức tranh.

1. Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi

Khám phá trang 23 GDCD 8: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi

BÀI HỌC VỀ NHÂN CÁCH CỦA THÁI PHÓ TÔ HIẾN THÀNH

Tô Hiến Thành (? - 1179) quê làng Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng (nay là Hà Nội), làm quan vào đời vua Lý Anh Tông đến chức Thái phó. Ông văn võ song toàn, nổi tiếng là công minh, chính trực, được vua phong tước vương mặc dù không phải tôn thất nhà Lý.

Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất. Trước khi mất, vua đã di chiếu cho Tô Hiến Thành phò tá tân vương với mong muốn “công việc quốc gia hết thảy tuân theo phép cũ”. Bà Thái hậu muốn làm việc phế lập, đã sai người đem vàng bạc đút lót cho vợ ông. Ông nói với vợ: “Ta là đại thần nhận mệnh tiên để dặn dò, phò giúp tân vương. Nay lấy của đút mà bỏ vua nọ, lập vua kia thì còn mặt nào trông thấy tiên đế dưới suối vàng”. Bà Thái hậu lại cho người đến gặp, thuyết phục Tô Hiến Thành. Ông trả lời: “Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần, nghĩa sĩ sao có thể làm được. Thân không dám vâng lời”. Bà Thái hậu đành thôi. Năm 1177, tân vương lên ngôi lúc 3 tuổi. Một mình Tô Hiến Thành phải chu toàn mọi việc cho nghiêm chỉnh, công bằng để mọi người đều quy phục tân vương. Tô Hiến Thành mất năm 1179.

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về việc làm của Thái phó Tô Hiến Thành trong câu chuyện trên?

Trả lời:

Nhận xét:

+ Thái phó Tô Hiến Thành rất liêm khiết, từ chối mọi cám dỗ và luôn dũng cảm, không chịu khuất phục uy quyền (điều này được thể hiện qua các chi tiết: từ chối vàng bạc đút lót và lời nhờ cậy của Thái hậu; kiên quyết ủng hộ, phò tá tân vương lên nối ngôi, dù khi đó tân vương mới chỉ 3 tuổi).

+ Thái phó Tô Hiến Thành cũng là người rất mực chung thành, luôn nỗ lực cống hiến vì dân, vì nước.

+ Thái phó Tô Hiến Thành quả là tấm gương sáng trong lịch sử để người đời sau soi mình và học tập, noi theo.

Khám phá trang 23 GDCD 8: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi

BÀI HỌC VỀ NHÂN CÁCH CỦA THÁI PHÓ TÔ HIẾN THÀNH

Tô Hiến Thành (? - 1179) quê làng Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng (nay là Hà Nội), làm quan vào đời vua Lý Anh Tông đến chức Thái phó. Ông văn võ song toàn, nổi tiếng là công minh, chính trực, được vua phong tước vương mặc dù không phải tôn thất nhà Lý.

Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất. Trước khi mất, vua đã di chiếu cho Tô Hiến Thành phò tá tân vương với mong muốn “công việc quốc gia hết thảy tuân theo phép cũ”. Bà Thái hậu muốn làm việc phế lập, đã sai người đem vàng bạc đút lót cho vợ ông. Ông nói với vợ: “Ta là đại thần nhận mệnh tiên để dặn dò, phò giúp tân vương. Nay lấy của đút mà bỏ vua nọ, lập vua kia thì còn mặt nào trông thấy tiên đế dưới suối vàng”. Bà Thái hậu lại cho người đến gặp, thuyết phục Tô Hiến Thành. Ông trả lời: “Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần, nghĩa sĩ sao có thể làm được. Thân không dám vâng lời”. Bà Thái hậu đành thôi. Năm 1177, tân vương lên ngôi lúc 3 tuổi. Một mình Tô Hiến Thành phải chu toàn mọi việc cho nghiêm chỉnh, công bằng để mọi người đều quy phục tân vương. Tô Hiến Thành mất năm 1179.

Câu hỏi:

- Theo em, vì sao cần phải bảo vệ lẽ phải?

Trả lời:

Cần phải bảo vệ lẽ phải, vì:

+ Bảo vệ lẽ phải chính là bảo vệ và phát huy những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.

+ Việc bảo vệ lẽ phải sẽ góp phần thúc đẩy xã hội công bằng, ổn định.

+ Khi có ý thức và hành động bảo vệ lẽ phải, chúng ta sẽ nhận được sự yêu mến, quý trọng của mọi người.

2. Em hãy quan sát các hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu

Khám phá trang 24 GDCD 8: Em hãy quan sát các hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu

Em hãy chỉ ra lời nói, việc làm để bảo vệ lẽ phải của nhân vật trong các hình ảnh trên (ảnh 1)

Yêu cầu:

- Em hãy chỉ ra lời nói, việc làm để bảo vệ lẽ phải của nhân vật trong các hình ảnh trên.

Trả lời:

Chỉ ra lời nói, việc làm để bảo vệ lẽ phải của nhân vật

+ Bức tranh 1: bạn học sinh nữ từ chối lời đề nghị chia đôi số tiền trong chiếc ví mà bạn học sinh nam nhặt được; đồng thời, khẳng định: không nên chiếm đoạt số tiền nhặt được vì đó không phải là tiền do bản thân mình làm ra.

+ Bức tranh 2: bạn học sinh nam đã dũng cảm đứng ra bảo vệ, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường của một nhóm bạn khác.

+ Bức tranh 3: bạn học sinh nữ khuyên bạn học sinh nam nên tự lực làm bài kiểm tra, không nên quay cóp, chép bài của người khác.

+ Bức tranh 4: người danh trai đã tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ, không vượt đèn đỏ dù lúc này đường đang vắng.

Khám phá trang 24 GDCD 8: Em hãy quan sát các hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu

Em hãy chỉ ra lời nói, việc làm để bảo vệ lẽ phải của nhân vật trong các hình ảnh trên (ảnh 1)

Yêu cầu:

- Em hãy kể thêm những việc làm để bảo vệ lẽ phải mà em biết.

Trả lời:

Một số việc làm bảo vệ lẽ phải mà em biết:

+ Nghiêm túc chấp hành nội quy của trường học hay nơi làm việc.

+ Tố cáo những việc làm sai trái, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, ví dụ: trộm cướp, tổ chức đánh bạc, hành nghề mê tín dị đoan,…

+ Góp ý, khuyên bạn cùng lớp nên chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài, không nên làm việc riêng trong giờ học.

+ Dũng cảm nhận khuyết điểm khi bản thân phạm phải sai lầm; không trốn tránh hay tìm cách đổ lỗi cho người khác.

+ …

3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Khám phá trang 24 GDCD 8: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1. Giờ tan trường, cô giáo vô tình thấy bạn Dũng đang nhắc nhở hai bạn học sinh khác có hành vi vẽ lên tường rào của nhà trường. Trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu tuần, cô giáo đã tuyên dương việc làm của bạn Dũng trước lớp. Cả lớp rất vui và vỗ tay tán thưởng bạn. Bạn Dũng cảm ơn cô giáo, các bạn và bày tỏ hi vọng cả lớp sẽ tiếp tục có thái độ, hành vi phù hợp để bảo vệ những điều đúng đắn.

Câu hỏi:

- Em có suy nghĩ gì về hành động của bạn Dũng? Chúng ta có nên học tập bạn Dũng không? Vì sao?

- Theo em, làm thế nào để khích lệ, động viên bạn bè bảo vệ lẽ phải?

Trường hợp 2. Trên đường đi học về, bạn P rủ bạn K vào cửa hàng tạp hoá mua quà vặt. Khi ra khỏi cửa hàng, bạn P phát hiện và nói với bạn K là cô chủ cửa hàng đã đưa thừa 20 000 đồng cho mình. Bạn P định lấy số tiền đó để đi chơi điện tử nhưng bạn K không đồng tình. Bạn K khuyên bạn P không nên làm như vậy vì cô bán hàng phải làm việc vất vả mới kiếm được tiền. Bạn P cho rằng, cô chủ không biết nên có lấy luôn cũng không sao. Thấy vậy, bạn K quyết liệt phản đối và nói rằng: “Tớ sẽ nghỉ chơi với cậu nếu cậu vẫn cố tình lấy số tiền này”.

Câu hỏi:

- Theo em, hành vi của bạn P có phù hợp không? Vì sao?

- Khi gặp những thái độ, việc làm sai trái của người khác, em thường làm gì?

Trả lời:

* Trả lời câu hỏi Trường hợp 1.

- Nhận xét: hành động của bạn Dũng cho thấy bạn đã có ý thức:

+ Tuân thủ quy định nội quy, bảo vệ cảnh quan của trường - lớp;

+ Biết phê phán, góp ý trước những hành vi chưa đẹp, chưa chuẩn mực.

=> Như vậy, Dũng là người biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. Chúng ta nên học tập theo bạn Dũng.

- Để khích lệ, động viên bạn bè bảo vệ lẽ phải, em cần:

+ Tự mình làm gương (có những lời nói, hành vi phù hợp; có thái độ và hành động tôn trọng, bảo vệ lẽ phải).

+ Tâm sự, chia sẻ, phân tích để bạn bè hiểu được ý nghĩa, giá trị của việc bảo vệ lẽ phải.

* Trả lời câu hỏi Trường hợp 2.

- Nhận xét: hành vi của bạn P không phù hợp, vì: P biết cô bán hàng trả thừa tiền cho mình, nhưng P vẫn im lặng và tỏ thái độ muốn chiếm đoạt số tiền đó nhằm mục đích đi chơi điện tử.

- Khi gặp những thái độ, việc làm sai trái của người khác, em thường:

+ Phân tích, góp ý chỉ cho họ thấy lỗi sai và những hậu quả khi thực hiện hành vi đó.

+ Khuyên mọi người hãy dũng cảm nhận trách nhiệm khi phạm phải sai lầm và cố gắng sửa chữa, thay đổi để không phạm phải lỗi sai ấy nữa.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 25 GDCD 8: Em hãy bày tỏ quan điểm đối với những ý kiến sau:

a) Bảo vệ lẽ phải là lối sống văn minh, tiến bộ và phù hợp với đạo lí làm người.

b) Bảo vệ lẽ phải là nhắc nhở, phản đối khi thấy người khác làm sai.

c) Người biết bảo vệ lẽ phải thường dễ bị thiệt thòi.

d) Lời nói, hành động bảo vệ lẽ phải cần phù hợp với lứa tuổi.

Trả lời:

- Ý kiến a) Đồng tình. Vì: Bảo vệ lẽ phải chính là bảo vệ và phát huy những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội. Việc bảo vệ lẽ phải sẽ góp phần thúc đẩy xã hội công bằng, ổn định.

- Ý kiến b) Đồng tình. Vì: nhắc nhở, phản đối, phê phán, đấu tranh chống lại những việc làm sai trái cũng là một biểu hiện của bảo vệ lẽ phải. Tuy nhiên, chúng ta nên có thái độ phù hợp, tế nhị khi nhắc nhở, góp ý về lỗi sai của mọi người (nên tránh các thái độ quá khích, kích động,…).

- Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: Những người có ý thức bảo vệ lẽ phải sẽ luôn được mọi người yêu mến, kính trọng.

- Ý kiến d) Đồng tình. Vì: khi bảo vệ lẽ phải, mỗi người cần có những lời nói, hành động cụ thể và phù hợp với: hoàn cảnh, sự việc, đối tượng,…

Luyện tập 2 trang 25 GDCD 8: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi

Tình huống 1. Vào giờ ra chơi, có một bạn trong lớp bị mất tiền và nghi ngờ bạn K là người lấy nên đã nói với lớp trưởng. Sau đó, lớp trưởng đến hỏi bạn K để làm rõ sự việc. Ngay lúc đó, bạn V là bạn ngồi cùng bàn, mặc dù không thích bạn K nhưng đã lên tiếng để minh oan cho bạn K. Bạn V nói với lớp trưởng: “Thời điểm đó, bạn K đang sân trường”. Khi bạn K hỏi bạn V vì sao lại giúp mình, bạn V đáp: “Sự thật thì cần được bảo vệ bạn ạ!”.

Câu hỏi:

- Em có đồng tình với cách ứng xử của bạn V không? Vì sao?

- Nếu là bạn K, em sẽ nói gì với bạn V?

Tình huống 2. Trên đường đi học về, bạn T vô tình chứng kiến cảnh bạn M đang bị nhóm của bạn K đe doạ. Thấy bạn T đi đến, bạn K cảnh cáo rằng: “Nếu không muốn bị đòn thì phải giữ im lặng”. Bạn Vì sợ bị liên luỵ nên bạn T đã từ chối khi bạn M yêu cầu làm chứng để tố cáo nhóm của bạn K với giáo viên chủ nhiệm.

Câu hỏi:

- Em có đồng tình với hành động của bạn T không? Vì sao?

- Nếu là bạn T, em sẽ làm gì?

Trả lời:

* Trả lời câu hỏi tình huống 1:

- Em đồng tình với cách ứng xử của bạn V. Vì: về phương diện tình cảm cá nhân, giữa V và K chưa có sự thân thiết, nhưng V vẫn lựa chọn việc minh oan cho K, không để K chịu oan sai, như vậy: cách ứng xử này cho thấy V đã biết tôn trọng và bảo vệ sự thật, lẽ phải.

- Nếu là bạn K em sẽ nói với V rằng: “Cảm ơn cậu rất nhiều! Lời nói của cậu đã giúp mình được minh oan, bảo vệ được danh dự, nhân phẩm của bản thân! Có thể trước đây, chúng ta chưa hiểu nhau, nên có sự xa cách một chút. Nhưng từ bây giờ, mình sẽ mở lòng, tâm sự và chia sẻ với cậu nhiều hơn! Minh cũng mong có thể xây dựng tình cảm bạn bà thân thiết hơn với cậu!”

* Trả lời câu hỏi tình huống 2:

- Em không đồng tình với hành động của bạn T. Vì:

+ Việc bạn T giữ im lặng đã gián tiếp ủng hộ cho hành động bạo lực học đường của nhóm bạn K và gây tổn thương cho bạn M.

+ Mặt khác, cách hành xử của T cũng cho thấy T chưa biết cách tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.

- Nếu là bạn T, em sẽ:

+ Động viên, an ủi bạn M. Giúp đỡ bạn M xử lí vết thương (nếu có).

+ Báo cáo sự việc với giáo viên chủ nhiệm hoặc những người lớn tin cậy để nhờ sự trợ giúp từ họ.

Luyện tập 3 trang 26 GDCD 8: Em hãy sắm vai để giải quyết các tình huống sau:

Tình huống 1. Gần đến ngày thi học kì, nhóm học sinh gồm bạn M, bạn K, bạn T, bạn N đến thư viện trường để đọc sách. Trong lúc mọi người đang im lặng, tập trung thì bạn M và bạn K vừa đọc sách vừa cười đùa lớn tiếng. Thấy vậy, cô thủ thư đến nhắc nhở hai bạn cần giữ trật tự, chấp hành nội quy của thư viện. Tuy nhiên, chỉ được một lúc thì cả hai lại tiếp tục đùa giỡn, gây ồn ào. Lúc này, bạn T quay sang nói với bạn M và bạn K: “Các bạn không nên làm ồn, ảnh hưởng đến những bạn khác”. Không những không nghe mà bạn M và bạn K còn trả lời: "Thư viện có phải là của bạn đâu mà sao khó chịu vậy!”.

Câu hỏi: Nếu là bạn N, em sẽ khuyên bạn M và bạn K như thế nào?

Tình huống 2. Bạn M là học sinh lớp 8A. Bạn M siêng năng học tập và tích cực tham gia các hoạt động phong trào do nhà trường, địa phương tổ chức. Sau mỗi hoạt động, bạn M thường đăng các hình ảnh lên trang mạng xã hội của cá nhân. Do không thích bạn M nên bạn C hay vào bình luận theo hướng tiêu cực và cho rằng, bạn M cố tình thể hiện, khoe khoang. Đã vậy, bạn C còn rủ rê các bạn khác cùng vào mạng xã hội nói xấu bạn M. Bạn M rất buồn và tự nhủ: “Mình có làm gì sai đâu mà bạn C lại đối xử với mình như vậy". Bạn M định gặp bạn C để trao đổi nhưng chưa biết nên nói như thế nào.

Câu hỏi: Nếu là bạn M, em sẽ ứng xử tình huống trên như thế nào?

Trả lời:

- Giải quyết tình huống 1: Nếu là N, em sẽ khuyên các bạn M và K rằng: thư viện là không gian học tập, đọc sách chung của mọi người. Vì vậy, chúng ta nên giữ trật tự, tập trung vào việc đọc sách hoặc ôn tập kiến thức, các bạn không nên đùa nghịch, gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

- Giải quyết tình huống 2: Nếu là bạn M, em nên:

+ Gặp mặt, trao đổi thẳng thắn với bạn C để giải quyết khúc mắc (nếu có) giữa mình và C (trong lúc trao đổi, cần chú ý: giữ thái độ bình tĩnh, ôn hòa; tránh những thái độ và lời nói mang tính tiêu cực, thách thức).

+ Giải thích để C hiểu: việc mình đăng ảnh lên mạng xã hội không nhằm mục đích khoe khoang, mà chỉ muốn lưu giữ những kỉ niệm đẹp của bản thân trong quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa; đồng thời cũng muốn lan tỏa và khuyến khích, cổ vũ các bạn khác cùng tham gia.

+ Phân tích để C hiểu: việc C và nhóm bạn vào mạng xã hội để nói xấu M đã gây tổn thương đến M và đây cũng là một biểu hiện của hành vi bạo lực học đường. Khuyên C và các bạn hãy chấm dứt hành động đó.

+ Trong trường hợp, sau khi tâm sự, trao đổi với C, bạn C không thay đổi mà vẫn tiếp diễn những hành vi trên, M nên trao đổi sự việc với bố mẹ, thầy cô giáo hoặc những người lớn tin cậy để nhờ sự trợ giúp từ họ.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 26 GDCD 8: Em hãy sưu tầm những câu chuyện về các tấm gương, nhân vật bảo vệ lẽ phải. Từ đó, rút ra bài học và xây dựng kế hoạch rèn luyện cho bản thân.

Trả lời:

(*) Thao khảo câu truyện: Chu Văn An và thất trảm sớ

CHU VĂN AN VÀ THẤT TRẢM SỚ

 Chu Văn An (1292 - 1370), người Thanh Đàm (nay là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội), là nhà giáo, thầy thuốc, đại quan dưới triều Trần. Chu Văn An tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, không cầu lợi lộc. Ông được vua Minh Tông mời làm Quốc Tử giám tư nghiệp, dạy thái tử học. Đến đời vua Dụ Tông, vua ham chơi, lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước. Chu Văn An khuyên can nhưng vua không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là “Thất trảm sở”.

  Sau khi dâng “Thất trảm sớ” nhưng không được vua trả lời, Chu Văn An rời kinh thành về vùng đất Chi Linh (Hải Dương) mở trường tiếp tục dạy học. Dù ở xa, nhiều học trò cũ làm quan vẫn về thăm ông. Khi học trò về thăm, ai làm điều gì chưa đúng phép, ông vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Điều này khiến học trò càng thêm kinh mến.

Vận dụng 2 trang 26 GDCD 8: Em hãy viết một bản cam kết về sự trung thực trong học tập và thực hiện trong suốt năm học.

Trả lời:

(*) Tham khảo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

Kính gửi:

- Ban giám hiệu trường THCS ………….

- Thầy cô giáo chủ nhiệm cùng các thầy cô giáo bộ môn

Tên em là: …………………

Là học sinh lớp: ……..

Để rèn luyện đức tính trung thực trong học tập, em xin hứa thực hiện tốt các điều sau:

1. Chăm chỉ, tự giác, tích cực, nỗ lực trong học tập.

2. Trung thực, không gian lận, quay cóp, sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra.

3. Cố gắng, nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác.

4. Trung thực, chân thành trong quan hệ với thầy cô, bạn bè.

5. Dũng cảm nhận khuyết điểm khi bản thân phạm phải sai lầm và nỗ lựa sửa chữa, khắc phục những lỗi sai ấy.

6. Tỏ thái độ và hành động bảo vệ lẽ phải; không bao che cho những hành vi sai trái.

Em xin cam kết thực hiện tốt các điều trên!

……., ngày ….. tháng …. năm ……

                                                                                                                                                                             Kí tên

                                                                                                                                                                   …………………….

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Đánh giá

0

0 đánh giá