Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Bảo vệ lẽ phải. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:
Lý thuyết GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Bảo vệ lẽ phải
Bài giảng Bài 4: Bảo vệ lẽ phải
A. Kiến thức trọng tâm GDCD 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải
1. Khái niệm
- Lẽ phải là những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
- Bảo vệ lẽ phải là tôn trọng, giữ gìn, tuân thủ những điều đúng đắn, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nội quy, quy định của các cơ quan, tổ chức và dũng cảm đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu, cái ác.
=> Bảo vệ lẽ phải được thể hiện qua thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động của con người.
2. Ý nghĩa
- Bảo vệ lẽ phải giúp con người có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp; góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, công bằng, phát triển.
- Những người có ý thức bảo vệ lẽ phải sẽ luôn được mọi người yêu mến, kính trọng.
3. Trách nhiệm của học sinh
- Học sinh cần có những lời nói, hành động cụ thể để bảo vệ lẽ phải thông qua các việc làm như:
+ Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điêu đứng đắn.
+ Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực.
+ Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải.
+ Lên án, phê phán những hành vi sai trái, không phù hợp lẽ phải.
B. Bài tập GDCD 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải
Câu 1. “Tôn trọng, giữ gìn, tuân thủ những điều đúng đắn, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nội quy, quy định của các cơ quan, tổ chức và dũng cảm đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu, cái ác” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bảo vệ lẽ phải.
B. Bảo vệ đạo đức.
C. Tôn trọng sự thật.
D. Tôn trọng pháp luật.
Đáp án đúng là: A
Bảo vệ lẽ phải là tôn trọng, giữ gìn, tuân thủ những điều đúng đắn, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nội quy, quy định của các cơ quan, tổ chức và dũng cảm đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu, cái ác.
Câu 2. Câu ca dao nào dưới đây có nội dung phản ánh về vấn đề bảo vệ lẽ phải?
A. “Người sao một hẹn thì nên/ Người sao chín hẹn thì quên cả mười”.
B. “Sông sâu còn có kẻ dò/ Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng”.
C. “Dù cho đất đổi trời thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời”.
D. “Thốt ra lời nói thật hay/ Nhưng mà lòng dạ thì đầy mưu mô”.
Đáp án đúng là: C
Câu ca dao “Dù cho đất đổi trời thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời” phản ánh về việc bảo vệ lẽ phải.
Câu 3. Câu tục ngữ “Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng” phản ánh về vấn đề nào dưới đây?
A. Bảo vệ lẽ phải.
B. Tôn sư trọng đạo.
C. Yêu nước, đoàn kết.
D. Yêu thương con người.
Đáp án đúng là: D
Câu tục ngữ “Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng” phản ánh về việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.
Câu 4. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
A. Tôn trọng, ủng hộ và tuân theo ý kiến của đa số.
B. Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn.
C. Bảo vệ quan điểm cá nhân đến cùng bất chấp đúng sai.
D. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi nhận được lợi ích cho bản thân.
Đáp án đúng là: B
- Biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải
+ Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn.
+ Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực.
+ Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải.
+ Phê phán thái độ, hành vi đi ngược lại lẽ phải.
Câu 5. Bảo vệ lẽ phải không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng, pháp luật.
B. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, công bằng, phát triển.
C. Hạn chế sự phát triển của các cá nhân và cộng đồng.
D. Giúp con người có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp.
Đáp án đúng là: C
- Việc bảo vệ lẽ phải có ý nghĩa quan trọng:
+ Giúp con người có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp.
+ Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, công bằng, phát triển.
+ Củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng, pháp luật và lương tri.
Câu 6. Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ lẽ phải?
A. Bảo vệ lẽ phải là lối sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với đạo lí làm người.
B. Chỉ nên tố cáo sai trái, nói đúng sự thật khi nhận thấy có lợi cho bản thân.
C. Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn.
D. Người biết bảo vệ lẽ phải sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, quý trọng.
Đáp án đúng là: B
Chỉ nên tố cáo sai trái, nói đúng sự thật khi nhận thấy có lợi cho bản thân là nhận định không đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ lẽ phải.
Câu 7. Những người có đức tính trung thực, biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải sẽ
A. nhận được nhiều lợi ích vật chất.
B. bị mọi người xung quanh lợi dụng.
C. được mọi người yêu mến, quý trọng.
D. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
Đáp án đúng là: C
Những người có đức tính trung thực, biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải sẽ được mọi người xung quanh yêu mến và quý trọng.
Câu 8. Hành vi của nhân vật nào dưới đây là biểu hiện của tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
A. Anh P thu thập chứng cứ và tố cáo việc làm vi phạm pháp luật của ông K.
B. Bạn D không ôn tập kiến thức mà chuẩn bị tài liệu để mang vào phòng thi.
C. Biết người thân tàng trữ ma túy, chị H đã che dấu khi cơ quan công an điều tra.
D. Thấy hàng xóm tổ chức đánh bạc, ông S ngó lơ vì không ảnh hưởng đến mình.
Đáp án đúng là: A
Hành động thu thập chứng cứ và tố cáo việc làm vi phạm pháp luật của ông K đã cho thấy anh P biết bảo vệ lẽ phải.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết GDCD 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.