Lý thuyết GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

302

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Bài giảng Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

A. Kiến thức trọng tâm GDCD 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

1. Khái niệm

Cần cù là chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó trong công việc.

Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi trong lao động.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

2. Biểu hiện của cần cù, sáng tạo

- Biểu hiện của cần cù là làm việc thường xuyên, đều đặn, không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách.

- Biểu hiện của sáng tạo và luôn suy nghĩ, tìm và phát hiện ra cách làm mới hiệu quả để đem lại kết quả cao hơn trong công việc.

3. Ý nghĩa

- Cần cù, sáng tạo là phẩm chất cần thiết, là điều kiện giúp con người nâng cao vốn hiểu biết, rèn luyện các kĩ năng, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao trong công việc, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

- Người có tinh thần cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động,… sẽ luôn được mọi người yêu mến, quý trọng.

4. Trách nhiệm của học sinh

- Để rèn luyện sự cần cù, sáng tạo, học sinh cần chăm chỉ, nỗ lực, vượt qua khó khăn, thử thách, tìm ra những cách thức làm việc phù hợp để đạt hiệu quả cao trong công việc.

- Bên cạnh đó, chúng ta cần trân trọng thành quả lao động, quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo, phê phán biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.

 

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

B. Bài tập GDCD 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “….. là say mê nghiên cứu, tìm tòi trong lao động”.

A. Cần cù.

B. Nhẫn nại.

C. Sáng tạo.

D. Kiên trì.

Đáp án đúng là: C

Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi trong lao động.

Câu 2. “Chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó trong công việc” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Cần cù.

B. Sáng tạo.

C. Kiên trì.

D. Nhẫn nại.

Đáp án đúng là: A

Cần cù là chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó trong công việc.

Câu 3. Lao động sáng tạo được biểu hiện thông qua hành vi nào sau đây?

A. Chăm chỉ, chuyên cần có trách nhiệm với công việc được giao.

B. Làm việc đều đặn và không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn.

C. Cố gắng, nỗ lực để hoàn thành đúng hạn công việc được giao.

D. Suy nghĩ, tìm ra cách làm việc mới để đem lại kết quả cao hơn.

Đáp án đúng là: D

- Biểu hiện của sáng tạo và luôn suy nghĩ, tìm và phát hiện ra cách làm mới hiệu quả để đem lại kết quả cao hơn trong công việc.

Câu 4. Người có tinh thần cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động,… sẽ

A. bị những người xung quanh xa lánh.

B. được mọi người yêu mến và quý trọng.

C. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

D. bị những người khác lừa gạt, lợi dụng.

Đáp án đúng là: B

Người có tinh thần cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động,… sẽ luôn được mọi người yêu mến và quý trọng.

Câu 5. Lao động cần cù được biểu hiện thông qua hành vi nào sau đây?

A. Làm việc thường xuyên, không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn.

B. Cải tiến phương pháp làm việc để nâng cao hiệu quả lao động.

C. Suy nghĩ, tìm ra cách làm việc mới để đem lại kết quả cao hơn.

D. Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng lao động.

Đáp án đúng là: A

- Biểu hiện của cần cù là làm việc thường xuyên, đều đặn, không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách.

Câu 6. Câu tục ngữ nào sau đây phản ánh về đức tính sáng tạo trong học tập, lao động?

A. “Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”.

B. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

C. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

D. “Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật”.

Đáp án đúng là: D

Câu tục ngữ “một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật” phản ánh về đức tính sáng tạo trong học tập và lao động.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự cần cù, sáng tạo trong lao động?

A. Gúp con người nâng cao hiểu biết, rèn luyện các kĩ năng.

B. Nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng đất nước.

C. Suy giảm năng suất và chất lượng lao động của con người.

D. Giúp ta nhận được sự yêu mến, quý trọng của mọi người.

Đáp án đúng là: C

- Ý nghĩa của sự cần cù, sáng tạo trong lao động:

+ Là phẩm chất cần thiết, là điều kiện giúp con người nâng cao vốn hiểu biết, rèn luyện các kĩ năng, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao trong công việc, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

+ Người có tinh thần cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động,… sẽ luôn được mọi người yêu mến, quý trọng.

Câu 8. Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” phản ánh về đức tính nào sau đây?

A. Lao động cần cù.

B. Tinh thần hiếu học.

C. Lao động sáng tạo.

D. Tinh thần đoàn kết.

Đáp án đúng là: A

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” về đức tính cần cù, chăm chỉ, nhẫn nại, không ngại khó khăn, gian khó trong học tập, lao động…

Câu 9. Câu tục ngữ nào dưới đây có ý nghĩa phê phán thái độ lười biếng trong lao động?

A. “Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ”.

B. “Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay”.

C. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”.

D. “Đi cuốc đau tay, đi cày mỏi gối”.

Đáp án đúng là: D

Câu tục ngữ “Đi cuốc đau tay, đi cày mỏi gối” có hàm ý phê phán thái độ lười biếng trong lao động.

Câu 10. Câu ca dao “Khi ăn thì sấn cổ vào/ Khi làm cả thảy xé rào chạy khan” muốn phê phán thái độ nào?

A. Nhỏ nhen, ích kỉ.

B. Hà tiện, keo kiệt.

C. Kiêu căng, tự mãn.

D. Lười biếng lao động.

Đáp án đúng là: D

Câu ca dao “Khi ăn thì sấn cổ vào/ Khi làm cả thảy xé rào chạy khan” muốn phê phán thái độ lười biếng trong lao động, học tập,…

Xem thêm tóm tắt lý thuyết GDCD 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá