Với giải Bài 8.9 trang 27 SBT Hóa 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 11. Mời các bạn đón xem:
Thực hiện thí nghiệm đốt cháy hỗn hợp alkane lỏng (C10 – C15) như mô tả
Bài 8.9 trang 27 SBT Hóa học 11: Thực hiện thí nghiệm đốt cháy hỗn hợp alkane lỏng (C10 – C15) như mô tả trong Hình 8.1.
a) Chất lỏng không màu alkane trong ống chữ U là chất gì? Cho biết vai trò của nước đá trong thí nghiệm trên.
b) Vì sao sau khi đốt alkane một thời gian thì thấy nước vôi trong vẩn đục?
c) Thí nghiệm này chứng tỏ những nguyên tố nào có mặt trong alkane
Lời giải:
a) Chất lỏng trong ống chữ U là nước. Do trong thành phần của alkane có hydrogen, khi đốt cháy tạo thành nước (hơi). Hơi nước gặp lạnh bị ngưng tụ tạo thành chất lỏng không màu. Nước đá có tác dụng làm lạnh để ngưng tụ hơi nước.
b) Trong thành phần của alkane có carbon, khi bị đốt cháy tạo thành khí carbon dioxide. Khí carbon dioxide phản ứng với nước vôi trong tạo thành CaCO3 không tan, làm vẩn đục nước vôi trong:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
c) Thí nghiệm trên tạo thành H2O và CO2, chứng tỏ trong thành phần của alkane bị đốt cháy có chứa các nguyên tố C và H.
Xem thêm Lời giải các bài SBT Hoá 11 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Bài 8.1 trang 26 SBT Hóa học 11: Những phát biểu nào sau đây là đúng?
Bài 8.2 trang 26 SBT Hóa học 11: Chất nào dưới đây không là chất hữu cơ?
Bài 8.5 trang 27 SBT Hóa học 11: Phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ nào dưới đây không có hấp...
Bài 8.6 trang 27 SBT Hóa học 11: Vì sao có thể dựa vào nhóm chức để phân loại các hợp chất hữu cơ?
Bài 8.7 trang 27 SBT Hóa học 11: Phân tử của mỗi chất A, B và D chứa một trong các nhóm chức...
Bài 8.8 trang 27 SBT Hóa học 11: Cho dãy chuyển hoá sau:
Bài 8.9 trang 27 SBT Hóa học 11: Thực hiện thí nghiệm đốt cháy hỗn hợp alkane lỏng...
Bài 8.10 trang 28 SBT Hóa học 11: Đốt cháy hoàn toàn chất A tạo thành CO2 và H2O.
Bài 8.11 trang 28 SBT Hóa học 11: Phổ IR của chất A được cho như Hình 8.2.
Bài 8.12 trang 28 SBT Hóa học 11: Cho các chất formic acid, acetic acid và methyl formate như sau:
Xem thêm Lời giải các bài SBT Hoá 11 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Bài 6: Sulfur và sulfur dioxide
Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate
Bài 9: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.