Kết nối năng lực trang 108 Công nghệ 10 | Kết nối tri thức Giải Công nghệ lớp 10

793

Với giải Kết nối năng lực trang 108 Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 21: Chế biến sản phẩm trồng trọt giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Công nghệ 10. Mời các bạn đón xem:

Kết nối năng lực trang 108 Công nghệ 10 | Kết nối tri thức Giải Công nghệ lớp 10

Kết nối năng lực trang 108 Công nghệ 1: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu về công nghệ sấy lạnh và các sản phẩm sấy lạnh.

Lời giải:

Sấy lạnh là phương pháp dùng không khí khô với độ ẩm chỉ khoảng 10 - 30% và nhiệt độ thấp từ 35 - 60 độ C hơn so với nhiệt độ sấy thông thường để sấy. Nói một cách khác, quá trình sấy lạnh được tiến hành trong điều kiện áp suất khí quyển.

Có thể thấy rằng, nhiệt độ môi trường sấy lạnh khá thấp vì chỉ dao động từ 35 - 60 độ C nên chất lượng sản phẩm dường như ít bị ảnh hưởng nên mang lại giá trị kinh tế cao.

Kết nối năng lực trang 108 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Cấu tạo của máy sấy lạnh (còn gọi là máy sấy bơm nhiệt) thường gồm có 1 máy bơm nhiệt được đặt trong tủ sấy hoặc hầm sấy tùy theo quy mô của thiết bị. Trong đó, máy bơm nhiệt có 1 đầu nóng và 1 đầu lạnh:

- Đầu nóng máy bơm: sẽ cung cấp nhiệt lượng cho để sấy thực phẩm.

- Đầu lạnh máy bơm: dùng để tách ẩm cho không khí sấy.

Kết nối năng lực trang 108 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 2)

Nguyên lý sấy lạnh thực phẩm:

- Quá trình sấy lạnh diễn ra liên tục và theo tuần hoàn khép kín. Cụ thể:

- Không khí có độ ẩm cao (từ buồng sấy) sẽ được hút qua ống của dàn lạnh ngưng tụ. Tại đây, không khí sẽ được làm lạnh đến nhiệt độ ngưng tụ để tách hơi nước từ trong không khí, trở thành luồng không khí khô lạnh.

- Sau đó, luồng không khí khô lạnh này sẽ được dẫn qua buồng nóng với nhiệt độ trong khoảng 35 - 60 độ C để đốt nóng. Chúng tiếp tục dẫn vào buồng sấy chứa thực phẩm để tiến hành sấy lạnh thực phẩm theo ý muốn của nhà sản xuất.

- Chính vì thế, luồng không khí khô lạnh này sẽ trở thành luồng khí nóng ẩm (sau khi sấy) và được lưu thông qua các khay của thực phẩm cần sấy để tiếp tục tuần hoàn tương tự như quy trình trên.

Xem thêm các bài giải Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu hỏi mở đầu trang 106 Công nghệ 10: Tại sao phải chế biến sản phẩm trồng trọt? Có những phương pháp nào trong chế biến sản phẩm trồng trọt?...

Câu hỏi trang 106 Công nghệ 10: Nêu một số vai trò của chế biến sản phẩm trồng trọt. Cho ví dụ minh họa...

Câu hỏi trang 107 Công nghệ 10: Kể tên một số sản phẩm được chế biến từ sản phẩm trồng trọt bằng các phương pháp thông thường. Gia đình em thường chế biến sản phẩm trồng trọt bằng phương pháp nào?...

Kết nối năng lực trang 107 Công nghệ 10: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu quy trình làm tinh bột từ sản phẩm trồng trọt...

Kết nối năng lực trang 108 Công nghệ 10: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu thêm về công nghệ xử lí bằng áp suất cao và những ứng dụng của nó trong chế biến sản phẩm trồng trọt...

Kết nối năng lực trang 109 Công nghệ 10: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu về công nghệ chiên chân không và những ứng dụng của nó trong chế biến sản phẩm trồng trọt...

Luyện tập 1 trang 111 Công nghệ 10: Phân tích vai trò của chế biến sản phẩm trồng trọt...

Luyện tập 2 trang 111 Công nghệ 10: Mô tả một số phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt ở gia đình và địa phương em...

Luyện tập 3 trang 111 Công nghệ 10: So sánh ưu, nhược điểm của công nghệ sấy lạnh, xử lí bằng áp suất cao và chiên chân không...

Vận dụng 1 trang 111 Công nghệ 10:  Vận dụng kiến thức về chế biến sản phẩm trồng trọt vào thực tiễn ở gia đình và địa phương em để nâng cao giá trị của sản phẩm trồng trọt...

Vận dụng 2 trang 111 Công nghệ 10: Thực hiện chế biến xi rô từ các loại quả phổ biến ở gia đình em?...

Xem thêm các lời giải SGK Công nghệ lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 20: Công nghệ cao trong thu hoạch và bảo quản sản phẩm trồng trọt

Ôn tập chương VI

Bài 23: Giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao

Bài 24: Một số công nghệ cao trong trồng trọt

Bài 25: Công nghệ trồng cây không dùng đất

Đánh giá

0

0 đánh giá