Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng, hành vi nào vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

244

Với giải Câu 2 trang 20 sách bài tập Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục công dân 8. Mời các bạn đón xem:

Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng, hành vi nào vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Câu 2 trang 20 sách bài tập GDCD 8: Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng, hành vi nào vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? Vì sao?

a) Săn, bắn, bẫy, bắt động vật quý hiếm để bán.

b) Khai thác rừng trồng theo quy hoạch của Nhà nước.

c) Dùng mìn, điện để đánh bắt cá.

d) Tố cáo hành vi khai thác khoáng sản trái phép.

e) Phá rừng nguyên sinh để trồng cà phê.

g) Sử dụng tiết kiệm điện, nước.

Trả lời:

- Hành vi bảo vệ tài nguyên thiên nhiên:

+ Hành vi b. Khai thác rừng trồng theo quy hoạch của Nhà nước. Đây là việc làm đúng, thực hiện tốt việc phát triển bền vững trong khai thác rừng.

+ Hành vi d. Tố cáo hành vi khai thác khoáng sản trái phép. Đây là việc làm đúng, thực hiện tốt nghĩa vụ cơ bản của công dân trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (khoản 1 Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân).

+ Hành vi g. Sử dụng tiết kiệm điện, nước. Đây là việc làm đúng, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

- Hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên:

+ Hành vi a. Săn, bắn, bẫy, bắt động vật quý hiếm để bán. Hành vi này vi phạm khoản 3 Điều 9 Luật Lâm nghiệp năm 2017 (Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp: Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận bị chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật). Bên cạnh đó còn vi phạm Điều 234 Bộ luật Hình sự năm 2015 - sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã).

+ Hành vi c. Dùng mìn, điện để đánh bắt cá. Hành vi này vi phạm khoản 7 Điều 7 Luật Thuỷ sản năm 2017 (Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thuỷ sản: Sử dụng chất, hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính huỷ diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thuỷ sản).

+ Hành vi e. Phá rừng nguyên sinh để trồng cà phê. Hành vi này vi phạm khoản 1 Điều 9 Luật Lâm nghiệp năm 2017 (Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm tên nghiệp: Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật).

Đánh giá

0

0 đánh giá