Bố cục Nỗi niềm tương tư (Cánh diều) CHÍNH XÁC NHẤT

356

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu bố cục bài Nỗi niềm tương tư Ngữ văn lớp 11 bộ Cánh diều chính xác nhất gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như bố cục, nội dung chính và tóm tắt văn bản hay nhất. Từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Bố cục Nỗi niềm tương tư (Cánh diều) CHÍNH XÁC NHẤT

Video Bài giảng Nỗi niềm tương tư (Cánh diều) Ngữ văn 11

Bố cục văn bản Nỗi niềm tương tư

Nỗi niềm tương tư có bố cục gồm 2 phần: 

- Phần 1 (Từ đầu đến …buồn tênh): Tú Uyên khi tan hội chùa Ngọc Hồ trở về.

- Phần 2 (Còn lại): Tâm trạng tương tư của Tú Uyên. 

Bố cục Nỗi niềm tương tư (Cánh diều) CHÍNH XÁC NHẤT (ảnh 1)

Nội dung chính Nỗi niềm tương tư

“Nỗi niềm tương tư” là đoạn trích trong Bích cầu kì ngộ thể hiện rõ nét tâm trạng của chàng Tú Uyên đem lòng thương nhớ, tương tư nàng Giáng Kiều thiếu nữ bất kể ngày lẫn đêm. Nỗi nhớ người trong mộng đó không chỉ được thể hiện ở suy tư của chàng thư sinh mà còn được bộc lộ, thể hiện bằng cử chỉ. Nỗi nhớ đó dù đã được bộc lộ nhưng vẫn “ngổn ngang” không nguôi thể hiện một tình yêu đẹp, mạnh liệt của tâm hồn khi yêu.

Giá trị nội dung Nỗi niềm tương tư

“Nỗi niềm tương tư” là đoạn trích trong Bích cầu kì ngộ thể hiện rõ nét tâm trạng của chàng Tú Uyên đem lòng thương nhớ, tương tư nàng Giáng Kiều thiếu nữ bất kể ngày lẫn đêm. Nỗi nhớ người trong mộng đó không chỉ được thể hiện ở suy tư của chàng thư sinh mà còn được bộc lộ, thể hiện bằng cử chỉ. Nỗi nhớ đó dù đã được bộc lộ nhưng vẫn “ngổn ngang” không nguôi thể hiện một tình yêu đẹp, mạnh liệt của tâm hồn khi yêu.

Giá trị nghệ thuật Nỗi niềm tương tư

- Sử dụng thể thơ lục bát, kết hợp viết chữ Nôm, yếu tố tự sự, miêu tả đã tạo nên sự thành công của một tác phẩm truyện thơ:

+ Tự sự: Câu chuyện về những ngày tháng tương tư của một chàng trai.

+ Trữ tình: Thể hiện tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ da diết.

Tóm tắt Nỗi niềm tương tư

Tóm tắt Nỗi niềm tương tự - mẫu 1

“Nỗi niềm tương tư” trích trong tập thơ “Bích câu kì ngộ” là nỗi niềm mộng mị mong nhớ về cố nhân của chàng Tú Uyên với nàng tiên nữ giáng trần. Mở đầu đoạn trích là tâm trạng tương tư của chàng với nàng sau khi gặp được nàng ở hội chùa Ngọc Hồi. Để lạc mất dấu nàng, chàng Tú Uyên buồn bã, “Lần trăng ngơ ngẩn ra về”. Tú Uyên nghĩ về người con gái đó mất ăn mất ngủ “giấc hòe chưa nên”. Để rồi nỗi nhớ đó bộc lộ ra ngoài qua cử chỉ, hành động. Chàng “gảy khúc đàn tranh” ngao ngán, tự nâng “chén rượu đào” tâm giao mong một ngày có thể cùng nàng uống chén còn lại. Chàng “ngồi suốt năm canh” để nghe “tiếng đoạn trường”, ngồi “ngắm bóng trăng tàn” hy vọng một ngày có thể gặp lại người trong mộng. Dù đã được bộc lộ nhưng không có nàng ở đây thì lòng chàng vẫn “ngổn ngang” không nguôi. Nỗi nhớ về nàng da diết, buồn tủi đã khiến bầu trời xuân tươi mới nay cũng trở nên “sầu”. Đoạn trích sử dụng thành công bút pháp nghệ thuật gợi hình, gợi cảm thể hiện tấm chân tình của những con người hết lòng hết dạ vì tình yêu, phải chăng đó là tấm chân tình mà bao người hằng mong ước.

Tóm tắt Nỗi niềm tương tự - mẫu 2

“Bích Câu kì ngộ” là tập thơ Nôm viết về sự tích chuyện tình của chàng thư sinh Tú Uyên gặp tiên nữ Giáng Kiều ở Bích Câu rồi ùng nên duyên vợ chồng. Đoạn trích “Nỗi niềm tương tư” chính là khởi đầu cho câu chuyện tình viên mãn đó. Mở đầu đoạn trích là gia cảnh của chàng Tú Uyên cha mẹ mất sớm, một mình sống ở Bích Câu ngày đêm đèn sách làm bạn. Một lần thấy thời tiết Xuân quá đẹp, chàng đi hội chùa Ngọc Hồ thì bỗng dưng trông thấy nàng thiếu nữ xinh đẹp, cứ thế chàng bị cuốn theo bởi dung mạo tuyệt trần đó. Theo được một đoạn thì người thiếu nữ biến mất, chàng ôm tương tư “lần trăng ngơ ngẩn” trở về nhà. Chàng nhớ về nàng cả ngày lẫn đêm, nhớ đến “giấc hòe chưa nên”. Chàng còn mượn cả “khúc đàn tranh”, “chén rượu đào”, mượn cả ánh trăng để tỏ lòng mong nhớ, nỗi nhớ đó da diết như “tiếng đoạn trường”, không biết bao giờ mới được gặp lại cố nhân. Nỗi nhớ về nàng tiếp tục được khắc họa ngày càng ngổn ngang dù đã được tỏ lòng. Dù có thổ lộ nhưng nàng chẳng được nghe thấy thì cũng bằng không. Dù ngày Xuân có vui tươi nhộn nhịp đến đâu nhưng để lỡ nàng là để lỡ cả một đời: “Sầu xuân riêng nặng một người tương tư”. Lời thơ nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình đã thể hiện trọn vẹn nỗi niềm mong nhớ của tình yêu đôi lứa.

Bố cục Nỗi niềm tương tư (Cánh diều) CHÍNH XÁC NHẤT (ảnh 2)

Đọc tác phẩm Nỗi niềm tương tư

Nỗi niềm tương tư

(trích Bích câu kì ngộ)

Vũ Quốc Trân

Lần trăng ngơ ngẩn ra về,

Đèn thông khêu cạn, giấc hoè chưa nên.

Nỗi nàng canh cánh nào quên,

Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là!

Bướm kia vương lấy sầu hoa,

Đoạn tương tư ấy nghĩ mà buồn tênh!

Có khi gây khúc dàn tranh,

Nước non ngao ngán ra tỉnh hoài nhân",

Cầu hoàng tay lựa nên vẫn,

Tương Như lòng ấy, Văn Quân lỏng nào!

Có khi chuốc chén rượu đảo,

Tiệc mời chưa cạn, ngọc giao" đã đầy.

Hơi men không nhắp mà say,

Vui xuân chung cảnh một trời,

Sầu xuân riêng nặng một người tương tư.

Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tỉnh.

Có khi ngồi suốt năm canh,

Mô quyền điểm nguyệt, chuông kinh nện sương,

Lặng nghe những tiếng đoạn trưởng,

Lửa tỉnh dễ đốt, sông Tương khôn hàn.

Có đêm ngắm bóng trắng tin.

Tiếng chim hót sớm, trận nhân bay khuya.

Ngổn ngang cảnh nọ tình kia,

Nỗi riêng, riêng biết, đã dề với ai!

(Bích Câu kỉ ngã, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015)

Xem thêm các bài bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bố cục Lời tiễn dặn

Bố cục Tôi yêu em

Bố cục Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp

Bố cục Trao duyên

Bố cục Đọc Tiểu Thanh Kí

Đánh giá

0

0 đánh giá