Nội dung chính Sóng (chuẩn nhất) | Ngữ văn 11 Cánh diều

130

Với tổng hợp Nội dung chính các tác phẩm Ngữ văn lớp 11 chính xác nhất sách Cánh diều giúp học sinh nắm được Nội dung chính văn bản từ đó học tốt môn Ngữ văn 11.

Nội dung chính Sóng (chuẩn nhất) | Ngữ văn 11 Cánh diều

Bài giảng Ngữ Văn 11 Sóng - Cánh diều

Nội dung chính Sóng

Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

Bố cục Sóng

Sóng có bố cục gồm 4 phần: 

- Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng.

- Phần 2 (2 khổ tiếp theo): Suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu.

- Phần 3 (3 khổ thơ tiếp theo): Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái trong tình yêu.

- Phần 4 (còn lại): Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt.

Nội dung chính Sóng (chuẩn nhất) | Ngữ văn 11 Cánh diều (ảnh 1)

Đọc tác phẩm Sóng

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

 

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngục trẻ

 

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên

 

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

 

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

 

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương

 

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở

 

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

May vẫn bay về xa

 

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

Nội dung chính Sóng (chuẩn nhất) | Ngữ văn 11 Cánh diều (ảnh 2)

Tóm tắt Sóng

Khổ 1 và 2 là bản chất của “sóng” và “em”, đều có sự đối lập lúc dữ dội lúc dịu êm, đó là trạng thái cảm xúc thất thường của người con gái khi yêu. Khổ 3 và 4 là những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu. Tình yêu bắt nguồn từ đâu. Khổ 5 và 6 là nỗi nhớ và lòng thủy chung của người con gái khi yêu. Dù là “Dưới lòng sâu” hay  “trên mặt nước” dù thức hay ngủ thì vẫn hướng về người mình yêu. Khổ 7,8 và 9 là khát vọng tình yêu vĩnh cửu, là khát khao mãnh liệt và chính đáng của người phụ nữ mong muốn được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu” và khát khao hòa nhập tình yêu trong tình yêu chung bao la.

Ý nghĩa nhan đề Sóng

“Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân, phân thân của nhân vật trữ tình. - “Sóng” và “em” là “em” và “sóng”. Hai hình tượng tuy hai mà một, có lúc tách đôi ra để soi chiếu cho nhau, có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng.

Giá trị nội dung Sóng

Bài thơ là sự cảm nhận về tình yêu từ hình tượng sóng với tất cả những sắc thái, cung bậc (nỗi nhớ, sự thủy chung, trắc trở) và cả khát vọng vĩnh cửu hóa tình yêu của một tâm hồn phụ nữ luôn chân thành, khát khao hạnh phúc.

Giá trị nghệ thuật Sóng

- Hình tượng sóng đôi giúp nhà thơ diễn tả những cảm xúc khó nói trong tình yêu.

- Thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp linh hoạt phù hợp trong việc diễn tả các cung bậc, sắc thái cảm xúc khác nhau.

- Ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, dung dị, tinh tế.

Xem thêm các bài Soạn Nội dung chính Ngữ văn 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Nội dung chính Lời tiễn dặn

Nội dung chính Tôi yêu em

Nội dung chính Nỗi niềm tương tư

Nội dung chính Trao duyên

Nội dung chính Đọc Tiểu Thanh Kí

 
Đánh giá

0

0 đánh giá