Bố cục Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (Kết nối tri thức) CHÍNH XÁC NHẤT

369

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu bố cục bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu Ngữ văn lớp 8 bộ Kết nối tri thức chính xác nhất gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như bố cục, nội dung chính và tóm tắt văn bản hay nhất. Từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Bố cục Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (Kết nối tri thức) CHÍNH XÁC NHẤT

Video Bài giảng Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (Kết nối tri thức) Ngữ văn 8

Bố cục Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1: Hai câu thơ đầu. Giới thiệu về khoa thi năm Đinh Dậu.

- Phần 2. Bốn câu thơ tiếp theo. Cảnh trường thi trong thực tế.

- Phần 3. Hai câu thơ còn lại. Thái độ, tâm trạng của nhà thơ.

Nội dung chính Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng.

Ý nghĩa nhan đề Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Bài thơ “Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu” là một đòn trời giáng của Tú Xương vào chế độ thi cử mạt vận, hổ lốn, ô nhục của thời thực dân mới đặt chân cai trị đất nước ta.

Giá trị nội dung Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

- Vịnh khoa thi hương là bài thơ thuộc đề tài thi cử – một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương. Qua việc tái hiện hình ảnh thảm hại của kì thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam, nhà thơ bày tỏ sự xót xa, đau đớn của con người trước tình cảnh thảm hại của các nhà Nho vào thời kì mạt vận của Nho học. 

- Một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu đã được tái hiện lại đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước

Giá trị nghệ thuật Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

- Nghệ thuật đối, đảo ngữ.

- Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm.

Tóm tắt Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Tóm tắt Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu - mẫu 1

Bài thơ miêu tả lễ xướng danh khoa thi Hương tại trường Nam năm 1897, qua đó nói lên nỗi nhục mất nước và niềm chua xót của kẻ sĩ đương thời. “Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu” của Trần Tế Xương là “sử thi” về đời sống nhà nho lúc Tây sang. Đạo học suy đồi, thi cử bát nháo hố lốn, sĩ tử mất hết nhuệ khí, quan trường mất hết nhân cách. Bọn thực dân nghênh ngang đến trường thi là một nỗi ô nhục của nhân tài đất Bắc. Nỗi đau của nhà thơ đã làm thức tỉnh tầng lớp trí thức đương thời.

Tóm tắt Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu - mẫu 2

Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng.

Đọc tác phẩm Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

“Nhà nước ba năm mở một khoa
Trường Nam thi lẫn với trường
Hà Lôi thôi sĩ tử vai đeo
lọ Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
Cờ cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê phết đất mụ đầm ra.
Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông lại nước nhà”.

Xem thêm các bài bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bố cục Nam quốc sơn hà

Bố cục Chiếu dời đô

Bố cục Lai Tân

Bố cục Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng

Bố cục Vịnh cây vông

Đánh giá

0

0 đánh giá