SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 23: Kinh tế Nhật Bản

344

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Địa 11 (Cánh diều) Bài 23: Kinh tế Nhật Bản hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT Địa 11 Bài 23 từ đó học tốt môn Địa 11.

SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 23: Kinh tế Nhật Bản

Dựa vào kiến thức đã học và bảng 23, hãy trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5

 (ảnh 1)

Câu 1 trang 52 SBT Địa Lí 11: Biểu đồ nào thích hợp nhất để thể hiện GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1961 - 2020?

A. Biểu đồ cột.

B. Biểu đồ kết hợp cột và đường.

C. Biểu đồ miền.

D. Biểu đồ tròn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1961 – 2020 là biểu đồ kết hợp cột và đường.

Câu 2 trang 52 SBT Địa Lí 11: Nhận xét nào sau đây đúng với sự tăng trưởng GDP của Nhật Bản?

A. GDP tăng theo cấp số nhân trong giai đoạn 1961 - 2020.

B. GDP có xu hướng giảm trong giai đoạn 2000 - 2020.

C. GDP có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 - 2020.

D. GDP tăng liên tục trong giai đoạn 1961 - 2020.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

GDP của Nhật Bản có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 - 2020.

Câu 3 trang 53 SBT Địa Lí 11: Nhận xét nào sau đây đúng với tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản?

A. Tốc độ tăng trưởng GDP nhanh và cao.

B. Tốc độ tăng trưởng GDP liên tục giảm.

C. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt gần hai con số.

D. Tốc độ tăng trưởng GDP thiếu ổn định và có xu hướng giảm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong giai đoạn 1961 – 2020 thiếu ổn định và có xu hướng giảm.

Câu 4 trang 53 SBT Địa Lí 11: Năm 1961, nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ cao (12 %) là nhờ vào

A. thu hút đầu tư nước ngoài lớn.

B. xuất khẩu nhiều dầu mỏ và khí tự nhiên.

C. thi hành chính sách đóng cửa để phát triển kinh tế.

D. công cuộc tái thiết đất nước, tập trung khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Năm 1961, nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ cao (12 %) là nhờ vào công cuộc tái thiết đất nước, tập trung khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

Câu 5 trang 53 SBT Địa Lí 11: Những năm đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, tốc độ tăng trưởng GDP Nhật Bản giảm mạnh là do

A. ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu mỏ.

B. ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.

C. tập trung chi phí quá lớn vào công nghệ thông tin.

D. không xuất khẩu được hàng hoá đến các thị trường lớn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Những năm đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, tốc độ tăng trưởng GDP Nhật Bản giảm mạnh là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu mỏ.

Quan sát hình 23.1, hãy trả lời các câu hỏi 6, 7

 (ảnh 1)

Câu 6 trang 54 SBT Địa Lí 11: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế Nhật Bản năm 2010 và năm 2020.

B. Sự tăng trưởng của các ngành kinh tế Nhật Bản giai đoạn 2010 - 2020.

C. Tỉ trọng các ngành kinh tế trong GDP của Nhật Bản năm 2020.

D. Cơ cấu GDP của Nhật Bản năm 2010 và năm 2020.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Biểu đồ trên thể hiện cơ cấu GDP của Nhật Bản năm 2010 và năm 2020.

Câu 7 trang 54 SBT Địa Lí 11: Nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu GDP của Nhật Bản trong giai đoạn 2010-2020?

A. Tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ cao.

B. Tỉ trọng của các ngành kinh tế tương đương nhau.

C. Tỉ trọng dịch vụ rất cao, tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản rất thấp.

D. Tỉ trọng công nghiệp, xây dựng tăng nhanh; giảm tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và dịch vụ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nhận xét về cơ cấu GDP của Nhật Bản trong giai đoạn 2010 - 2020: tỉ trọng dịch vụ rất cao (chiếm 69,9% - năm 2020), tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản rất thấp (chiếm 1% - năm 2020)

Câu 8 trang 54 SBT Địa Lí 11: Ghép ý ở cột A với ý ở cột B để thành một câu đúng.

 (ảnh 1)

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1-B

2-A

3-D

4-C

Câu 9 trang 54 SBT Địa Lí 11: Tại sao Nhật Bản chú trọng bảo vệ rừng?

Lời giải:

- Nhật Bản chú trọng bảo vệ rừng vì:

+ 3/4 diện tích đất nước là đồi núi; tỉ lệ che phủ rừng lớn, khoảng 66 % diện tích lãnh thổ năm 2020.

+ Rừng ở Nhật Bản có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.

+ Bảo vệ rừng là để bảo vệ trái đất, tài nguyên sinh vật, nguồn nước ngầm, góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái,....

Câu 10 trang 55 SBT Địa Lí 11: Quan sát hình 23.2 và dựa vào kiến thức đã học, hãy:

 (ảnh 1)

a) Chứng minh sự đa dạng sản phẩm của nông nghiệp Nhật Bản.

b) Nhận xét và lí giải sự phân bố lúa mì và lúa gạo ở Nhật Bản.

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Sản phẩm nông nghiệp Nhật Bản đa dạng: lúa gạo, lúa mì, dâu tằm, điện củ cải đường, cây ăn quả, thuốc lá, chè, bò, lợn, gà,.. )

♦ Yêu cầu b)

- Lúa mì phân bố chủ yếu ở đảo Hô-cai-đô; lúa gạo phân bố ở các đồng bằng ven biển miền Trung và Nam đảo Hôn-su, đảo Xi-cô-cư, đảo Kiu-xiu.

- Nguyên nhân: Do điều kiện sinh thái thích hợp; lúa mì thích hợp với vùng khí hậu ôn đới ở đảo Hô-cai-đô, lúa gạo thích hợp với vùng khí hậu cận nhiệt đới ở miền Trung và Nam Nhật Bản.

Câu 11 trang 55 SBT Địa Lí 11: Tại sao giao thông vận tải đường biển và đường hàng không của Nhật Bản phát triển mạnh?

Lời giải:

- Do vị trí địa lí nằm cách biệt với các quốc gia khác nên muốn phát triển kinh tế và giao thương trên thế giới, Nhật Bản buộc phải tập trung phát triển giao thông vận tải đường biển và đường hàng không.

Xem thêm các bài giải SBT Địa 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản

SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 24: Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản

SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc

SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 27: Thực hành: Viết báo cáo về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá