Phần 3. Viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (trang 18)

466

Với soạn bài Phần 3. Viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (trang 18) Chuyên đề 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Phần 3. Viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (trang 18)

I. Cách triển khai báo cáo

1. Nghiên cứu theo hướng “giải mã”, phân tích giá trị của một tác phẩm hoặc đoạn trích tác phẩm văn học trung đại

Chuẩn bị

- Kiểm tra lại, hệ thống hóa kết quả công việc đã thực hiện ở bước thu thập, xử lí ngữ liệu

- Xác định, sắp xếp các ý kiến trích dẫn theo từng nhóm vấn đề.

Tìm ý, lập đề cương

* Đặt vấn đề

-  Giới thiệu về tác giả: họ tên, năm sinh, năm mất (nếu đã mất), tên chữ/ tên hiệu…, quê quán, dòng tộc, thời đại; cuộc đời và sự nghiệp;…

- Giới thiệu khái quát về tác phẩm (đoạn trích); giới thiệu qua hoặc nhấn mạnh điểm đáng lưu ý về văn bản gốc và các bản phiên âm, dịch chú (nếu có);…

* Giải quyết vấn đề

- Những giới thiệu, tìm hiểu, nghiên cứu về tác phẩm đã có.

- Điểm đáng chú ý về thể loại, ngôn ngữ, cấu trúc,… của tác phẩm.

- Đề tài, chủ đề, cảm hứng của tác phẩm.

- Phân tích, đánh giá những khía cạnh/ phương diện/ vấn đề nội dung nổi bật được thể hiện trong tác phẩm.

- Mối liên hệ giữa nội dung, tư tưởng của tác phẩm với lịch sử, thời đại, xã hội.

- Mối liên hệ về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật giữa tác phẩm đang tìm hiểu với tác phẩm khác (của cùng hay khác tác giả,…).

- Hệ thống hình ảnh, hình tượng, từ ngữ và thủ pháp nghệ thuật nổi bật.

* Kết luận

- Khẳng định giá trị đặc sắc của tác phẩm (đoạn trích).

- Đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo.

* Tài liệu tham khảo

Nêu danh mục các tài liệu được tham khảo, trích dẫn trong bài viết.

Viết

- Cần huy động và linh hoạt lựa chọn, “điều tiết” vốn từ ngữ. Trong báo cáo nghiên cứu, ngôn từ không cần cầu kì, trau chuốt, bay bổng; nên chú ý dùng một cách chuẩn xác các khái niệm, thuật ngữ. Các đại từ nhân xưng nếu được sử dụng phải trung tính.

- Có thể sử dụng cách diễn đạt đa dạng, cấu trúc câu văn linh hoạt để tăng tính hấp dẫn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất cần đảm bảo là sự rõ ràng, mạch lạc.

- Chú ý cách đưa dẫn chứng, trích dẫn phù hợp, xác thực, không dài dòng.

- Phối hợp lời văn với các sơ đồ, biểu đồ, hình minh họa, bảng thống kê,… một cách hợp lí sẽ khiến báo cáo nghiên cứu có sức thuyết phục.

- Việc trích dẫn ngữ liệu và ý kiến nghiên cứu cần đảm bảo đúng quy cách và thống nhất.

Chỉnh sửa, hoàn thiện

- Kiểm soát nội dung luận điểm, bổ sung và điều chỉnh hệ thống ý.

- Kiểm tra sự phù hợp của dẫn chứng, ý kiến trích dẫn, số liệu và các hình ảnh minh họa (nếu có).

- Rà soát các câu văn, đoạn văn để phát hiện các lỗi chính tả, ngữ pháp,… cần chỉnh sửa.

- Kiểm tra các cước chú, trích dẫn, tài liệu tham khảo, đảm bảo hình thức trình bày đúng quy cách.

Tư liệu tham khảo

Bài thơ Thuật hoài của Trần Quang Khải – tác phẩm

tiêu biểu cho hào khí Đại Việt thời Trần

Mở đầu

I. Lí do chọn đề tài

II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

IV. Phương pháp nghiên cứu

Nội dung

I. Về tác giả và hoàn cảnh sáng tác

1. Tác giả

2. Thời điểm sáng tác và hoàn cảnh ra đời của bài thơ

II. Một số vấn đề về văn bản

1. Sơ bộ tìm hiểu các dị bản và cách ghi nhan đề tác phẩm

- Diễn giải, phân tích về cách ghi nhan đề tác phẩm

2. So sánh nội dung bài thơ ở các dị bản và xác định bản đáng tin cậy

- So sánh, đối chiếu về nhận định văn bản.

III. Giải mã văn bản

Phân tích tác phẩm theo trình tự cấu trúc

1. Hai câu đầu

- Kết hợp giải thích từ ngữ và bình luận tư tưởng

2. Hai câu sau

- So sánh với tác phẩm khác

Kết luận

Khẳng định giá trị của tác phẩm

Tài liệu tham khảo

2. Nghiên cứu một hình tượng hoặc một khía cạnh giá trị nội dung tư tưởng trong một hoặc một nhóm tác phẩm văn học trung đại

Chuẩn bị

- Căn cứ đề tài đã chọn và kết quả của bước thu thập, xử lí thông tin để xác định và hệ thống hóa lại các số liệu, dẫn chứng,…

- Lựa chọn các ý kiến trích dẫn xác đáng có thể phục vụ tốt nhất cho việc làm rõ các luận điểm theo đề cương nghiên cứu.

Tìm ý, lập đề cương

* Đặt vấn đề

Giới thiệu được hình tượng hoặc khía cạnh nội dung tư tưởng nổi bật ở tác phẩm nào, của ai.

* Giải quyết vấn đề

- Hình tượng hoặc khía cạnh nội dung tư tưởng ấy có vị trí, ý nghĩa như thế nào trong việc tìm hiểu giá trị của tác phẩm?

- Tài liệu nào, của ai đã đề cập, tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài, vấn đề bạn đang chọn?

- Hình tượng hoặc khía cạnh nội dung tư tưởng ấy có liên quan gì đến đề tài, chủ đề, cảm hứng của tác phẩm?

- Hình tượng hoặc khía cạnh nội dung tư tưởng ấy được thể hiện như thế nào trong tác phẩm?

- Nghệ thuật xây dựng, thể hiện hình tượng hoặc khía cạnh nội dung tư tưởng ấy có những điểm nào đáng chú ý cần đi sâu phân tích, đánh giá?

- Có thể tìm thấy mối liên hệ giữa hình tượng hoặc khía cạnh nội dung, tư tưởng ấy với các yếu tố lịch sử, văn hóa, xã hội,… hay không?

- Mối liên hệ của vấn đề được lựa chọn nghiên cứu với tác phẩm khác (của cùng hoặc khác tác giả)… như thế nào?

* Kết luận

- Khẳng định giá trị đặc sắc của hình tượng hoặc khía cạnh nội dung tư tưởng nổi bật trong một hoặc một nhóm tác phẩm.

- Đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo.

* Tài liệu tham khảo

Nêu danh mục các tài liệu được tham khảo, trích dẫn trong bài viết.

Viết

Thực hiện theo gợi ý đã nêu trong bước viết (trang 19). Lưu ý:

- Loại đề tài này có thể cho bạn nhiều cơ hội để thể hiện năng lực cảm thụ, so sánh, nhận định, đánh giá về nhiều phương diện. Tuy vậy, vẫn cần đảm bảo tính khách quan và xác thực.

- Các tri thức lí luận, các khái niệm, thuật ngữ,… sử dụng trong báo cáo cần có sự điều tiết phù hợp. Chú ý tính cân đối, hài hòa trong việc thể hiện các luận điểm.

Chỉnh sửa, hoàn thiện

Thực hiện theo gợi ý đã nêu trong bước chỉnh sửa, hoàn thiện (trang 20). Lưu ý:

- Đề xuất phương án sửa chữa và tham khảo các ý kiến nhận xét của chuyên gia về văn phong, khái niệm, thuật ngữ để chỉnh sửa cho chính xác.

- Đảm bảo tính logic của các luận điểm và bố cục ý.

Tư liệu tham khảo

“Chí nam nhi” trong bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão

1. Quan niệm về “chí nam nhi”

- Cách nêu vấn đề của bài viết

2. “Chí nam nhi” trong bài thơ Thuật hoài

- Xây dựng hệ thống ý theo mạch nội dung của tác phẩm

- Kết hợp phân tích hình tượng với việc diễn giải các cách hiểu khác nhau với một số từ ngữ.

3. Kết luận

Tài liệu tham khảo

II. Thuyết trình về kết quả báo cáo nghiên cứu

Chuẩn bị

- Không gian thuyết trình và các phương tiện, phương thức minh họa

- Nội dung thuyết trình phù hợp với đối tượng tham dự

- Chuẩn bị nội dung cho hoạt động đối thoại, trao đổi, rút kinh nghiệm

Trình bày

- Chú ý nhấn mạnh những nội dung cốt lõi, những vấn đề mà bạn dự kiến sẽ mang lại sự hứng khởi cũng như có thể tạo ra sự tranh luận sôi nổi.

- Tránh việc đơn thuần đọc lại văn bản hay các slide trình chiếu đã chuẩn bị. Hãy làm chủ bài nói của mình, thuyết phục người nghe bằng sự tự tin, hấp dẫn của kết quả nghiên cứu đã thực hiện.

Lưu ý: “Giao tiếp” với người nghe ngay trong quá trình báo cáo là một nghệ thuật. Hãy tham vấn ý kiến thầy cô/ chuyên gia và tiếp tục tích lũy thêm kinh nghiệm.

Trao đổi

- Nêu các câu hỏi có liên quan đến nội dung thuyết trình.

- Thực hiện đối thoại rõ ràng, mạch lạc xoay quanh nội dung chính của vấn đề đang trao đổi.

- Có thái độ tôn trọng những ý kiến phản biện; cùng thảo luận để tìm ra phương án thống nhất.

Tiếp thu ý kiến, rút kinh nghiệm

- Lắng nghe, ghi chép các ý kiến trao đổi, dù đó có thể là ý kiến khác với điều mình mong muốn. Cần có tinh thần tiếp nhận ý kiến của người khác một cách cầu thị.

- Việc tiếp thu, rút kinh nghiệm có thể diễn ra tức thì tại diễn đàn/ hội thảo,… nhưng cũng có thể diễn ra sau đó.

Xem thêm các bài soạn chuyên đề Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Phần 2. Tập nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

Phần 1. Bản chất xã hội văn hoá của ngôn ngữ

Phần 2. Sự phát triển của ngôn ngữ trong đời sống xã hội

Phần 3. Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong giao tiếp

Phần 1. Đọc về một tác giả văn học

Đánh giá

0

0 đánh giá