Phần II. Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (trang 19)

2.1 K

Với soạn bài Phần II. Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (trang 19) Chuyên đề 1 Ngữ văn 11 Cánh Diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Phần II. Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (trang 19)

1. Thế nào là viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam?

Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam là trình bày và công bố những kết quả đã đạt được trong nghiên cứu một vấn đề của văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Báo cáo kết quả nghiên cứu là một kiểu văn bản thông tin khoa học – thông tin về mục đích, phương pháp, nội dung nghiên cứu và những kết luận khoa học được rút ra trong quá trình nghiên cứu. Nếu báo cáo khoa học nói chung cần phải tường trình công việc nghiên cứu thì báo cáo nghiên cứu chỉ tập trung vào kết quả nghiên cứu.

2. Cách thức viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

2.1. Chuẩn bị

- Sắp xếp, hệ thống hóa các tài liệu đã thu thập được theo nội dung nghiên cứu – những nội dung đã được xác lập từ giả thuyết nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

- Lựa chọn những dẫn chứng sẽ được sử dụng, phân tích trong báo cáo nghiên cứu.

- Lập đề cương/ dàn ý của báo cáo với những phần, chương, đề mục lớn. Thông thường, đề cương/ dàn ý có những phần chính như sau:

+ Phần Mở đầu: Nêu lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu (nếu cần thiết).

+ Phần Nội dung: Nêu nội dung nghiên cứu theo trình tự: phần – chương – mục. Với một báo cáo nghiên cứu có dung lượng vừa phải thì nội dung nghiên cứu chỉ cần giới hạn ở các đề mục lớn.

+ Phần Kết luận: Tóm lược lại kết quả nghiên cứu, nêu hướng nghiên cứu mở rộng, nâng cao tiếp theo (nếu có).

2.2. Viết báo cáo

Viết báo cáo trên cơ sở đề cương/ dàn ý/ Tuy nhiên, nếu nảy sinh những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung so với đề cương thì sẽ điều chỉnh, bổ sung trong khi viết.

Viết nhan đề

Nhan đề cần phải ngắn gọn và rõ ràng, nêu được vấn đề văn học trung đại Việt Nam sẽ trình bày trong báo cáo.

Nếu vấn đề nghiên cứu rộng, cần giới hạn phạm vi thì có thể nêu phạm vi giới hạn trong ngoặc đơn sau nhan đề. Ví dụ: Đặc điểm truyện truyền kì (qua Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ).

Bài tập thực hành 1 (trang 20 Chuyên đề Ngữ văn 11): Hãy viết nhan đề cho một báo cáo nghiên cứu từ những gợi ý ở cột bên trái.

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam | Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Cánh diều

Với gợi ý thứ nhất, các em có thể chọn một trong các nhan đề phù hơp với nội dung nghiên cứu mà bản thân thấy hứng thú, đã từng quan tâm và muốn tìm hiểu. Ví dụ: Đặc điểm nhân vật truyện thơ Nôm; Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện thơ Nôm; Đặc điểm truyện thơ Nôm có yếu tố tự thuật (qua trường hợp Truyện Lục Vân Tiên);…

Trả lời:

Truyện thơ Nôm

Đặc điểm văn bản truyện thơ Nôm (qua Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Thơ Nôm Đường luật

Đặc điểm văn bản truyện thơ Nôm Đường luật (qua Cảnh thu của Hồ Xuân Hương)

Văn chính luận của Nguyễn Trãi

Đặc điểm văn chính luận của Nguyễn Trãi

Ngôn ngữ Truyện Kiều

Đặc điểm ngôn ngữ trong Truyện Kiều.

Viết phần Mở đầu

- Viết lí do chọn vấn đề viết báo cáo: Có thể xuất phát từ những lí do chính như vị trí, tầm quan trọng của vấn đề trong chương trình học tập; tác dụng thiết thức của vấn đề đối với việc học tập của bản thân, đối với xã hội; yêu cầu phải thực hiện một nhiệm vụ học tập; bản thân say mê hứng thú;…

Ví dụ, viết lí do chọn vấn đề báo cáo về Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương. Tác giả Hồ Xuân Hương giữ vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam. Thơ Hồ Xuân Hương được giảng dạy trong nhà trường. Hình tượng người phụ nữ là hình tượng trung tâm, nổi bật, đặc sắc trong thơ Hồ Xuân Hương. Qua hình tượng người phụ nữ, người đọc, người học thấy được giá trị nhân đạo trong sáng tác của “Bà chúa thơ Nôm”.

- Viết mục đích nghiên cứu: Nêu rõ cái đích cần đạt được về nội dung khoa học và tác dụng thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu trả lời câu hỏi “Hướng vào việc gì?”, “Để làm gì”?,…

Ví dụ, viết mục đích nghiên cứu cho báo cáo về Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương. Làm rõ những nội dung viết về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt.

- Viết đối tượng nghiên cứu: Xác định sự vật, hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong đề tài nghiên cứu.

Ví dụ, đối tượng nghiên cứu đề tài Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương: những bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.

- Viết phạm vi nghiên cứu: Xác định giới hạn về phạm vi tài liệu khảo sát, về nội dung nghiên cứu.

Với đề tài Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, có thể giới hạn phạm vi nghiên cứu ở những bài thơ Nôm có chủ đề về người phụ nữ.

- Viết phương pháp nghiên cứu: Cần nêu được tên phương pháp, mục đích sử dụng phương pháp, cách thức tiến hành phương pháp.

Ví dụ, với báo cáo về Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, cần sử dụng một số phương pháp chính: phương pháp khảo sát, hệ thống hóa tư liệu; phương pháp phân tích tác phẩm theo thể loại; phương pháp so sánh. Hoặc viết về phương pháp phân tích tác phẩm theo thể loại: phân tích đặc điểm thơ Đường luật (tác dụng của các yếu tố về kết cấu, nghệ thuật đối, hình ảnh khi thể hiện hình tượng người phụ nữ), phân tích theo đặc điểm thơ trữ tình (chú ý tới chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình là tác giả Hồ Xuân Hương với những cảm xúc, suy tư về người phụ nữ, về chính bản thân mình cũng là một người phụ nữ).

Bài tập thực hành 2 (trang 22 Chuyên đề Ngữ văn 11): Hãy viết lí do chọn vấn đề báo cáo, mục đích, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu cho đề tài “Ngôn ngữ giao tiếp trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du).

Trả lời:

- Lí do: Truyện Kiều là một trong những tuyệt tác văn chương nổi bật trong nền văn học trung đại Việt Nam.Trong tác phẩm, từ Hán Việt, điển cố được sử dụng rất đúng chỗ và sáng tạo. Từ thuần Việt được sử dụng khéo léo, tinh tế. Lời thơ lục bát cổ điển (nhiều tiểu đối, ẩn dụ, phép sóng đôi…) Từ ngữ phong phú, sáng tạo.

- Mục đích: Làm rõ những giá trị nghệ thuật giao tiếp trong tác phẩm Truyện Kiều, giúp cho việc tìm hiểu, nghiêm cứu, cảm nhận tác phẩm tốt hơn.

- Phạm vi nghiên cứu: các truyện thơ Nôm, những bài có sử dụng ngôn ngữ đặc sắc.

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hệ thống hóa tư liệu, phương pháp khảo sát...

Viết phần Nội dung

Phần nội dung là phần trọng tâm của báo cáo.

Khi viết phần nội dung, cần dựa trên cơ sở đề cương để trình bày lần lượt các nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học. Thứ tự nội dung và kết quả nghiên cứu được sắp xếp theo trình tự xuất hiện trước – sau trong mối tương quan của các vấn đề nghiên cứu, hoặc theo mức độ quan trọng của nội dung và kết quả nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu được trình bày theo phạm vi vấn đề từ rộng đến hẹp. Ở những công trình lớn thì bắt đầu từ phần rồi đến chương, từ chương đến các đề mục, từ đề mục đến các tiết mục. Ở những công trình có quy mô vừa phải thì có thể bắt đầu từ chương, quy mô nhỏ thì có thể bắt đầu từ đề mục.

Mỗi tiết mục có thể gồm một hoặc nhiều đoạn văn.

Khi viết, cần phân tích các dẫn chứng để làm sáng tỏ nội dung được trình bày trong báo cáo.

Ví dụ, với báo cáo về Hình tượng người phụ ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương, có thể viết theo trình tự các đề mục/ nội dung sau:

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam | Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Cánh diều

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

Bài tập thực hành 3 (trang 23 Chuyên đề Ngữ văn 11): Viết hoàn chỉnh một trong các nội dung sau ở báo cáo về “Ngôn ngữ giao tiếp trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)”: đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp.

Trả lời:

- Đối tượng giao tiếp: Các nhân vật như Kiều, Thúy Vân, Trương Sinh, Mã Giám sinh...

- Hoàn cảnh giao tiếp: Gặp mặt, trao duyên....

- Nội dung giao tiếp: Lợi tâm tình, lời trao đổi, lời bộc lộ....

Viết phần Kết luận

Phần Kết luận cần khái quát ngắn gọn những kết quả nghiên cứu, nêu hướng mở rộng vấn đề nghiên cứu (nếu có).

Ví dụ, với báo cáo về Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, có thể khái quát những kết luận rút ra từ phần nội dung nghiên cứu: tiếng nói của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói cảm thương trước bi kịch, đồng tình trước khát vọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ, tiếng nói tự ý thức cá nhan của Hồ Xuân Hương. Hình tượng người phụ nữ góp phần khẳng định giá trị nhân đạo của thơ Hồ Xuân Hương. Hướng mở rộng vấn đề nghiên cứu tiếp theo: Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của tác giả khác (Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu,…) hoặc hình tượng người phụ nữ trong thể loại văn học khác (thể loại truyện thơ, thể loại truyện kí,…)

Bài tập thực hành 4 (trang 23 Chuyên đề Ngữ văn 11): Viết phần Kết luận cho báo cáo về “Ngôn ngữ giao tiếp trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du).

Trả lời:

- Ngôn ngữ hội thoại trong Truyện Kiều đã vượt lên hẳn so với các tác phẩm cùng thể loại, cùng thời đại và thậm chí khác thời đại của Nguyễn Du. Đó là ngôn ngữ gắn với lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng nhân dân.

- Ngôn ngữ lập luận đã được các nhân vật sử dụng một cách linh hoạt trong nhiều tình huống giao tiếp khác nhau và đã phát huy tác dụng tích cực của nó.

- Các nhân vật ấy đã vận dụng một cách uyển chuyển các phương châm, biện pháp, yếu tố của chiến lược giao tiếp khi tham gia hội thoại làm cho những cuộc thoại có mặt họ trở nên nhuần nhị, nhanh chóng đạt được hiệu đích giao tiếp và trở thành một trong những mẫu mực về hội thoại mà các nhà ngữ dụng học cần phải quan tâm nghiên cứu.

Thông qua các động từ nói năng này và ngôn ngữ hội thoại độc đáo, Nguyễn Du đã khắc hoạ thành công tính cách nhân vật trong Truyện Kiều.

Trình bày phần Tài liệu tham khảo

Nêu các tài liệu đã được tham khảo hoặc sử dụng trong quá trình viết báo cáo.

Tài liệu tham khảo trình bày theo các nhóm: tiếng Việt và tiếng nước ngoại (nếu có), theo tài liệu in và tài liệu mạng (nếu có).

Các tài liệu được sắp xếp thứ tự theo a,b,c,…tên hoặc họ tác giả, người chủ biên. Nếu công trình tập hợp nhiều tác giả thì lấy chữ cái đầu của tên sách để sắp xếp thứ tự.

Mỗi tài liệu cần nêu theo trình tự: tên tác giả, năm xuất bản tài liệu (đặt trong ngoặc đơn), tên tài liệu (in nghiêng), nhà xuất bản, nơi xuất bản (nếu có). Với các bài báo, tạp chí thì tên bài báo đặt trong ngoặc kép, nên tên tạp chí (in nghiêng), số tạp chí, số trang của bài báo.

Ví dụ, tài liệu tham khảo của báo cáo về Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Xuân Diệu (1998), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tái bản, NXB Văn học, Hà Nội.

2. Hồ Xuân Hương – Về tác giả và tác phẩm (2010), Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh tuyển chọn, NXB Giáo dục Việt Nam.

3. Đặng Thanh Lê (1983), “Hồ Xuân Hương – bài thơ Mời trầu, cộng đồng truyền thống và cá tính sáng tạo trong mối quan hệ văn học dân gian – văn học viết”, Tạp chí Văn học, số 5, trang 68 – 79.

4. Thơ Hồ Xuân Hương (1982), Nguyễn Lộc tuyển chọn và giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội.

Bài tập thực hành 5 (trang 24 Chuyên đề Ngữ văn 11): Lập thư mục Tài liệu tham khảo cho báo cáo về “Ngôn ngữ giao tiếp trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)” (Học sinh tìm đọc và bổ sung thêm ba tài liệu vào Tài liệu tham khảo đã có ở trang 19).

Trả lời:

1. Chu Thị Thuỷ An (1996), Ngữ nghĩa và cách thể hiện lời đáp trong hội thoại, Luận án Thạc sĩ Khoa Ngữ văn, Vinh.

2. Trần Thị Vân Anh (2006), Quan hệ thời gian theo kiểu trùng ứng - một định hướng cho việc phân tích Truyện Kiều, Ngữ học trẻ 2006, tr.300-304.

3. Đỗ Hữu Châu (1995), Giáo trình giản yếu về ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương Ngôn ngữ học, Tập 2: Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Hoàng Cao Cương (2007), Cơ sở kết nối lời tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8.

6. Đinh Trần Cương (1991), Một số ý kiến về chữ nghĩa Truyện Kiều, Tạp chí Hán Nôm, số 1, tr.67-72.

Trình bày phần Phụ lục (nếu có)

Phần Phụ lục tách riêng, đặt cuối báo cáo, chứa những thông tin bổ sung liên quan tới báo cáo (phần chính văn). Phụ lục thường là các số liệu, bảng biểu, các thông tin bổ sung khác, được trình bày bằng văn bản hoặc hình ảnh, video (đường link),…để hỗ trợ cho báo cáo, làm cho báo cáo trở nên thuyết phục hơn. Phần Phụ lục có thể tách ra thành nhiều phụ lục thì cần đánh số ở đầu mỗi phụ lục và ghi tiêu đề cho phụ lục nhỏ. Việc sắp xếp hệ thống các phụ lục nhỏ cần hợp lí và mang tính khoa học.

Ví dụ, Phụ lục của báo cáo về Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương có thể gồm các bảng thống kê, phân loại các bài thơ, câu thơ theo hệ thống vấn đề: Bi kịch người phụ nữ, Vẻ đẹp của người phụ nữ, Khát vọng của người phụ nữ,…Có thể cung cấp đường link để người đọc tham khảo những đoạn video sân khấu hóa bài thơ Bánh trôi nước, hoạt cảnh thể hiện người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương,…

2.3. Chỉnh sửa báo cáo và công bố báo cáo

Về cách chỉnh sửa báo cáo và các hình thức công bố báo cáo, các em đã được học ở Chuyên đề 1 trong Chuyên đề học tập Ngữ văn 10. Các em có thể vận dụng những điều đã học để chỉnh sửa và công bố báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

3. Thực hành viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

Bài tập thực hành (trang 25 Chuyên đề Ngữ văn 11): Viết hoàn chỉnh báo cáo về “Ngôn ngữ giao tiếp trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)”.

Trả lời:

Viết báo cáo dựa trên những gợi ý các bước ở mục "Cách thức viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn hoc trung đại Việt Nam".

Câu hỏi 1 (trang 25 Chuyên đề Ngữ văn 11): Thế nào là viết báo cáo một vấn đề văn học trung đại Việt Nam?

Trả lời:

Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam là trình bày và công bố những kết quả đã đạt được trong nghiên cứu một vấn đề của văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

Câu hỏi 2 (trang 25 Chuyên đề Ngữ văn 11): Nêu các bước tiến hành viết báo cáo một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

Trả lời:

1. Chuẩn bị

- Sắp xếp, hệ thống các tài liệu đã thu thập được theo nội dung nghiên cứu – những nội dung đã được xác lập từ giả thiết nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại

Việt Nam.

- Lựa chọn những dẫn chứng sẽ được sử dụng, phân tích trong báo cáo nghiên cứu. – Lập đề cương / dàn ý của báo cáo với những phần, chương, đề mục lớn. Thông thường, đề cương / dàn ý thường có những phần chính:

+ Phần Mở đầu: nêu lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu (nếu cần thiết).

+ Phần Nội dung: nêu nội dung nghiên cứu theo trình tự: phần – chương – mục. Với một báo cáo nghiên cứu có dung lượng vừa phải thì nội dung nghiên cứu chỉ cần giới hạn ở các đề mục lớn.

+ Phần Kết luận: tóm lược lại kết quả nghiên cứu, nêu hướng nghiên cứu mở rộng, nâng cao tiếp theo (nếu có).

2.Viết báo cáo

Viết báo cáo trên cơ sở đề cương / dàn ý. Tuy nhiên, có thể nảy sinh những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung so với đề cương thì sẽ điều chỉnh, bổ sung trong khi viết.

Câu hỏi 3 (trang 25 Chuyên đề Ngữ văn 11): Tự chọn một vấn đề văn học trung đại Việt Nam và thực hành các công việc:

a) Lập đề cương của báo cáo.

b) Viết phần nội dung của báo cáo.

Trả lời:

- Về tác giả có thể chọn đề tài: Dấu ấn tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thơ Lục Vân Tiên.

- Thu thập tài liệu: Các tài liệu viết về tác phậm, thể loại, tác giả, thời đại, bối cảnh văn hóa - xã hội liên quan đến đề tài. Đó có thể là sách/ luận văn,luận án/ báo in,..

- Đọc, xử lí tài liệu: lưu trữ hợp lí, sắp xếp gọn gàng để tiện sử dụng.

- Xác lập câu hỏi và giả thiết nghiên cứu:

- Câu hỏi nghiên cứu: Có hay không sự tương đồng giữa Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn thuật hoài của Phạm Ngũ Lão? Nếu có thì nhân tố nào đã quy định sự tương đồng giữa hai tác phẩm vốn rất khác nhau về thể loại ấy?

- Giả thuyết nghiên cứu: Chủ nghĩa yêu nước anh hùng trong đời sống dân tộc thời Trần đã thổi hào khí vào tâm hồn con người văn học.

Xem thêm các bài soạn chuyên đề Ngữ văn 11 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Phần I. Nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

Phần III. Thuyết trình một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

Phần I. Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ

Phần II. Yếu tố mới và sự vận dụng những yếu tố mới của ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại

Phần I. Sự nghiệp văn chương và phong cách nghệ thuật của tác giả văn học

Đánh giá

0

0 đánh giá