Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 13, 14, 15, 16 Bài 2: Ngày hôm qua đâu rồi? Kết nối tri thức với cuộc sống gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Nghe - Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:
Tiếng Việt lớp 2 trang 13, 14 Đọc: Ngày hôm qua đâu rồi
Tiếng Việt lớp 2 trang 13 Khởi động: Kể lại những việc em đã làm ngày hôm qua
Phương pháp giải:
Em nhớ lại những việc mà em đã làm ngày hôm qua.
Lời giải:
Những việc mà em đã làm ngày hôm qua đó là:
- Học trên lớp
- Làm bài tập về nhà
- Luyện đàn pi-a-nô
Tiếng Việt lớp 2 trang 13 Đọc: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
Em cầm tờ lịch cũ:
- Ngày hôm qua đâu rồi?
Ra ngoài sân hỏi bố
Xoa đầu em, bố cười.
- Ngày hôm qua ở lại
Trên cành hoa trong vườn
Nụ hồng lớn lên mãi
Đợi đến ngày toả hương.
- Ngày hôm qua ở lại
Trong hạt lúa mẹ trồng
Cánh đồng chờ gặt hái
Chín vàng màu ước mong.
– Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn.
(Bế Kiến Quốc)
Tiếng Việt lớp 2 trang 14 Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bạn nhỏ đã hỏi bố điều gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ nhất.
Lời giải:
Bạn nhỏ đã hỏi bố là: Ngày hôm qua đâu rồi?
Câu 2: Theo lời bố, ngày hôm qua ở lại những đâu?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ 2, 3, 4
Lời giải:
Theo lời bố, ngày hôm qua ở lại:
- Trên cành hoa trong vườn
- Trong hạt lúa mẹ trồng
- Trong vở hồng của em
Câu 3: Trong khổ thơ cuối, bố đã dặn bạn nhỏ làm gì để "ngày qua vẫn còn"?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ cuối, chú ý lời bố nhắn nhủ với bạn nhỏ
Lời giải:
Trong khổ cuối, để “ngày qua vẫn còn” bố đã dặn bạn nhỏ là phải học hành chăm chỉ.
Tiếng Việt lớp 2 trang 14 Luyện tập theo văn bản đọc:
Câu 1: Dựa vào tranh minh họa bài đọc, tìm từ ngữ chỉ người, chỉ vật
M: - mẹ
- cánh đồng
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ bức tranh, có thể đọc lại bài thơ để tìm từ ngữ chỉ người, chỉ vật
Lời giải:
Tìm từ ngữ chỉ người, vật
- Những từ ngữ chỉ người: mẹ, con, bố
- Những từ ngữ chỉ vật: lịch, cánh đồng, hoa hồng, vở, cây lúa, vườn.
Câu 2: Đặt 2 câu với từ ngữ tìm được ở bài tập 1
M: Cánh đồng rộng mênh mông.
Phương pháp giải:
Em chọn 2 từ tìm được ở bài tập 1 và đặt câu với 2 từ đó
Lời giải:
Đặt câu
- Mẹ đang gặt lúa trên cánh đồng.
- Bố dạy con điều hay, lẽ phải.
- Con nghe lời bố mẹ.
- Lịch được treo trên tường.
- Cánh đồng thơm hương lúa chín.
- Hoa hồng nở rực rỡ.
- Bé giữ gìn vở sạch sẽ.
- Cây lúa nặng trĩu bông.
- Vườn rộn tiếng chim ca.
Nội dung: Thông qua hình thức trò chuyện giữa bố và con, bằng ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên mà sâu lắng, tác giả muốn gửi tới bạn đọc thông điệp hãy biết quý trọng thời gian và luôn luôn làm tốt các công việc của ngày hôm nay, hôm qua và ngày mai.
Tiếng Việt lớp 2 trang 14 Viết: Nghe - Viết: Ngày hôm qua đâu rồi
Tiếng Việt lớp 2 trang 14 Câu 1: Nghe – viết: Ngày hôm qua đâu rồi? (2 khổ thơ cuối)
Ngày hôm qua đâu rồi?
- Ngày hôm qua ở lại
Trong hạt lúa mẹ trồng
Cánh đồng chờ gặt hái
Chín vàng màu ước mong.
– Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn.
Tiếng Việt lớp 2 trang 14 Câu 2: Tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc tên các chữ cái:
Phương pháp giải:
Em quan sát cách đọc tên chữ cái ở cột thứ 3 rồi điền chữ cái tương ứng vào cột thứ hai.
Lời giải:
Tiếng Việt lớp 2 trang 14 Câu 3: Sắp xếp các chữ cái dưới đây theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái:
Phương pháp giải:
Em xem lại thứ tự các chữ cái trong bảng ở bài tập 2 rồi ứng dụng và sắp xếp
Lời giải:
Sắp xếp các chữ cái đã cho theo thứ tự bảng chữ cái: a, b, c, d, đ, ê
Tiếng Việt lớp 2 trang 15, 16 Luyện tập
Tiếng Việt lớp 2 trang 15 Luyện từ và câu:
Câu 1: Nhìn tranh, tìm từ ngữ:
a. Chỉ sự vật
- Chỉ người: học sinh,…
- Chỉ vật: cặp sách,…
b. Chỉ hoạt động: đi học,…
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ các bức tranh: Chú ý trang phục, cử chỉ, các vật dụng đi kèm với người và vật trong tranh.
Lời giải:
a. Chỉ sự vật
- Chỉ người: học sinh, giáo viên, bạn nữ, bác sĩ
- Chỉ vật: cặp sách, mũ, khăn mặt, bảng, quần áo, lược, ống nghe, kính cận, sổ khám bệnh, sách, giày
b. Chỉ hoạt động: đi học, giảng bài, viết bảng, chải đầu
Câu 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ hai cột để ghép cho thích hợp.
Lời giải:
Câu 3: Đặt một câu giới thiệu theo mẫu ở bài tập 2.
Phương pháp giải:
Dựa vào câu giới thiệu đã tạo được ở bài tập 2, em có thể giới thiệu về bản thân mình hoặc giới thiệu về những người xung quanh mình.
Lời giải:
Tham khảo:
- Em là học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai.
- Em là học sinh lớp 2.
- Bố em là kĩ sư cầu đường.
- Mẹ em là giáo viên.
- Chú em là công nhân nhà máy dệt.
Tiếng Việt lớp 2 trang 16 Luyện viết đoạn:
Câu 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
a. Bình và Khang gặp nhau và chào nhau ở đâu?
b. Khang đã giới thiệu những gì về mình?
Phương pháp giải:
a. Em quan sát kĩ tranh, chú ý khung cảnh nơi hai bạn đang đứng xem đó là ở đâu.
b. Em đọc kĩ những câu trong bóng nói của bạn nam mặc áo màu vàng, quần xanh.
Lời giải:
a. Bình và Khang gặp nhau và chào nhau ở sân bóng.
b. Những điều mà Khang đã giới thiệu về mình đó là: Tên, lớp, sở thích
- Tên: Tớ tên là Khang.
- Lớp: học lớp 2C.
- Sở thích: Tớ rất thích đá bóng.
Câu 2: Viết 2 – 3 câu tự giới thiệu về bản thân:
G:
- Họ và tên của em là gì?
- Em học lớp nào, trường nào?
- Sở thích của em là gì?
Phương pháp giải:
Em dựa vào phần gợi ý trong sách để viết lời giới thiệu về bản thân mình.
Lời giải:
* Cách 1:
Em tên là Nguyễn Bích Ngọc. Em học lớp 2A, trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai. Em rất thích vẽ tranh.
* Cách 2:
Tên em là Nguyễn Thành Nam. Em là học sinh lớp 2B, trường Tiểu học Nguyễn Du. Sở thích của em là đá bóng.
Tiếng Việt lớp 2 trang 16 Đọc mở rộng: Chủ đề thiếu nhi
Tiếng Việt lớp 2 trang 16 Câu 1: Tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện viết về thiếu nhi. Nói với các bạn về tên bài thơ, câu chuyện và tên tác giả.
Phương pháp giải:
Em tự tìm một bài thơ, câu chuyện rồi giới thiệu:
- Tên
- Tác giả
Lời giải:
Gần đây, mình đã đọc bài thơ “Sao không về Vàng ơi?” của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Tiếng Việt lớp 2 trang 16 Câu 2: Đọc một số câu thơ hay cho các bạn nghe.
Lời giải:
Ví dụ:
Tao đi học về nhà
Là mày chạy xồ ra
Đầu tiên mày rối rít
Cái đuôi mừng ngoáy tít
Rồi mày lắc cái đầu
Khịt khịt mũi, rung râu
Rồi mày nhún chân sau
Chân trước chồm, mày bắt
Bắt tay tao rất chặt
Thế là mày tất bật
Đưa vội tao vào nhà
Dù tao đi đâu xa
Cũng nhớ mày lắm đấy
Hôm nay tao bỗng thấy
Cái cổng rộng thế này!
Vì không thấy bóng mày
Nằm chờ tao trước cửa
Không nghe tiếng mày sủa
Như những buổi trưa nào
Không thấy mày đón tao
Cái đuôi vàng ngoáy tít
Cái mũi đen khịt khịt
Mày không bắt tay tao
Tay tao buồn làm sao!
Sao không về hả chó?
Nghe bom thằng Mỹ nổ
Mày bỏ chạy đi đâu?
Tao chờ mày đã lâu
Cơm phần mày để cửa
Sao không về hả chó?
Tao nhớ mày lắm đó
Vàng ơi là Vàng ơi!
(Sao không về Vàng ơi? – Trần Đăng Khoa – 1967)
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.