Toptailieu.vn trân trọng giới thiệu bộ Giáo án Vật lí 11 Cánh diều mới nhất được biên soạn đầy đủ bám sát chuẩn của Bộ Giáo dục. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Vật lí 11 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Vật lí 11 (Cánh diều 2023) Bài 2: Một số dao động điều hoà thường gặp
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được cấu tạo của con lắc đơn, con lắc lò xo
- Vận dụng được các công thức về chu kì, tần số của con lắc đơn, con lắc lò xo.
- Vận dụng được các phương trình về li độ, vận tốc và gia tốc của dao động điều hoà
- Vận dụng được phương trình của dao động điều hoà.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm nghiên cứu cấu tạo của con lắc đơn, con lắc lò xo, giải các ví dụ minh hoạ.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được các đại lượng, biểu thức liên quan đến con lắc đơn, con lắc lò xo, các phương trình liên quan của dao động điều hòa.
Năng lực vật lí:
- Nhận thức vật lí
• Nêu được cấu tạo: con lắc đơn, con lắc lò xo.
- Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí:
• Thực hiện thí nghiệm đơn giản tạo ra được dao động của con lắc đơn, con lắc lò xo.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
• Vận dụng được các khái niệm: chu kì, tần số của con lắc đơn, con lắc lò xo.
• Sử dụng các công thức liên quan để giải các bài toán.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thực hành
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Ảnh hoặc video về một số hiện tượng được đề cập đến trong SGK: dao động của con lắc lò xo, con lắc đơn.
- Máy chiếu, máy tính (nếu có).
2. Đối với học sinh:
- Sách giáo khoa
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thông qua một số ví dụ trong thực tiễn về một số vật dao động để HS có được khái niệm ban đầu về dao động của con lắc đơn, con lắc lò xo.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình về chuyển động trong cuộc sống, thảo luận, mô tả về dao động của con lắc đơn, con lắc lò xo.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra, mô tả về dao động của con lắc đơn, con lắc lò xo.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề: Trong bài học trước, chúng ta đã tìm hiểu dao động điều hoà và định nghĩa các đại lượng mô tả dao động điều hoà. Trong bài học này, chúng ta sẽ sử dụng các đại lượng đó để mô tả một số dao động điều hoà thường gặp trong cuộc sống. Ở hình 2.1, trong điều kiện không có lực cản, dao động của quả cầu với biên độ nhỏ là một ví dụ về dao động điều hoà. Mô tả dao động điều hoà này như thế nào?
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về những chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng.
- GV chiếu video/ hình ảnh về dao động cho HS quan sát
+ Dao động của đồng hồ quả lắc
+ Đồ chơi thú nhún
- GV giới thiệu với HS: Chuyển động của những vật này được gọi là dao động cơ học của con lắc đơn
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận:
+ Mô tả dao động như thế nào?
+ Dao động của con lắc đơn có những đặc điểm gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, hình ảnh và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời rồi dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 2: Một số dao động điều hoà thường gặp.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về dao động của con lắc đơn
a. Mục tiêu:
- HS làm thí nghiệm đơn giản tạo ra được dao động của con lắc đơn.
b. Nội dung: GV cho HS làm thí nghiệm và thực hiện các hoạt động theo SGK để tìm hiểu cấu tạo, chu kì của con lắc đơn.
c. Sản phẩm học tập: Rút ra được cấu tạo con lắc đơn, công thức chu kì của con lắc đơn.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cấu tạo con lắc đơn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 6 đến 8 nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, yêu cầu HS làm việc nhóm theo hướng dẫn của GV: chuẩn bị một vật nhỏ khối lượng m, một dây treo có chiều dài l không giãn. Kéo vật lệch khỏi VTBC một đoạn rồi quan sát chuyển động.
- GV theo dõi các nhóm, kịp thời giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn và động viên các nhóm. - GV yêu cầu đại diện các nhóm mô tả chuyển động của quả cầu trong thí nghiệm. - GV nhận xét, chiếu sơ đồ biểu diễn chuyển động của quả cầu nhỏ và giải thích cho HS về chuyển động của quả cầu trong thí nghiệm.
- GV kết luận với HS về khái niệm dao động Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm thực hành thí nghiệm tạo ra dao động của con lắc đơn và mô tả lại dao động - HS chú ý lắng nghe GV giảng bài, tìm câu trả lời cho các câu hỏi mà GV yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm mô tả dao động của quả cầu. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời, mỗi HS trả lời 1 câu. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chu kì con lắc đơn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung trong SGK và trình bày lại công thức tính chu kì của con lắc đơn. - GV yêu cầu HS cho biết chu kì con lắc đơn phụ thuộc vào yếu tố nào?
- GV yêu cầu HS trả lời CH1 – tr19: Con lắc đơn trong đồng hồ quả lắc ở Hình 2.2 gồm một thanh nhẹ có chiều dài 0,994 m. Tính chu kì dao động của con lắc nếu đồng hồ được đặt ở nơi có gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chú ý lắng nghe GV giảng bài, tìm câu trả lời cho các câu hỏi mà GV yêu cầu. |
I. CON LẮC ĐƠN 1. Cấu tạo của con lắc đơn Con lắc đơn gồm một vật nhỏ, khối lượng m, treo ở đầu một sơi dây mảnh hoặc thanh nhẹ không giãn có chiều dài l. Nếu con lắc chỉ chịu tác dụng của trọng lực, khi vật ở vị trí cân bằng, dây treo có phương thẳng đứng. Con lắc đơn được biểu diễn trong hình 2.1 sẽ thực hiện dao động điều hoà sau khi quả cầu được kéo lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn nhỏ rồi buông tay.
2. Chu kì của con lắc đơn - Chu kì dao động của con lắc đơn không phụ thuộc vào biên độ dao động mà chỉ phụ thuộc vào chiều dài dây treo và gia tốc rơi tự do tại nơi treo con lắc.
Trong đó: - T: chu kì dao động của con lắc đơn, đơn vị là s - l: chiều dài dây treo, đơn vị là m - g: gia tốc rơi tự do tại nơi treo con lắc, đơn vị là m/s2. CH1 – tr19
|
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 17 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Vật Lí 11 Bài 2 Cánh diều.
Để mua Giáo án Vật lí 11 Bài 2 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:
Xem thêm Giáo án Vật lí 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.