SBT Vật lí 11 (Cánh diều) Chủ đề 1: Dao động

393

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Vật lí 11 (Cánh diều) Chủ đề 1: Dao động hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi từ đó học tốt môn Vật lý 11.  

SBT Vật lí 11 (Cánh diều) Chủ đề 1: Dao động

Bài 1.1 trang 7 SBT Vật lí 11: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về chuyển động của một vật dao động điều hòa?

A. Khi vật ở vị trí biên, vận tốc của nó cực đại.

B. Khi vật ở vị trí cân bằng, gia tốc của nó cực đại.

C. Khi vật ở vị trí biên, gia tốc của nó bằng không.

D. Khi vật ở vị trí cân bằng, tốc độ của nó cực đại.

Lời giải:

Đáp án: D. Khi vật ở vị trí cân bằng, tốc độ của nó cực đại.

Bài 1.2 trang 8 SBT Vật lí 11: Khi nói về gia tốc của vật dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Gia tốc của vật dao động điều hòa luôn không đổi theo thời gian.

B. Gia tốc của vật dao động điều hòa đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.

C. Tỉ lệ nghịch với li độ.

D. Gia tốc của vật dao động điều hòa đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

Lời giải:

Đáp án: B. Gia tốc của vật dao động điều hòa đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.

Bài 1.3 trang 8 SBT Vật lí 11: Cho đồ thị li độ - thời gian của một vật dao động điều hòa như Hình 1.3. Thông tin nào dưới đây là đúng?

 (ảnh 1)

A. Biên độ của dao động là 10 cm.

B. Tần số của dao động là 10 Hz.

C. Chu kì của dao động là 10 s.

D. Tần số góc của dao động là 0,1 rad/s.

Lời giải:

Biên độ của dao động là 5 cm.

Chu kì của dao động là 10 s.

Tần số của dao động là f=1T=110=0,1Hz

Tần số góc của dao động ω=2πT=2π10=0,63rad/s

Đáp án: C. Chu kì của dao động là 10 s.

Bài 1.4 trang 8 SBT Vật lí 11: Một vật dao động điều hòa với phương trình x=4cos5t (cm) (t tính bằng s). Tốc độ của vật khi đi qua vị trí cân bằng là

A. 50 cm/s

B. 20 cm/s.

C. 100 cm/s.

D. 80 cm/s.

Lời giải:

Phương trình li độ của vật là: x=4cos5t.

Khi vật đi qua VTCB,

v=vmax=±ωA=±5.4=±20cm/s

Tốc độ là độ lớn của vận tốc.

Vậy tốc độ của vật là 20 cm/s.

Đáp án: B. 20 cm/s.

Bài 1.5 trang 8 SBT Vật lí 11: Sau khi chạy một quãng đường ngắn, nhịp tim của một bạn học sinh là 96 nhịp mỗi phút. Tần số đập của tim bạn học sinh đó là:

A. 96 Hz.

B. 1,6 Hz.

C. 0,67 Hz.

D. 0,010 Hz.

Lời giải:

Tần số đập của tim bạn học sinh đó là:

f=9,660=1,6Hz

Đáp án: B. 1,6 Hz.

Bài 1.6 trang 8 SBT Vật lí 11: Trong ba đồ thị ở Hình 1.4, đồ thị nào mô tả vật dao động điều hòa? Giải thích vì sao.

 (ảnh 2)

Lời giải:

Đồ thị 1 không mô tả vật dao động điều hòa vì dựa vào đồ thị, ta thấy chu kì giảm dần theo thời gian.

Đồ thị 2 mô tả vật dao động điều hòa vì dựa vào đồ thị, ta thấy gia tốc a tỉ lệ thuận với li độ -x.

Đồ thị 3 không mô tả vật dao động điều hòa vì dựa vào đồ thị, ta thấy biên độ thay đổi theo thời gian.

Đáp án: Đồ thị 2

Bài 1.7 trang 9 SBT Vật lí 11: Âm thoa y tế như trong Hình 1.5 được sử dụng để phát hiện triệu chứng giảm sự nhạy cảm với các rung động – một biểu hiện của chứng rối loạn thần kinh. Âm thoa này có tần số 128 Hz. Chu kì dao động của âm thoa là bao nhiêu.

 (ảnh 3) 

Lời giải:

Chu kì dao động của âm thoa là:

T=1f=1128=7,8125.103s=7,8125ms

Đáp án: 7,8125 ms

Bài 1.8 trang 9 SBT Vật lí 11Một nguyên tử trong tinh thể dao động điều hòa với tần số 1,0.1014 Hz. Biên độ dao động của nguyên tử đó là 2,0.10-12 m. Xác định:

a) Tốc độ cực đại của nguyên tử.

b) Gia tốc cực đại của nguyên tử.

Lời giải:

Nguyên tử đó dao động với tần số góc:

ω=2πf=2π.1014rad/s

a) Tốc độ dao động cực đại của nguyên tử:

vmax=ωA=2π.1014.2.1012=4π1012=400πm/s

b) Gia tốc cực đại của nguyên tử:

amax=ω2A=(2π.1014)2.2.1012=8π21016m/s2

Bài 1.9 trang 9 SBT Vật lí 11: Cho hai dao động điều hòa (1) và (2) có đồ thị li độ - thời gian như Hình 1.6. Xác định:

a) Biên độ, chu kì, tẩn số của mỗi dao động.

b) Độ lệch pha của hai dao động tính theo đơn vị độ và rad.

 (ảnh 4) 

Lời giải:

a) Từ đồ thị ta thấy:

Xét dao động điều hòa (1)

- Biên độ dao động là giá trị lớn nhất của li độ: A = 15 cm

- Chu kì dao động của vật: T = 60 ms

- Tần số dao động của vật: f=1T=160.103=16,7Hz

Xét dao động điều hòa (2)

- Biên độ dao động là giá trị lớn nhất của li độ: A = 15 cm

- Chu kì dao động của vật: T = 60 ms

- Tần số dao động của vật: f=1T=160.103=16,7Hz

b) Hai vật dao động cùng chu kì T.

Từ đồ thị, ta thấy độ lệch thời gian của hai dao động khi cùng một trạng thái là:

Δt=17ms

Độ lệch pha của hai dao động là:

Δφ=ΔtT=1760 dao động

Độ lệch pha tính theo đơn vị độ: Δφ=1760.360o=102o

Độ lệch pha tính theo đơn vị rad: Δφ=1760.2π=17π30rad

Bài 1.10 trang 9 SBT Vật lí 11: Bố trí thí nghiệm như trong Hình 1.7. Vật có khối lượng m được gắn chặt vào một đầu thước kẻ và cho dao động điều hòa tự do dưới tác dụng của cú gảy ban đầu. Một máy đo gia tốc được gắn với vật giúp ta xác định được gia tốc của nó ở các vị trí khác nhau. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của gia tốc vào li độ được cho như trong Hình 1.8.

 (ảnh 5)

a) Giải thích tại sao đồ thị có dạng đường thẳng với độ dốc âm.

b) Từ đồ thị xác định biên độ và gia tốc cực đại của vật.

c) Xác định tần số góc và chu kì dao động của vật.

 (ảnh 6) 

Lời giải:

a) Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa gia tốc và li độ bằng phương trình a=ω2xvới ωkhông đổi. Nên độ dốc của đồ thị là: ω2<0

Vì vậy, đồ thị có dạng đường thẳng với độ dốc âm.

b) Từ đồ thị, dễ thấy biên độ của vật là A = 2 cm, gia tốc cực đại của vật là a = 4 cm/s2.

c) Tần số góc của vật là :

ω2=amaxx=42=2

ω=2rad/s

Chu kì dao động của vật là :

T=2πω=2π2=π2s

Bài 1.11 trang 10 SBT Vật lí 11: Một vật dao động điều hòa với tần số 60,0 Hz và biên độ 2,50 cm. Tính tốc độ của vật khi nó ở li độ 0,800 cm.

Lời giải:

Tần số góc của vật là : ω=2πf=2π.60=120πrad/s

Phương trình vuông pha giữa li độ và vận tốc: x2A2+v2ω2A2=1

Thay x = 0,8 cm.

0,822,52+v2(120π.2,5)2=1

v=±120π.2,510,822,52=±892,92cm/s

Mà tốc độ là độ lớn của vận tốc.

Vậy tốc độ của vật khi nó ở li độ 0,800 cm là 892,92 cm/s

Bài 1.12 trang 10 SBT Vật lí 11: Bánh xe trong mô hình động cơ đơn giản ở Hình 1.9 có bán kính A = 0,250 m. Khi pít-tông dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ bằng A và tần số góc ω = 12,0 rad/s thì bánh xe quay đều liên tục với tốc độ góc ω. Tại thời điểm t = 0, pít-tông đang ở vị trí x = A.

a) Viết các phương trình li độ, vận tốc và gia tốc của pít-tông.

b) Xác định vị trí, vận tốc và gia tốc của pít-tông tại thời điểm t = 1,15 s.

c) Tính quãng đường pít-tông di chuyển được trong thời gian bánh xe quay 120 vòng.

 (ảnh 7)

Lời giải:

a) Pít-tông

Phương trình li độ của pít-tông có dạng : x=Acos(ωt+φ)

Phương trình vận tốc của pít-tông có dạng : v=ωAsin(ωt+φ)

Phương trình gia tốc của pít-tông có dạng : a=ω2Acos(ωt+φ)

Khi t = 0, pít-tông đang ở vị trí A => pha ban đầu φ=0

Từ đề bài, biên độ A = 0,25 m, tần số góc ω=12rad/s

=> Phương trình li độ: x=0,25cos12t(m)

=> Phương trình vận tốc: v=3sin12t(m/s)

=> Phương trình gia tốc: a=36cos12t(m/s2)

b) Thời điểm t = 1,15 s.

Pít-tông ở:

- Vị trí: x=0,25cos(12.1,15)=0,0827m=2,27cm

- Vận tốc: v=3sin(12.1,15)=2,83m/s

- Gia tốc: x=36cos(12.1,15)=11,91m/s2

c) Khi bánh xe quay 120 vòng, pít-tông thực hiện được 120 chu kì dao động. Trong mỗi chu kì, pít-tông di chuyển quãng đường bằng 4A. Do đó, quãng đường pít-tông di chuyển trong 120 chu kì là:

s = 120.4A = 120 m.

Bài 1.13 trang 10 SBT Vật lí 11: Cho đồ thị li độ - thời gian của một vật dao động điều hòa như Hình 1.10. Xác định:

a) Biên độ, chu kì, tần số và tần số góc của dao động.

b) Vận tốc và gia tốc của vật tại các điểm A, B, C.

 (ảnh 8)

Lời giải:

a) Từ hình vẽ, vật dao động có:

Biên độ A = 0,2 cm;

Chu kì T = 0,4 s;

Tần số T=1f=10,4=2,5Hz;

Tần số góc ω=2πT=2π0,4=5πrad/s;

b) Xác định vận tốc, gia tốc của vật tại các điểm

Tại điểm A:

Li độ x = -0,1 cm

=> Gia tốc a=ω2x=(5π)2(0,1)=24,67cm/s2

Vận tốc: v=±ωA2x2=±5π0,22(0,1)2=±2,72cm/s

Theo đồ thị, vật đang di chuyển theo chiều âm của trục tọa độ => v < 0

=> Vận tốc: v = -2,72 cm/s

Tại điểm B:

Li độ x = -A = -0,2 cm

=> Vận tốc v = 0

=> Gia tốc a=ω2x=(5π)2(0,2)=249,35cm/s2

Tại điểm C:

Li độ x = 0, vật đang di chuyển theo chiều dương của trục tọa độ.

=> Vận tốc v > 0; v=ωA=5π.0,2=πcm/s

=> Gia tốc a = 0.

Bài 1.14 trang 11 SBT Vật lí 11: Cho đồ thị vận tốc – thời gian của một vật dao động điều hòa như Hình 1.11. Xác định:

a) Biên độ và tần số của dao động.

b) Vị trí và gia tốc của vật tại các thời điểm t = 10,0 s và t = 15,0 s.

 (ảnh 9) 

Lời giải:

a) Từ đồ thị, vật có chu kì T = 20 s, vận tốc vmax = 4 cm/s

=> Tần số góc của vật: ω=2πT=2π20=0,1πrad/s

=> Biên độ của vật: A=vmaxω=40,1π=12,73=cm

b) Tại thời điểm t = 10 s, từ đồ thị, ta có v = 0, vật chuẩn bị có vận tốc âm.

=> Vật đang ở vị trí biên dương.

=> Do đó, vật ở vị trí x = A = 12,73 cm ; gia tốc a=ω2A=1,25cm/s2

Tại thời điểm t = 15 s, từ đồ thị, ta có v = -4 cm/s = vmax nên vật đang ở VTCB, x = 0, a = 0.

Bài 1.15 trang 11 SBT Vật lí 11: Con lắc lò xo gồm lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và đầu kia gắn với một viên bi nhỏ. Con lắc này đang dao động điều hoà theo phương nằm ngang. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi luôn hướng

A. theo chiều chuyển động của viên bi.

B. về vị trí cân bằng của viên bi.

C. ngược chiều chuyển động của viên bi.

D. về vị trí biên.

Lời giải:

Đáp án: B. về vị trí cân bằng của viên bi.

Bài 1.16 trang 11 SBT Vật lí 11Tại một nơi xác định, chu kì của con lắc đơn tỉ lệ thuận với

A. căn bậc hai gia tốc trọng trường.

B. gia tốc trọng trường.

C. căn bậc hai chiều dài con lắc.

D. chiều dài con lắc.

Lời giải:

Đáp án: C. căn bậc hai chiều dài con lắc.

Bài 1.17 trang 12 SBT Vật lí 11: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k không đổi, dao động điều hoà. Nếu khối lượng m = 200 g thì chu kì dao động của con lắc là 2 s. Để chu kì con lắc là 1 s thì khối lượng m bằng

A. 200 g.

B. 100 g.

C. 50 g.

D. 800 g.

Lời giải:

T1T2=m1m2m2=m1(T1T2)2=200.2212=800g

Bài 1.18 trang 12 SBT Vật lí 11: Trong thực hành, để đo gia tốc trọng trường, một học sinh dùng con lắc đơn có chiều dài dây treo 80,00 cm. Khi cho con lắc dao động điều hoà, học sinh này thấy con lắc thực hiện được 20,00 dao động trong thời gian 36,00 s. Theo kết quả thí nghiệm trên, gia tốc trọng trường tại nơi học sinh làm thí nghiệm bằng

A. 9,847 cm/s2.

B. 9,874 cm/s2.

C. 9,748 cm/s2.

D. 9,783 cm/s2.

Lời giải:

Chu kì dao động của con lắc đơn này là:

T=3620=1,8s

Gia tốc trọng trường tại nơi con lắc đơn dao động là:

g=4π2lT2=4π2.0,81,82=9,748cm/s2

Đáp án: C. 9,748 cm/s2.

Bài 1.19 trang 12 SBT Vật lí 11: Thú nhún lò xo (Hình 1.12) là một loại đồ chơi của các em nhỏ. So sánh chu kì dao động của thú nhún nếu hai em bé có khối lượng khác nhau m1 > m2lần lượt ngồi lên con thú nhún này.

 (ảnh 10)

Lời giải:

Ta có: T=2πmk

Theo đề bài m1 > m2

=> T1 > T2

 Vì vậy, em bé có khối lượng lớn hơn ngồi lên thú nhún sẽ làm thú nhún dao động với chu kì dài hơn.

Bài 1.20 trang 12 SBT Vật lí 11: Các nhạc sĩ sử dụng máy gõ nhịp như trong Hình 1.13 để rèn luyện khả năng chơi nhạc theo một nhịp độ nhất định. Thanh gõ nhịp của máy có thể coi gần đúng là một con lắc đơn. Nếu muốn máy gõ nhịp nhanh hơn thì cần điều chỉnh đầu trượt của thanh lên cao hay xuống thấp? Giải thích vì sao.

 (ảnh 11)

Lời giải:

Theo đề bài, coi gần đúng thanh gõ nhịp là con lắc đơn nên chu kì của thanh gõ nhip được tính bằng công thức: T=2πlg

Để máy gõ nhịp nhanh hơn => T nhỏ đi => l giảm xuống => Cần điều chỉnh đầu trượt của thanh xuống thấp.

Như vậy, để mãy gõ nhịp nhanh hơn thì cần điều chỉnh đầu trượt của thanh xuống thấp.

Bài 1.21 trang 12 SBT Vật lí 11: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng ở nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/s2. Khi vật ở vị trí cân bằng, lò xo giãn một đoạn 2,5 cm. Tính chu kì dao động của con lắc lò xo này.

Lời giải:

Các lực tác dụng lên con lắc lò xo: Fdh;P.

Theo định luật II Newton, ta có:

Fdh+P=ma

Ở VTCB, gia tốc của vật bằng 0, lực đàn hồi ngược chiều với trọng lực

=>P=Fdh<=>mg=k|Δl0|<=>mk=|Δl0|g=2,5.1029,8=2,55.103

Chu kì của con lắc lò xo là: T=2πmk=2π2,55.103=0,32s

Bài 1.22 trang 12 SBT Vật lí 11: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng 0,500 kg mắc với lò xo nhẹ có độ cứng 70,0 N/m. Con lắc dao động với biên độ 4,00 cm. Tính tốc độ của vật khi qua vị trí cân bằng.

Lời giải:

Tần số góc của con lắc lò xo này là:

ω=km=700,5=11,83rad/s

Tốc độ của vật khi qua VTCB là:

vmax=ωA=11,83.4=47,3cm/s

Bài 1.23 trang 12 SBT Vật lí 11: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 1,2 m dao động điều hoà với biên độ 5,0 cm tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/s2 . Tính tốc độ và gia tốc của con lắc khi qua vị trí có li độ 2,5 cm.

Lời giải:

Tần số góc của con lắc đơn này là:

ω=gl=9,81,2=2,9rad/s

Khi vật có li độ 2,5 cm thì gia tốc a=ω2x=2,92.2,5=21cm/s2

Tốc độ của vật khi đó là:

|v|=ω2(A2x2)=2,92(522,52)=13cm/s

Bài 1.24 trang 12 SBT Vật lí 11: Trong các máy đo gia tốc thường có một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m, gắn với một cặp lò xo. Vật sẽ dao động điều hoà khi máy chuyển động có gia tốc. Một máy đo gia tốc gồm vật khối lượng 0,080 kg, gắn với cặp lò xo có độ cứng 4,0.103 N/m. Biên độ của vật khi dao động là 2,0 cm. Xác định:

a) Chu kì dao động của con lắc lò xo.

b) Gia tốc cực đại của vật.

Lời giải:

a) Chu kì dao động của con lắc lò xo là:

T=2πmk=2π0,084.103=0,028s

b) Gia tốc cực đại của vật là:

amax=ω2A=km.A=4,1030,08.2=105cm/s2

Bài 1.25 trang 13 SBT Vật lí 11: Một vật có khối lượng 0,250 kg được gắn vào lò xo nhẹ để dao động với biên độ 0,125 m trên mặt bàn nằm ngang không ma sát. Khi vật đi qua vị trí cân bằng, tốc độ của nó là 3,00 m/s.

a) Tìm độ cứng của lò xo.

b) Tìm tốc độ của vật khi nó ở vị trí có li độ x = A/2.

Lời giải:

a) Khi đi qua VTCB, vật có tốc độ là lớn nhất: |v|=vmax=ωA=3m/s

Tần số góc của vật là : ω=vmaxA=30,125=24rad/s

Độ cứng của lò xo là: k=mω2=0,25.242=144N/m

b) Tại vị trí có li độ x = A/2=0,0625 m, tốc độ của vật là:

|v|=ω2(A2x2)=242(0,12520,06252)=2,6m/s

Bài 1.26 trang 13 SBT Vật lí 11: Một con lắc đơn gồm vật nhỏ treo vào sợi dây có chiều dài l và dao động điều hoà tại nơi có gia tốc trọng trường 9,81 m/s2 . Đồ thị li độ – thời gian của vật được cho trong Hình 1.14. Xác định:

a) Biên độ và chu kì của dao động.

b) Chiều dài l của dây treo.

c) Vận tốc của vật tại thời điểm t = 2,00 s.

d) Gia tốc của vật tại thời điểm t = 3,00 s.

Lời giải:

a) Từ đồ thị, dễ thấy biên độ A = 2 cm và chu kì T = 4 s.

b) Có T=2πlg

l=gT24π2=9,81.424π2=3,98m

Vậy chiều dài l của dây treo là 3,98 m.

c) Tốc độ góc của vật là : ω=2πT=2π4=π2rad/s

Tại t = 2 s; vật ở VTCB, chiều chuyển động ngược chiều dương.

Vận tốc của vật: v=vmax=ωA=π2.2=πcm/s

d) Tại t = 3 s; vật ở vị trí biên âm.

Gia tốc của vật a=amax=ω2A=(π2)2.2=4,93cm/s2

Bài 1.27 trang 13 SBT Vật lí 11: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật có khối lượng m = 0,20 kg gắn vào lò xo nhẹ có độ cứng k. Trong quá trình vật dao động với chu kì 0,40 s, chiều dài của lò xo thay đổi trong khoảng lmin = 0,20 m đến lmax = 0,24 m. Gia tốc trọng trường tại nơi treo con lắc là 9,8 m/s2 . Xác định:

a) Biên độ của dao động.

b) Tốc độ cực đại và gia tốc cực đại của vật.

c) Chiều dài của lò xo khi chưa biến dạng.

d) Độ lớn lực đàn hồi của lò xo khi nó có chiều dài lớn nhất.

Lời giải:

a) Biên độ của dao động là : A=lmaxlmin2=0,240,202=0,02m

b) Tần số góc của vật là: ω=2πT=2π0,4=15,7rad/s

Tốc độ cực đại của vật là: vmax=ωA=15,7.0,02=0,3m/s

Gia tốc cực đại của vật là: amax=ω2A=15,72.0,02=5m/s2

c) Độ dãn của lò xo khi vật ở VTCB là: Δl0=mgk=gω2=9,815,72=0,04m

Chiều dài của lò xo khi chưa biến dạng là: l0=lmaxAΔl0=0,240,020,04=0,18m

d) Khi lò xo có chiều dài lớn nhất, độ biến dạng của nó là:

Δlmax=A+Δl0=0,02+0,04=0,06m

Độ cứng k của lò con lắc lò xo là: k=mω2=0,2.15,72=49,3N/m

Độ lớn lực đàn hồi lúc đó là: Fdh=kΔlmax=49,3.0,04=3N

Bài 1.28 trang 14 SBT Vật lí 11: Một con lắc đơn gồm vật nhỏ treo vào sợi dây có chiều dài 2,23 m tại nơi có gia tốc trọng trường g. Đồ thị vận tốc – thời gian của vật nhỏ khi con lắc dao động như ở Hình 1.15. Xác định:

a) Gia tốc trọng trường tại nơi treo con lắc.

b) Gia tốc cực đại của vật.

c) Li độ của vật tại thời điểm t = 2,00 s.

Lời giải:

a) Từ đồ thị, dễ thấy chu kì T = 3 s.

Gia tốc trọng trường tại nơi treo con lắc là: g=4π2lT2=4π22,2332=9,78m/s2

b) Tần số góc ω=2πT=2π3rad/s

Biên độ dao động của vật là: A=vmaxω=4.32π=1,91cm

Gia tốc cực đại của vật là: amax=ω2A=(2π3)2.1,91=8,38cm/s2

c) Tại thời điểm t = 2,00 s thì vận tốc v = -3,5 cm/s.

Li độ x=±A2v2ω2=±1,912(3,52π/3)2=±0,925cm

Tại t = 2 s, vật đang chuyển động nhanh dần theo chiều âm của trục tọa độ

=> Vật đi từ biên dương đến VTCB

=> x > 0

=> x = 0,925 cm

Bài 1.29 trang 14 SBT Vật lí 11: Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ nếu con lắc đơn của nó có chu kì 1,000 s, khi treo ở nơi có gia tốc trọng trường 9,800 m/s2.

a) Xác định chiều dài dây treo con lắc đơn của đồng hồ.

b) Khi được vận chuyển tới một địa phương khác, đồng hồ này chạy chậm 90,00 s mỗi ngày. Xác định gia tốc trọng trường tại nơi đó.

c) Để đồng hồ chạy đúng giờ tại địa phương mới này, người ta cần điều chỉnh lại chiều dài dây treo con lắc như thế nào?

Lời giải:

a) Chiều dài dây treo con lắc đơn của đồng hồ là: l=gT24π2=9,8.14π2=0,248m

b) Ở nơi ban đầu, con lắc đồng hồ dao động 86400 T trong 86400 s.

Ở nơi mới, con lắc đồng hồ dao động 86400 T’ trong 86400 + 90 = 86490 s.

TT=8640086490=960961

Mà T=2πlg;T=2πlg

gg=(TT)2g=g(TT)2=9,8.(960961)2=9,78m/s2

c) Để T’=T=1 s

2πlg=1l=g4π2=9,784π2=0,2477m

Để đồng hồ chạy đúng giờ tại địa phương mới này, người ta cần điều chỉnh lại chiều dài dây treo con lắc ngắn lại với chiều dài mới là 0,2477 m.

Bài 1.30 trang 14 SBT Vật lí 11: Một con lắc đơn gồm sợi dây có chiều dài 1,20 m và vật có khối lượng 0,500 kg. Treo con lắc tại nơi có gia tốc trọng trường 9,81 m/s2 . Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng sao cho sợi dây tạo với phương thẳng đứng một góc α0 rồi thả tay cho vật dao động không vận tốc đầu. Bỏ qua mọi lực cản. Tính tốc độ của vật khi nó qua vị trí cân bằng và độ lớn lực căng của dây treo khi đó trong trường hợp:

a) α0 = 8,00o.

b) α0 = 30,0o.

Lời giải:

a) Khi α0 = 8o < 10o, con lắc dao động với biên độ nhỏ, nên được coi gần đúng là dao động điều hòa với tần số góc là ω=gl=9,811,2=2,86rad/s

Biên độ của con lắc: A=lαo=1,2.8.π180=0,168m

Tốc độ của vật khi qua VTCB: vmax=ωA=2,86.0,168=0,48m/s

Ở VTCB, tổng hợp trọng lực và lực căng dây treo tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm:

TP=Fht=mvmax2lT=P+mvmax2lT=0,5.9,81+0,5.0,4821,2=5N

b) Khi góc α0 = 30o, dao động của con lắc đơn không phải dao động điều hoà. Chọn gốc thế năng hấp dẫn tại điểm O, áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho chuyển động của con lắc đơn ở môi trường không có lực cản.

WO=WA12mvmax2=mgl(1cosα0)vmax=2gl(1cosα0)=2gl(1cos30)=1,78m/s.

Lực căng dây:

T=P+mvmax2lT=0,5.9,81+0,5.1,7821,2=6,23N

A. tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo.

B. tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.

C. tỉ lệ với bình phương chu kì dao động.

D. tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi.

Lời giải:

Đáp án: B. tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.

Bài 1.32 trang 15 SBT Vật lí 11: Phát biểu nào sau đây sai? Cơ năng của vật dao động điều hoà

A. bằng thế năng khi vật ở vị trí biên.

B. bằng động năng khi vật ở vị trí cân bằng.

C. bằng động năng khi vật ở vị trí biên.

D. bằng tổng động năng và thế năng tại mọi vị trí.

Lời giải:

Cơ năng của vật dao động điều hòa: W=12kA2=12mvmax2=const

Đáp án: C. bằng động năng khi vật ở vị trí biên.

Bài 1.33 trang 15 SBT Vật lí 11: Treo quả cầu vào sợi dây mảnh không co giãn để tạo thành một con lắc đơn. Trong quá trình dao động điều hoà của con lắc đơn đó, có sự biến đổi qua lại giữa

A. động năng và thế năng đàn hồi.

B. thế năng đàn hồi và thế năng hấp dẫn.

C. thế năng đàn hồi và cơ năng.

D. động năng và thế năng hấp dẫn.

Lời giải:

Đáp án: D. động năng và thế năng hấp dẫn.

Bài 1.34 trang 15 SBT Vật lí 11: Một vật nhỏ khối lượng 0,10 kg dao động điều hoà theo phương trình x = 8,0cos10,0t (x tính bằng cm; t tính bằng s). Động năng cực đại của vật là

A. 32 mJ.

B. 16 mJ.

C. 64 mJ.

D. 28 mJ.

Lời giải:

Động năng cực đại của vật là 

Wdmax=12mvmax2=12mω2A2=120,1.102.0,082=32mJ

Đáp án: A. 32 mJ.

Bài 1.35 trang 15 SBT Vật lí 11: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng 0,20 kg gắn vào lò xo nhẹ có độ cứng 50,0 N/m. Tính cơ năng của con lắc khi nó dao động điều hoà với biên độ 4,0 cm.

Lời giải:

 Cơ năng của vật là : W=12kA2=1250.0,042=0,04J

Bài 1.36 trang 15 SBT Vật lí 11: Đồ thị Hình 1.16 biểu diễn sự thay đổi động năng theo li độ của một vật dao động điều hoà có chu kì 0,12 s. Xác định:

a) Khối lượng của vật.

b) Thế năng khi vật ở vị trí có li độ 1,0 cm.

c) Vị trí tại đó vật có động năng bằng thế năng.

Lời giải:

Tần số góc của vật là : ω=2πT=2π0,12=52,36rad/s

Từ đồ thị, dễ thấy A = 2 cm; Wdmax = 0,08 J.

a) Tốc độ cực đại của vật: vmax=ωA=52,36.0,02=1,047m/s

Khối lượng của vật là : m=2Wdmaxvmax2=2.0,081,0472=0,15kg

b) Tại x = 1 cm, Wd = 0,06 J

Thế năng của vật là: Wt = W – Wd = Wdmax – Wd = 0,08 – 0,06 J

c) Khi vật có Wd = nWt thì Wt=±Wn+1

12mω2x2=1n+1.12mω2A2x=±An+1

Với n = 1 thì x=±A2=±22=±1,4cm

Bài 1.37 trang 16 SBT Vật lí 11: Một con lắc lò xo dao động điều hoà với cơ năng 1,0 J. Biết rằng biên độ của vật dao động là 10,0 cm và tốc độ cực đại của vật là 1,2 m/s. Hãy xác định:

a) Khối lượng của vật gắn với lò xo.

b) Độ cứng của lò xo.

Lời giải:

a) Ta có W=Wdmax=12mvmax2m=2Wvmax2=2.11,22=1,4kg

b) Ta có W=Wtmax=12kA2k=2WA2=2.10,12=200N/m

Bài 1.38 trang 16 SBT Vật lí 11: Đồ thị Hình 1.17 mô tả sự thay đổi động năng của một vật dao động điều hoà có khối lượng 0,40 kg theo thời gian. Xác định:

a) Chu kì của dao động.

b) Tốc độ cực đại của vật.

c) Biên độ của dao động.

d) Gia tốc cực đại của vật dao động.

Lời giải:

a) Chu kì của năng lượng là Tw = 0,4 s

=> Chu kì của dao động là T = 2Tw = 2.4 = 0,8 s.

b) Ta có W=Wdmax=12mvmax2vmax=2Wm=2,0.160,4=0,28m/s

c) Tần số góc dao động: ω=2πT=2π0,8=7,9rad/s

Ta có vmax=ωAA=vmaxω=0,287,9=0,036m

d) Gia tốc cực đại của vật: amax=ω2A=7,92.0,036=2,25m/s2

Bài 1.39 trang 16 SBT Vật lí 11: Một con lắc lò xo dao động điều hoà trên mặt bàn nằm ngang không ma sát với tần số 2,0 Hz. Khối lượng của vật gắn với lò xo là 0,20 kg. Tại thời điểm ban đầu, vật ở vị trí có li độ 5,0 cm và vận tốc – 0,30 m/s.

a) Viết phương trình li độ của vật.

b) Xác định tốc độ cực đại và gia tốc cực đại của vật.

c) Tìm vị trí của vật tại thời điểm 0,40 s.

d) Tìm cơ năng dao động của con lắc.

e) Tìm các vị trí mà tại đó con lắc có động năng gấp 3 lần thế năng.

Lời giải:

a) Tần số góc: ω=2πf=2π.2=4πrad/s

Ta có hệ thức vuông pha giữa li độ và vận tốc:

x2A2+v2ω2A2=1

A=x2+v2ω2=52+(30)2(4π)2=5,54cm

Phương trình li độ của vật có dạng: x=Acos(ωt+φ)x=5,54cos(4πt+φ)

Tại t = 0, vật có vận tốc v < 0 => vật đang chuyển động ngược chiều dương

=> 0<φ<πrad

Tại t = 0, vật có li độ x = 5 cm, thay vào phương trình li độ, ta được:

5=5,54cosφcosφ=55,54φ=0,45

Vậy phương trình li độ của vật là: x=5,54cos(4πt+0,45)(cm)

b) Tốc độ cực đại của vật là: vmax=ωA=4π.5,54=69,62cm/s

Gia tốc cực đại của vật là: amax=ωA2=4π.5,542=385,68cm/s2

c) Thay t = 0,4 vào phương trình li độ:

x=5,54cos(4π.0,4+0,45)=3,83cm

Vậy tại thời điểm t = 0,4 s, vật ở vị trí li độ x = 3,83 cm.

d) Cơ năng dao động của con lắc là: W=12mvmax2=12.0,2.0,6962=0,048J

e) Từ đề bài, ta có:

Wd=3Wtx=±An+1=±5,543+1x=±2,77cm

Tại 4 vị trí tương ứng với li độ x=±2,77cm, con lắc có động năng gấp 3 lần thế năng.

Bài 1.40 trang 17 SBT Vật lí 11: Trong phân tử hydrochloric acid (HCl), nguyên tử clorine (Cl) và nguyên tử hydrogen (H) có thể được coi là kết nối với nhau giống như có một lò xo nối giữa chúng. Vì khối lượng của nguyên tử clorine lớn hơn nhiều so với khối lượng của nguyên tử hydrogen nên có thể coi gần đúng là nguyên tử clorine đứng yên còn nguyên tử hydrogen dao động điều hòa quanh một vị trí cân bằng.

Hình 1.18 biểu diễn thế năng tương tác giữa hai nguyên tử trong phân tử HCl. Dựa vào đồ thị hãy xác định tần số dao động của nguyên tử hydrogen. Biết rằng khối lượng của nguyên tử hydrogen là 1,67.10–27 kg.

Lời giải:

Biên độ dao động của nguyên tử H là: A=0,170,092=0,04nm

Cơ năng của nguyên tử H là: W=Wtmax=12kA2=4.1019J

k=2WtmaxA2=2.4.1019(0,04.109)2=500N/m

=> Tần số f của nguyên tử H là: f=12πkm=12π5001,67.1027=8,7.1013Hz

Bài 1.41 trang 17 SBT Vật lí 11: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng 0,500 kg gắn vào đầu tự do của một lò xo nhẹ có độ cứng 20,0 N/m. Con lắc dao động theo phương nằm ngang với biên độ 4,00 cm.

a) Tính tốc độ cực đại của vật dao động.

b) Tính cơ năng dao động của con lắc.

c) Tính động năng và tốc độ của vật khi nó ở vị trí có li độ 2,00 cm.

Lời giải:

Tần số góc ω=km=200,5=6,32rad/s

a) Tốc độ cực đại của vật dao động là: vmax=ωA=6,32.4=25,3cm/s

b) Cơ năng dao động của con lắc là: W=Wtmax=12kA2=12.20.0,042=0,016J

c) Khi vật ở vị trí li độ 2,00 cm:

Tốc độ của vật là: |v|=ωA2x2=6,324222=21,9cm/s

Động năng của vật là: Wd=12mv2=12.0,5.0,2192=0,012J

Bài 1.42 trang 17 SBT Vật lí 11: Hình 1.19 là đồ thị vận tốc – thời gian của một con lắc đơn dao động điều hoà với cơ năng 9,6 mJ. Hãy xác định:

a) Khối lượng của vật nhỏ.

b) Biên độ của dao động.

c) Li độ của con lắc tại thời điểm 1,5 s.

Lời giải:

a) Khối lượng của vật là:  m=2Wdmaxvmax2=2.9,6.1030,42=0,12kg

b) Từ đồ thị, chu kì của vật là T = 4 s.

Tần số góc của vật là: ω=2πT=2π4=π2rad/s

Độ cứng k của vật là: k=mω2=0,12.(π2)2=0,3N/m

Biên độ của dao động là: A=2Wtmaxk=2.9,6.1030,3=0,25m

c) Từ đồ thị, dễ thấy tại t = 1,5 s, vật có vận tốc v = 0,28 m/s và tăng dần lên vmax.

=> Vật đang chuyển động theo chiều dương và x < 0.

Li độ của con lắc tại thời điểm 1,5 s:

x=-A2-v2ω2=-0,252-0,282(π2)2=-0,18m

Bài 1.43 trang 17 SBT Vật lí 11: Hình 1.20 là đồ thị gia tốc – thời gian của một vật có khối lượng 0,15 kg đang dao động điều hoà. Hãy xác định:

a) Biên độ của dao động.

b) Vận tốc của vật tại thời điểm t = 1,0 s.

c) Động năng cực đại của vật.

d) Thế năng và vị trí của vật tại thời điểm t = 2,0 s.

Lời giải:

a) Từ đồ thị, ta thấy gia tốc cực đại amax = 0,48 m/s2 và chu kì T = 2 s.

Tần số góc của vật: ω=2πT=2π2=πrad/s

Mà amax=ω2A

Biên độ dao động của vật là: A=amaxω2=0,48π2=0,049m

b) Vận tốc của vật tại thời điểm t = 1,0 s.

Khi t = 1 s, a=amax=ω2A

=> Li độ x = -A, vật chuẩn bị chuyển động theo chiều dương.

=> Vận tốc v = 0, vận tốc chuẩn bị dương.

c) Tốc độ cực đại của vật là: vmax=ωA=amaxω=0,48π=0,153m/s

Động năng cực đại của vật là: Wdmax=12mvmax2=120,15.0,1532=1,8.103J

d) Thế năng và vị trí của vật tại thời điểm t = 2,0 s.

Tại t = 2 s, a = - amax => x = A = 0,049 m.

Thế năng của vật lúc này là:  Wt=Wtmax=Wdmax=1,8.103J

Bài 1.44 trang 18 SBT Vật lí 11: Khi nói về dao động tắt dần, phát biểu nào dưới đây là không đúng?

A. Biên độ giảm dần theo thời gian.

B. Cơ năng dao động không thay đổi.

C. Tác dụng của lực cản môi trường là nguyên nhân chính làm cho dao động tắt dần.

D. Sự tắt dần của dao động diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ năng ban đầu của dao động và lực cản của môi trường.

Lời giải:

Đáp án: B. Cơ năng dao động không thay đổi.

Bài 1.45 trang 18 SBT Vật lí 11: Dao động của quả lắc đồng hồ không tắt dần là vì

A. lực cản tác dụng lên quả lắc không đáng kể.

B. quả lắc có khối lượng lớn nên cơ năng dao động lớn, vì vậy sự tắt dần xảy ra rất chậm nên không phát hiện ra dao động của nó tắt dần.

C. trong đồng hồ có một nguồn năng lượng dự trữ, năng lượng mất đi sau mỗi chu kì dao động được bù lại từ nguồn năng lượng dự trữ này.

D. trọng lực luôn thực hiện công lên quả lắc trong suốt quá trình nó dao động.

Lời giải:

Đáp án: C. trong đồng hồ có một nguồn năng lượng dự trữ, năng lượng mất đi sau mỗi chu kì dao động được bù lại từ nguồn năng lượng dự trữ này.

Bài 1.46 trang 18 SBT Vật lí 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về dao động cưỡng bức?

A. Biên độ của dao động cưỡng bức không đổi.

B. Tần số của dao động bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

C. Tần số ngoại lực càng lớn thì biên độ của dao động càng lớn.

D. Với một tần số ngoại lực xác định, biên độ ngoại lực càng lớn thì biên độ của dao động càng lớn.

Lời giải:

Đáp án: C. Tần số ngoại lực càng lớn thì biên độ của dao động càng lớn.

Bài 1.47 trang 19 SBT Vật lí 11: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dao động của quả lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.

B. Dao động cưỡng bức đang xảy ra cộng hưởng, nếu lực cản của môi trường tác dụng lên vật dao động giảm thì biên độ dao động cũng giảm.

C. Hiện tượng cộng hưởng trong dao động cưỡng bức luôn có hại.

D. Dao động cưỡng bức lúc ổn định, tốc độ cung cấp năng lượng của ngoại lực bằng tốc độ mất năng lượng của dao động.

Lời giải:

Đáp án: D. Dao động cưỡng bức lúc ổn định, tốc độ cung cấp năng lượng của ngoại lực bằng tốc độ mất năng lượng của dao động.

Bài 1.48 trang 19 SBT Vật lí 11: Một con lắc lò xo có chu kì dao động riêng T0 = 1 s. Tác dụng các lực cưỡng bức biến đổi tuần hoàn theo phương trùng với trục của lò xo. Lực cưỡng bức nào dưới đây làm cho con lắc dao động mạnh nhất?

A. F = 3F0cosπt.

B. F = F0cos2πt.

C. F = 3F0cos2πt.

D. F = 2F0cosπt.

Lời giải:

Đáp án: C. F = 3F0cos2πt.

Bài 1.49 trang 19 SBT Vật lí 11: Một con lắc lò xo nằm ngang, lò xo có khối lượng không đáng kể và có độ cứng k = 100,0 N/m. Vật nhỏ m có khối lượng 0,20 kg. Tác dụng vào vật m một ngoại lực F = F0cos(2πft) với F0 không đổi còn f thay đổi được và có phương trùng với trục của lò xo. Tìm f để biên độ dao động của vật m lớn nhất. Bỏ qua sức cản tác dụng lên vật.

Lời giải:

Biên độ dao động của vật m lớn nhất khi xảy ra cộng hưởng:

f=f0=12πkm=12π1000,2=3,6Hz

Bài 1.50 trang 19 SBT Vật lí 11: Một con lắc lò xo treo trên trần của toa tàu ngay vị trí phía trên trục bánh xe. Biết chiều dài mỗi thanh ray là L = 12 m và khi tàu chạy thẳng đều với tốc độ v = 20,0 m/s thì vật m gắn ở đầu dưới của lò xo dao động với biên độ lớn nhất. Tìm chu kì dao động riêng T0 của con lắc.

Lời giải:

Mỗi lần đi hết một thanh ray và chuyển sang thanh ray khác, toa tàu hạ xuống và nâng lên dưới tác dụng của trọng lực, từ đó tạo thành ngoại lực tác dụng vào vật m.

=> Thời gian đi hết một thanh ray là chu kì của ngoại lực tác dụng lên vật m.

Vật m dao động với biên độ lớn nhất.

=> Đang xảy ra hiện tượng cộng hưởng.

=> Chu kì dao động riêng của con lắc là: T=T0=Lv=1220=0,6s

Bài 1.51 trang 19 SBT Vật lí 11: Nêu một số ví dụ thực tế về dao động tắt dần. Trong ví dụ đã nêu, dao động tắt dần là có lợi hay có hại?

Lời giải:

Một số gợi ý:

– Xe chạy trên cầu, đã tác động làm cầu dao động. Khi xe vượt qua cầu, dao động của cầu sẽ tắt dần. Sự tắt dần dao động của cầu trong trường hợp này là có lợi.

– Khi em bé chơi xích đu, nếu không có lực đẩy liên tục, xích đu sẽ dao động tắt dần. Sự tắt dần dao động của xích đu trong trường hợp này là có hại.

– Do tác dụng của bộ phận giảm xóc, dao động của xe máy và người ngồi trên xe sau khi xe đi qua chỗ xóc bị tắt dần. Dao động tắt dần này là có lợi, giúp giảm sự khó chịu cho người ngồi trên xe.

Bài 1.52 trang 19 SBT Vật lí 11: Nêu một số ví dụ về dao động cưỡng bức xảy ra cộng hưởng trong một thiết bị khi đang vận hành tại gia đình.

Lời giải:

Khi máy giặt làm việc ở chế độ vắt, lồng giặt quay rất nhanh đã tác dụng một
lực tuần hoàn lên vỏ máy. Nếu tần số quay của lồng giặt bằng tần số dao động riêng của vỏ máy thì máy giặt sẽ rung lắc rất mạnh.

Bài 1.53 trang 19 SBT Vật lí 11: Một chiếc thuyền đang dao động bởi những con sóng xô mạn thuyền. Dao động của thuyền có phải là dao động cưỡng bức không?

Lời giải:

Dao động của thuyền là một dao động cưỡng bức.

Bài 1.54 trang 19 SBT Vật lí 11: Hãy tìm hiểu về cấu tạo của giảm xóc xe máy và cho biết vì sao khi xe máy đi qua chỗ xóc thì dao động của hệ người đi và xe tắt rất nhanh (cỡ không quá nửa chu kì).

Lời giải:

Cấu tạo chính của bộ phận giảm xóc xe máy gồm hai phần:

– Lò xo gắn giữa khung xe và trục bánh xe.

– Pít-tông chuyển động trong xi lanh dầu.

Khi xe qua chỗ xóc, lò xo nén, dãn đàn hồi làm cho khung xe dao động lên xuống.

Khi đó, pít-tông dao động trong xi lanh dầu. Lực ma sát lớn trong dầu làm cho dao động của pít-tông tắt dần rất nhanh nên dao động của khung xe cũng tắt dần theo.

Bài 1.55 trang 20 SBT Vật lí 11: Trong lịch sử có những trận động đất đã phá hủy các nhịp cầu của đường cao tốc trên cao. Thực tế đã xảy ra là nhịp cầu ngang qua những nơi quan trọng được gia cố cẩn thận hơn thì bị sập; những nhịp cầu khác lại đứng vững. Bằng hiểu biết của mình, em hãy dự đoán những nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên và bài học rút ra khi xây dựng cầu.

Lời giải:

Nếu tần số rung lắc của mặt đất khi xảy ra động đất bằng với tần số dao động riêng của nhịp cầu thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng làm cho nhịp cầu rung lắc rất mạnh. Khi xây dựng các công trình như cầu, toà nhà cao tầng tại một vị trí, cần nghiên cứu điều kiện địa chất nơi đó (lịch sử từng xảy ra động đất, khoảng tần số rung chấn…) để thiết kế các công trình có tần số riêng khác xa với khoảng tần số rung chấn.

Một giải pháp khác là khi xây dựng các công trình ở các khu vực thường xuyên xảy ra động đất, cần có hệ thống hấp thụ năng lượng dao động khi các công trình rung lắc do địa chấn. Khi đó, các dao động sau địa chấn sẽ tắt nhanh và giảm nguy cơ sập đổ.

Bài 1.56 trang 20 SBT Vật lí 11: Tháng 4 năm 1983, một lữ đoàn lính diễu hành bước đều qua cầu treo Broughton của Anh. Theo các ghi chép vào thời điểm đó, cây cầu đã bị phá hủy làm nhiều người rơi xuống nước. Hãy cho biết lí do gây ra tai nạn trên và cách phòng tránh sự cố tái diễn.

Lời giải:

Tần số nhịp bước chân của đoàn quân trùng với tần số dao động riêng của cầu
làm xảy ra hiện tượng cộng hưởng.

Cách phòng tránh: Không hành quân bước đều khi đi qua cầu.

Bài 1.57 trang 20 SBT Vật lí 11: Vào năm 2007, một hiện tượng gây hoảng loạn cho người dân ở một toà nhà 14 tầng tại Hà Nội. Sàn của các phòng rung chuyển làm đĩa, cốc trên bàn dịch chuyển rơi vỡ ở một số căn nhà. Nguyên nhân sau đó được tìm ra là ở gần đó có một máy đầm đất đang thi công (Hình 1.21). Hãy giải thích tại sao một máy đầm đất nhỏ mà có thể làm rung chuyển các sàn nhà của một toà chung cư hàng ngàn tấn.

Lời giải:

Tần số của máy đầm đất bằng tần số riêng của toà nhà làm xảy ra cộng hưởng.

Bài 1.58 trang 20 SBT Vật lí 11: Một người đi bộ mỗi bước dài ΔS = 0,4 m. Người này xách một xô nước rồi bước đi đều. Biết chu kì dao động riêng của nước trong xô là 0,5 s. Người này đi với tốc độ bằng bao nhiêu thì nước trong xô sóng sánh mạnh nhất?

Lời giải:

Nước trong xô sóng sánh mạnh nhất khi xảy ra cộng hưởng, chu kì dao động riêng của nước bằng chu kì nhịp bước chân của người.

T=ΔSv=Tov=0,40,5=0,8m/s

Bài 1.59 trang 20 SBT Vật lí 11: Quả lắc của đồng hồ cổ treo tường có tác dụng vận hành cho đồng hồ chạy đúng giờ (Hình 1.22). Cứ sau mỗi chu kì dao động của quả lắc, do sức cản và việc vận hành hệ thống bánh răng để các kim đồng hồ chạy nên nó tiêu hao một năng lượng là ∆E = 0,100 mJ. Năng lượng này được lấy từ một quả tạ có trọng lượng P = 50,0 N treo trong hoặc ngoài đồng hồ.

a) Vì sao sau một thời gian dài đồng hồ chạy thì quả tạ bị hạ thấp xuống và ta lại phải đưa nó lên cao.

b) Nếu chạy trong thời gian t = 10,0 ngày thì quả tạ sẽ giảm độ cao bao nhiêu mét? Biết trong N = 30,0 chu kì dao động của quả lắc thì kim giây chuyển động được một vòng.

Lời giải:

a) Quả tạ dự trữ năng lượng dưới dạng thế năng trọng trường. Mỗi chu kì dao động, thế năng này giảm dần để bù cho phần năng lượng tiêu hao của quả lắc và hệ thống bánh răng. Do đó, độ cao quả tạ giảm dần.

b) Mỗi phút, kim dây chuyển động 1 vòng và con lắc đồng hồ thực hiện N = 30 chu kì.

⇒ Số chu kì con lắc thực hiện trong 10 ngày là: 10.24.60.30=432000T

⇒ Tổng năng lượng tiêu hao trong 10 ngày là: E=432000.0,1.103=43,2J

Năng lượng này bằng độ giảm thế năng trọng trường của quả tạ, do đó, độ cao quả tạ bị giảm một đoạn: Δh=EP=43,250=0,864m

Xem thêm lời giải SBT Vật lí 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chủ đề 2: Sóng

Chủ đề 3: Trường điện

Chủ đề 4: Dòng điện, mạch điện

Đánh giá

0

0 đánh giá